Halloween nghĩa là gì

Halloween là lễ hội diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch. Lễ hội Halloween bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31/10 và kéo dài cho tới 12 giờ đêm. 

Tên gọi Halloween: Halloween có tên gốc là All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. “Hallow” là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “thánh” và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay. Như vậy lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giờ đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi.

Nguồn gốc ngày Halloween: Halloween nay có thể được nhìn nhận như một truyền thống đặc trưng của Bắc Mỹ, nhưng nó chính thực có nguồn gốc từ người Celtic thời tiền Cơ đốc giáo tại châu Âu. Họ gọi tập tục này là Samhain, đêm khi thế giới của những người đang sống và người đã chết đến với nhau, để bảo vệ lẫn nhau trước ác quỷ. Người ta choàng lên người đầu và da của súc vật, để thức ăn ở ngoài cửa nhà mình. Chính người Ireland đã đưa tập tục này tới Bắc Mỹ vào thế kỷ thứ 19. Nhưng Halloween như chúng ta biết ngày nay, với những quả bí đỏ được khoét thủng, những bộ xương người và trò trick - or - treat tức xin cho quà nếu không sẽ bị làm trò, tất cả những cái đó chỉ bắt đầu phát triển sau Đại chiến Thế giới thứ nhất. Ngày nay, đêm Halloween 31/10, theo truyền thống tại nhiều nước, trẻ em và đôi khi cả người lớn giả trang thành ma hay phù thủy, cầm đèn lồng làm bằng quả bí đỏ gõ cửa nhà này sang nhà khác để đòi quà, thường chỉ là kẹo.

Trick – or – Treat: Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Druids cho rằng người chết sẽ tìm đến lừa, gây hoang mang, lo sợ và phá hoại con người. Những hồn ma đi lại ăn xin và đến nhà nào, gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng. Chính vì thế, trong tuần lễ Halloween, trẻ em phương Tây rất hứng thú với trò "gõ cửa xin ăn" này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu "trick-or-treat". Trò chơi "Trick Or Treat". "Trick" nguyên ngĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma ngịch ngợm, "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỉ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi." Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón [treat] chúng bằng kẹo và trái cây [theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong] 

Đốt lửa: Trong ngày lễ Halloween, người ta đốt lửa với hi vọng mặt trời sẽ ngày lại ngày chiếu sáng và lưu lại trong thời gian lâu hơn, giúp cho mùa màng bội thu. Những đống lửa này thu hút nhiều muỗi, cú và dơi - những động vật cấu thành sự tích đêm các Thánh, và cũng là ánh sáng giúp con người tránh xa các linh hồn quỉ dữ. Đốt lửa cũng là một cách khuyến khích các tiên nữ ra khỏi những nấm mồ và đi dạo cùng người sống. Rất nhiều người tin rằng đó là lí do tại sao người ta thích mặc theo lối giả trang trong lễ Halloween, nó khiến mỗi người được sống bằng con người khác, không còn là bản thân họ nữa. Những bộ trang phục và mặt nạ sẽ làm cho các linh hồn quỉ dữ nhầm lẫn, hoặc góp phần xua đuổi chúng. 

Lễ hội hóa trang: Đây là phong tục phổ biến nhất vào Halloween, đặc biệt là đối với trẻ em. Trang phục thường gặp là những bộ quần áo hóa trang phù thủy, ma quỷ, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng hoặc những sinh vật siêu nhiên khác…

Đớp táo: Khi người Celtic bị người La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó cũng du nhập vào đất Celtic, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma. Vị thần này thường "ẩn náu" trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội Samhain.
Có rất nhiều hình thức chơi liên quan đến táo trong đêm Halloween, phổ biến nhất là hình thức thi nhau lấy được thật nhiều quả táo trong thau nước, hoặc thi gọt vỏ táo, vỏ táo càng dài thì càng sống lâu…Phong tục lấy táo vào đêm các Thánh không phải là trò chơi mà thực ra là một nghi lễ lấy may. Người nào càng lấy được nhiều táo, người đó càng gặp nhiều may mắn trong năm tới. Thiếu nữ nào túm được quả táo, chắc chắn cô ấy sẽ kết hôn năm đó. 
Một trò chơi khác cũng rất phổ biến, người ta treo mật đường hoặc sirô đặc, sệt, rất dính bằng một sợi dây thừng. Người chơi sẽ phải ăn chúng mà không dùng đến hai tay, trong khi đó những người còn lại giữ cố định sợi dây, đây là một trò chơi mà chắc chắn sẽ làm mặt bạn dính bẩn, nhưng bù lại là cực kì vui.

