Hai hình thức tổ chức kinh tế là gì

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư vào tổ chức kinh tế là việc các nhà đầu tư bỏ vốn và tài sản vào thành lập mới doanh nghiệp.

Theo Khoản 21 Điều 3 Luật đầu tư số số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng năm 2020 [sau đây gọi tắt là Luật đầu tư năm 2020] quy định tổ chức kinh tế bao gồm:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

21. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

Xuất phát từ quy định trên, tổ chức kinh tế phải được thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh; có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch; có điều lệ tổ chức và hoạt động.

Ngoài ra, khái niệm tổ chức kinh tế còn được đề cập tài Khoản 27 Điều 3 Luật đất đai 2013 cụ thể như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

27. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”

Theo quy định này có thể hiểu doanh nghiệp [trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài] vào hợp tác xã được coi là tổ chức kinh tế. Khái niệm "tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự"có thể được hiểu là pháp nhân thương mại theo bộ luật dân sự 2015. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm cả doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Theo Điều 22 Luật đầu tư năm 2020 quy định về hình thức thành lập tổ chức kinh tế như sau:

“Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a] Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b] Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

c] Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Có thể thấy, luật đầu tư năm 2020 quy định theo hướng xóa bỏ một số hạn chế phân biệt đối xử với nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư, góp phần tạo mặt bằng pháp lý thống nhất về quyền thực hiện hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế phù hợp với tất cả các loại hình tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, theo Điểm c Khoản 1 Điều 22 luật đầu tư năm 2020 trước khi thành lập nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ với mức không hạn chế trong doanh nghiệp Việt Nam trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành và điều ước quốc tế và Việt Nam có quy định khác. Trừ một số hạn chế về tỷ lệ góp vốn và phạm vi hoạt động theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đã được đối xử bình đẳng với nhà đầu tư trong nước về quyền thực hiện hoạt động đầu tư cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư: nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đều được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Thứ hai, thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần,C ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư được quyền đầu tư thành lập hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo luật hợp tác xã 2012 và kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ theo Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 quy định một trong những điều kiện để trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên được quy định như sau:

“Điều 13. Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên

1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

b] Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

c] Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

d] Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;

đ] Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;

b] Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;

c] Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;

d] Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.”

Như vậy, mỗi mô hình tổ chức kinh tế có những ưu và nhược điểm nhất định. Nhà đầu tư trong và ngoài nước được tự do lựa chọn các mô hình này để thành lập căn cứ vào nhu cầu và năng lực tài chính.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư

Luật Hoàng Anh

Với mục đích nhằm tạo ra lợi nhuận, duy trì sự tồn tại chung và thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển; tổ chức kinh tế đang dần đóng vai trò to lớn hơn bao giờ hết. Có điều lệ, cơ cấu, hình thức hoạt động rõ ràng; các tổ chức kinh tế đang có những hướng đi vững mạnh trong giai đoạn hiện nay. Vậy tổ chức kinh tế là gì? Đặc điểm của tổ chức kinh tế và những vấn đề liên quan như thế nào theo quy định; hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lí

Luật đất đai 2013

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào quy định về tổ chức kinh tế. Tuy nhiên dựa trên cơ sở của Luật đất đai 2013, ta cũng có thể hiểu nôm na về cấu hỏi tổ chức kinh tế là gì?

Căn cứ của Bộ Luật dân sự 2015 và trước đó cũng không có quy định nào giải thích định nghĩa này. Vì vậy, căn cứ theo Luật đất đai thì ta hiểu:

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ tổ chức kinh tế là gì? ta có thể rút ra được một số đặc điểm như sau:

  • Tổ chức kinh tế được đăng ký thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Có hình thức hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế.
  • Có điều lệ, cơ cấu tổ chức minh bạch và rõ ràng.
  • Có tên, có địa chỉ cụ thể, có tài sản để hoạt động.
  • Có tư cách pháp nhân và ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với mục đích lợi nhuận thông qua kinh doanh, marketing .. lợi nhuận là mục đích sau cùng của các tổ chức kinh tế này. Vậy chúng có các hình thức hoạt động nào?

  • Kinh tế quốc doanh:Hình thức này được củng cố và phát triển; nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
  • Kinh tế tập thể: là hình thức hoạt động do công dân góp vốn; góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức; trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng nhau có lợi.
  • Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân: Có thể được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
  • Kinh tế gia đình cũng được khuyến khích phát triển cùng với các hình thức khác.

Có thể bạn chưa biết, tổ chức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Cụ thể:

-Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, hoàn thiện hơn nữa cơ cấu ngành kinh tế. Dần chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

-Là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng; và ổn định nền kinh tế trong những năm qua và trong tương lai.

-Tổ chức kinh tế tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân; và nội bộ mỗi ngành.

-Giải quyết những khó khăn trong xã hội như nhu cầu tiêu dùng hàng hoá; dịch vụ và đa dạng các sản phẩm khác,…

Nhà đầu tư có thể bỏ vốn ra để thực hiện hoạt đọng thành lập doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác,…Qua đó nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn và trực tiếp tham gia hoạt động quản lý.

Những chủ thể sau có quyền đầu tư thành lập tổ chức kinh tế gồm:

  • Nhà đầu tư trong nước
  • Nhà đầu tư nước ngoài
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Đáp ứng những điều kiện cụ thể:

-Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài cần phải có dự án đầu tư; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ngoài ra cần phải có tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế [trừ công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán,…]

Về hình thức đầu tư và phạm vi hoạt động; những đối tác Việt Nam phải tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; và đáp ứng các điều kiện khác; theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

-Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Tổ chức kinh tế là gì?”. Rất mong nó có thể giúp ích cho bạn đọc trong công việc, cũng như trong cuộc sống.

Với mong muốn hỗ trợ nhà đầu tư trong các lĩnh vực đầu tư một các nhanh chóng và đơn giản nhất; Luật sư X mang tới dịch vụ hợp đồng hợp tác đầu tư nhanh, chính xác, tiết kiệm; dịch vụ thành lập hợp tác xã và các dịch vụ khác liên quan. Vui lòng liên hệ: 0833.102.102

Thủ tục đầu tư tổ chức kinh tế là gì?

Thủ tục đầu tư của tổ chức kinh tế theo quy định như sau:-Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

-Tiến hành thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề