Giấy đi đường cho xe máy là gì

  • Đi xe máy cần những giấy tờ gì?
  • Lỗi không mang giấy tờ xe phạt bao nhiêu tiền?
  • Không có bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Khi tham gia giao thông trên đường ngoài việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông còn cần phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định, Xe máy ra đường cần giấy tờ gì?

Đi xe máy cần những giấy tờ gì?

Khi đi xe máy tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần phải mang theo các loại giấy tờ sau:

– Giấy tờ tùy thân [CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác];

– Giấy Đăng ký xe;

– Giấy phép Lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

– Giấy Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Đặc biệt, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định cho phép người tham gia giao thông xuất trình bản sao giấy tờ xe thay cho giấy tờ gốc khi CSGT kiểm tra.

Theo đó, người tham gia giao thông được sử dụng bản sao giấy tờ xe kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tìn dụng còn hiệu lực trong trường hợp giấy tờ xe được tổ chức tín dụng giữ bản gốc để đản bảo nghĩa vụ dân sự [thế chấp, mua trả góp,…].

Lỗi không mang giấy tờ xe phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự khi tham gia giao thông mà không có đầy đủ giấy tờ theo quy định thì bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đối với trường hợp Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Hình thức phạt bổ sung: Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện [không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp] thì bị tịch thu phương tiện theo quy định tại điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

–  Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối trường hợp Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Hình thức phạt bổ sung là Tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều 21 NĐ 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Không có bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

Như vậy căn cứ theo quy định trên nếu không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Do đó khi điều khiển xe máy tham gia giao thông cần chấp hành theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ và mang đầy đủ các giấy tờ theo quy định để tránh trường hợp bị xử phạt do không có hoặc không mang giấy tờ.

Các giấy tờ cần có khi chạy xe máy chuyên dùng?

Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BGTVT quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành thì người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, phải có các giấy tờ sau:

– Đăng ký xe;

– Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

– Bằng hoặc Chứng chỉ nghề điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo nghề cấp;

– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Giấy phép lái xe ô tô.

Chủ Đề