 

Một vài trò chơi khác trong lễ Halloween mang tính chất bói toán.Một trò chơi xuất xứ từ Ireland, người bị bịp mắt sẽ ngồi trước một cái bàn đã chuẩn bị sẵn những chiếc đĩa. Đĩa sẽ bị xáo trộn và người chơi sẽ chọn một chiếc đĩa bằng cảm giác của mình. Vật chứa trong chiếc đĩa sẽ chỉ ra tương lai của người chơi. Tuy nhiên chỉ là bói cho vui mà thôi! Thậm chí trong dịp halloween nhiều phụ nữ cho rằng nếu họ ngồi trong phòng tối và nhìn chăm chú vào gương thì gương mặt người chồng tương lai của họ sẽ xuất hiện.
Ngoài ra vào ngày này mọi người thường kể cho nhau nghe những câu chuyện ma, xem phim ma hoặc những bộ phim kinh dị. Nhà ma cũng là địa điểm hấp dẫn cho nhiều người.

Biểu tượng Haloween  : Biểu tượng chính của Halloween là chiếc đèn lồng bí rợ [bí ngô, bí đỏ] của chàng Jack. Truyền thuyết kể rằng, Jack là một chàng thiếu niên tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì, lại từng chơi đùa với ma quỷ. Khi Jack chết, linh hồn cậu không được phép vào Thiên Đàng hay xuống Địa ngục. Vì vậy Jack phải lang thang với chiếc đèn lồng bí rợ [bí ngô, bí đỏ]. Các biểu tượng phụ của Halloween là phù thủy, ma quỷ và mèo đen. Vì sao quả bí ngô lại được tỉa theo hình mặt người cười toét miệng? Theo truyền thuyết của người Ireland thì xưa có một anh chàng biệt danh là Jack Hà Tiện. Một hôm anh chàng Jack này mời quỉ đi uống rượu. Nhưng Jack Hà Tiện lại không muốn trả tiền rượu, nên chàng ta bèn dụ dỗ con quỉ hãy hóa phép tự biến thành thành đồng tiền để Jack hà tiện mua rượu cùng nhậu cho vui. Khi quỉ nghe bùi tai biền thành đồng tiền thì Jack nhặt ngay lấy bỏ vào túi áo trong đó có sẵn một thánh giá bằng bạc khiến quỉ không thể trở lại nguyên hình quỉ được nữa. Nhưng rồi sau Jack đã giải phóng cho quỉ với điều kiện là quỉ không được quấy nhiễu Jack trong suốt 1 năm, và nếu Jack chết, quỉ cũng không được thu linh hồn của Jack. Cho đến năm sau Jack lại đánh lừa được quỉ để quỉ leo lên cây cao hái quả. Trong lúc quỉ còn đương loay hoay trên cây thì Jack khắc ngay một thánh giá vào thân cây, thế là quỉ sợ không dám leo xuống cho đến khi quỉ hứa không được quấy nhiễu Jack thêm 10 năm nữa rồi Jack mới bóc chỗ vỏ cây có khắc thánh giá đi. Chẳng bao lâu sau đó thì anh chàng Jack Hà Tiện qua đời. Hồn ma của Jack đến gõ cửa thiên đường nhưng thượng đế không nhận cho một kẻ tinh ranh láu cá như vậy lên cõi trời. Xuống địa ngục thì gặp quỉ bị lừa khi trước còn tức tối nên Jack muốn vào địa ngục cũng không xong. Tuy nhiên giữ lời hứa không bắt hồn Jack, quỉ đuổi Jack đi và chỉ cho Jack một cục than hồng để mà dò dường trong đêm tối. Jack Hà Tiện bỏ cục than cháy đỏ vào trong một củ cải tròn khoét ruột làm đèn và từ đó cứ luẩn quẩn khắp cõi dương gian. Người Ireland gọi là Jack of the Lantern, tức là Jack lồng đèn, và sau biến thành Jack-O'Lantern. Người Ireland khoét ruột củ cải tròn hoặc củ khoai tây theo hình mặt người cười láu cá như vậy đem bày ở bệ cửa sổ hay gần cửa ra vào để xua đuổi những hồn ma vất vưởng như Jack Hà Tiện khỏi xâm nhập vào gia cư của họ. Khi những di dân từ Ireland và Anh quốc tới Hoa Kỳ, họ thấy rằng quả bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ, một thổ sản phong phú ở vùng đất mới, là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack-O'Lantern. Quả bí đỏ, xưa nay vẫn tượng trưng cho sự phong phú của mùa màng miền bắc Mỹ, được trồng rất nhiều tại Hoa Kỳ. Hàng năm vào trước lễ Halloween mấy tuần, các nông gia mở hội thi xem ai trồng được quả bí to nhất. Quả bí khổng lồ từng phá kỷ lục thế giới nặng hơn 536kg, cao gần 1 mét và chu vi gần 4 mét rưỡi. Ngày nay, với trái bí ngô màu vàng quen thuộc của lễ Halloween, các loài động vật từ hổ, báo, gấu cho đến hà mã, khỉ, vẹt đều thể hiện những giây phút hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu của mình.

Những món ăn rùng rợn: Theo truyền thống, lễ hội là thời điểm mà những người ngoại giáo tích trữ nguyên vật liệu và giết mổ vật nuôi để dự trữ trong mùa đông. Người Gaelic tin rằng vào ngày 31 tháng 10, bây giờ được biết đến là lễ Halloween, là thời điểm ranh giới giữa sự sống và cái chết biến mất và cái chết trở nên nguy hiểm cho sự sống do những nguyên nhân như bệnh tật hoặc phá hoại mùa màng. Các lễ hội thường có liên quan đến lửa ăn mừng, khi đó thì xương của các con vật nuôi bị giết thịt được ném đi. 

Trang phục hoá trang và mặt nạ cũng được mặc trong lễ hội nhằm cố gắng bắt chước các linh hồn quỷ dữ hay làm xoa dịu chúng. Và cùng với những trang phục ghê rợn đó là những món ăn cũng không kém phần ghê rợn trong bữa ăn dành cho gia đình mình mà có hình dạng dường như thường ngày chỉ dành cho ma quỷ ăn. Những món ăn đặc trưng của ngày Halloween là món súp bí, trẻ con thì mê mẩn Bánh Halloween, Bánh quy Halloween vì hình dáng ngộ nghĩnh và màu sắc rực rỡ… 

Tuy nhiên, các món ăn trong ngày Hallowen cũng được làm rất sáng tạo để không khí tiệc trở nên thật rùng rợn. Từ những món ăn ngọt các loại bánh đến các loại đồ ăn mặn đều được người ta sáng tạo theo những phong cách quái dị nhất mà không phải ai cũng dám ăn.

Đơn giản bạn có thể mua xúc xích về, sau đó rửa sạch vây cá cắm ở đầu của cây xúc xích để tạo ra một món ăn như những ngón tay của con người thật. Hay Bánh sô-cô-la nhân kem cắt hình ma trơi. Những ống máu ma cà rồng được làm từ nước bí rợ đặt trong lồng gỉ sắt. Hay từ xúc xích và bột mì, người ta có thể làm hình một xác ướp bằng cách bạn cán bột mì mỏng và quấn quanh những cây xúc xích bớt lại phần đầu để làm mặt. Dùng sô cô la hay dùng những hạt đỗ đen để làm mắt.

Để thêm rùng rợn hơn cũng từ bột mì, có thể nặn bột thành những cái xương người sau đó đem chiên vàng. Thay vì dùng bột mì, có thể cắt khoai tây thành hình chiếc xương người hay dùng dao nhọn khoét lỗ thành hình người rồi đem chiên đến khi vàng. Hoặc người ta dùng bột mì nhào kỹ sau đó viên thành những viên nhỏ có chiều dài khoảng 30 cm sau đó phần dưới bóp nhẹ từng phần tạo phần ngón tay. Còn phần trên nặn thành hình móng tay hoặc có thể dùng hạt dưa cắm lên đầu ngón tay để làm móng nhưng không phải ai cũng dám ăn.

Ý nghĩa của ngày Halloween: Đối với các xã hội Âu, Mỹ ngày Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hàng năm cho trẻ em và cả người lớn. Nhưng ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa của nó. Thông qua hành động và cuộc đời của Jack, bài học cuộc sống mà những người trẻ tuổi cần rút ra là: Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt, phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn, không nên lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi…

Ý nghĩa giáo dục: Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là: “Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt; Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn”. Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi. Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng. Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.

Ý Nghĩa nhân bản: Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack? Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối! Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween. Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la...

Tính chất thương mại: Điều chắc chắn Halloween là rất phổ biến trên thế giới và tầm quan trọng thương mại của nó đã gia tăng trong những năm gần đây. Tại Anh chẳng hạn, trò xin quaà tặng nếu không sẽ bị làm trò thực sự chỉ được biết đến vào những năm 80. Tại châu Mỹ La tinh, toàn bộ tập tục này là một sự nhập khẩu trong thời gian gần đây thôi. Những tập quán phương Tây khác, như gửi thiệp cho người yêu vào ngày Valentine, ngày tình yêu, cũng đã phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Sự lan rộng của những tập quán như vậy thường gây ra những bất thường và khó xử: như người Úc và người Chile biết rất rõ nó thật không hợp chút nào khi ăn mừng Giáng sinh với tuyết giả và hươu giả vào cao điểm mùa hè tại đây nhưng họ vẫn làm. Có những bằng chứng là mặc dù người ta tiếp nhận các truyền thống văn hóa chủ yếu là phương Tây thì họ cũng bám giữ những truyền thống riêng của mình. Brazil có lễ hội giả trang, Ấn Độ có lễ Diwali, người Hoa có Tết âm lịch. Một xu thế dường như toàn cầu tại thế giới hiện đại là tất cả những lễ hội như vậy ngày càng trở nên có tính thương mại, một dịp để thuyết phục người tiêu dùng mua quà và thức ăn, gửi thiệp và ăn mặc đẹp. Đây là một xu hướng mà nhiều tầng lớp trên khắp thế giới đều rất rầu lòng nhưng họ dường như chỉ biết bó tay mà không thể làm gì ngăn chặn được.

Halloween ở các nước trên thế giới: Ngoài những ý nghĩa tôn giáo như các lễ hội của nhiều nơi trên thế song tại mỗi nước châu Âu lễ hội Hóa Lộ Quỉ lại có những đặc trưng riêng biệt do lịch sử, văn hoá của từng nước. Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland, Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc và New Zealand. Nó được người Celt ở Anh, Pháp, Ireland tổ chức để tạ ơn sau mùa thu hoạch. Người Ireland, Scotland, Wales cùng những người nhập cư khác đã mang phiên bản của lễ hội này tới vùng Bắc Mỹ thế kỷ 19. Tại Nhật Bản: Nhật Bản không tổ chức Halloween theo kiểu Mỹ. Mặc dù hầu hết ngươi dân ở đây đều biết chút ít về lễ Halloween tại Mỹ, biết về lễ hội hóa trang, quả bí ma và trò "trick or treat"… Người Nhật đón chào lễ hội Obon [còn được gọi là "Matsuri" hoặc "Uarbon" – phát âm như "oh bone"]. Lễ hội này tương tự như Halloween ở chỗ nó dành cho các linh hồn của người đã khuất. Thức ăn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đèn lồng đỏ được treo khắp nơi. Người ta còn thắp nến trong các lồng đèn nhỏ và thả trôi trên các dòng sông. Lễ hội Obon thường được tổ chức vào tháng bảy hoặc tháng tám.

Tại Việt Nam: Halloween giờ đây đã không còn là một cụm từ làm "nổi da gà" các bạn trẻ Việt Nam mà nó thực sự trở thành một lễ hội hóa trang đặc biệt được mong đợi nhất trong năm. Trong những ngày đón lễ hội Halloween, nhiều cửa hàng trên những tuyến đường Hà Nội và Tp. HCM bày bán nhiều đồ hóa trang phục vụ Halloween. Những món đồ độc và ấn tượng như quan tài, áo ma, bộ khung xương người… Nhiều người kỳ công hơn còn đặt may những phục trang kinh dị hay đặt thiết kế những mẫu mặt nạ độc.

Video liên quan

Chủ Đề