Ví dụ về môi trường chính trị pháp luật

Đây là môi trường chi phối lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhà xuất khẩu chịu sự chi phối, điều tiết của môi trường chính trị- luật pháp của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và khung cảnh luật pháp đàm phán quốc tế.

1] Môi trường chính trị- luật pháp của nước chủ nhà [nước xuất khẩu]

Môi trường chính trị- luật pháp của nước chủ nhà hoặc là thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư, hoặc hạn chế nó thông qua các cơ chế chính sách nhằm tạo cơ hội xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài. Thực hiện chủ trương chuyển sang nền kinh tế thị trường mở, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều cơ chế chính sác hỗ trợ xuất khẩu. Đó là việc thiết lập quan hệ ngoại giao, ký kết các hiệp định thương mại với nhiều nước trên thế giới, thực thi các chính sách ưu đãi xuất khẩu về thuế, về tín dụng¼ Nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp lớn Việt Nam được đi tháp tùng các đoàn cán bộ cao cấp của Nhà nước đi thăm viếng và làm việc với các nước để tìm hiểu thị truờng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam. Ngày nay, chính các quan chức cấp cao nhà nước là người xúc tiến thương mại rất hiệu quả cho quốc gia trong các cuộc viếng thăm quốc tế. Hội nghị APEC 2006 tại Việt Nam là một cơ hội quan trọng thể hiện sự gắn kết, đan xen chặt chẽ giữa các hoạt động chính trị và kinh tế.

2] Môi trường chính trị- luật pháp của nước nhập khẩu

- Yếu tố quan trọng nhất mà các nhà xuất khẩu cần xem xét là sự ổn định về chính trị cuả nước nhập khẩu. Sự bất ổn chính trị của một đất nước dẫn đến sự bất ổn về các chính sách thương mại, tài chính tiền tệ, chính sách nhập khẩu, từ đó sẽ gây ra các rủi ro lớn cho các nhà xuất khẩu, nhà đầu tư. Chính sự ổn định chính trị của Việt Nam là một trong các yếu tố quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua.

- Chính sách khuyến khích đầu tư, nhập khẩu của nước sở tại. Việt Nam là nước có chủ chương, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên có nhiều nước hạn chế nhập khẩu, đầu tư nước ngoài qua quy định về hạn ngạch nhập khẩu, về hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài¼ Ấn Độ là quốc gia yêu cầu khắt khe về hạn ngạch nhập khẩu.

- Quy định về tỷ giá chuyển đổi giữa các đồng tiền. Nhiều quốc gia kiểm soát chặt chẽ về tỷ giá, hoặc tiền tệ của họ không thể chuyển đổi được. Điều này gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu khi thanh toán. Các nhà xuất khẩu, đầu tư Việt Nam vào Nga gặp khó khăn lớn về khâu chuyển đổi tiền.

- Thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng tới các nhà nhập khẩu. Đó là các thủ tục hải quan, thủ tục hành chính. Các thủ tục này nhiều khi làm nản long các nhà đầu tư, nhập khẩu vì nạn tham nhũng, hối lộ, phiền hà.

Hiện nay, một khó khăn lớn của các nhà xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ là ít hiểu biết luật pháp của họ. Đó là luật về thương hiệu hàng hoá, về bản quyền, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về trách nhiệm xã hội [xem Phần các bài đọc thêm cuối chương I: Tiêu chuẩn SA 8000], về giải quyết tranh chấp thương mại.... Điều này sẽ dẫn đến các rủi ro cho các nhà xuất khẩu.

Khái niệm về chính trị? Khái niệm về phá luât? Phân tích mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật? Lấy ví dụ?

Đối với một quốc gia thì chính trị và pháp luật luôn luôn được nhận định là hai khía cạnh được xây dựng cùng lúc và giữa chính trị và pháp luật được xác lập là có mối quan hệ rất mật thiêt. Chính trị và pháp luật cùng tồn tài cùng quy định và ràng buộc lẫn nhau để cũng nhau phát triển. Vậy mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật có nội dung như thế nào? hãy cũng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Khái niệm về chính trị?

Chính trị là tập hợp các hoạt động liên quan đến việc đưa ra quyết định theo nhóm, hoặc các hình thức quan hệ quyền lực khác giữa các cá nhân, chẳng hạn như phân phối tài nguyên hoặc địa vị. Ngành khoa học xã hội nghiên cứu chính trị và chính phủ được gọi là khoa học chính trị.

Nó có thể được sử dụng tích cực trong bối cảnh “giải pháp chính trị” mang tính thỏa hiệp và bất bạo động, hoặc được mô tả là “nghệ thuật hoặc khoa học của chính phủ”, nhưng cũng thường mang hàm ý tiêu cực. Khái niệm này đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, và các cách tiếp cận khác nhau về cơ bản có những quan điểm khác nhau về việc liệu nó nên được sử dụng rộng rãi hay hạn chế, theo kinh nghiệm hay chuẩn mực, và liệu xung đột hay hợp tác là cần thiết hơn cho nó.

Nhiều phương pháp được triển khai trong chính trị, bao gồm thúc đẩy quan điểm chính trị của riêng mình giữa mọi người, thương lượng với các chủ thể chính trị khác, xây dựng luật và thực thi vũ lực, bao gồm cả chiến tranh chống lại kẻ thù. Chính trị được thực hiện trên nhiều cấp độ xã hội, từ thị tộc và bộ lạc của xã hội truyền thống, thông qua các chính quyền địa phương hiện đại, các công ty và thể chế cho đến các quốc gia có chủ quyền, đến cấp độ quốc tế. Trong các quốc gia dân tộc hiện đại, người ta thường thành lập các đảng phái chính trị để đại diện cho ý tưởng của họ. Các thành viên của một đảng thường đồng ý đảm nhận cùng một quan điểm về nhiều vấn đề và đồng ý ủng hộ những thay đổi giống nhau đối với luật pháp và cùng các nhà lãnh đạo. Một cuộc bầu cử thường là một cuộc cạnh tranh giữa các đảng khác nhau.

Trong hệ thống chính trị của Việt Nam được nhận định bao gồm các đặc điểm như sau:

Một là, hệ thống chính trị Việt Nam có 1 chính đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền đó là Đảng cộng sản Việt Nam

Hai là, có tính thống nhất cao

Ba là, mang bản chất dân chủ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Bốn là, có sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc

Năm là, có tổ chức và hoạt động được đảm bảo bằng nguồn ngân sách Nhà nước

2. Khái niệm về pháp luật?

Pháp luật là một tập hợp các quy tắc được tạo ra và có hiệu lực thi hành bởi các tổ chức xã hội hoặc chính phủ để điều chỉnh hành vi, với định nghĩa chính xác của nó là một vấn đề còn nhiều tranh luận. Nó đã được mô tả khác nhau như một khoa học và nghệ thuật của công lý.

Các luật do mỗi quốc gia thực thi có thể được đưa ra bởi một cơ quan lập pháp nhóm hoặc bởi một nhà lập pháp duy nhất, dẫn đến các đạo luật; của cơ quan hành pháp thông qua các nghị định và quy định; hoặc được thiết lập bởi các thẩm phán thông qua tiền lệ, thường là trong các khu vực tài phán thông luật. Các cá nhân có thể tạo ra các hợp đồng ràng buộc pháp lý, bao gồm các thỏa thuận trọng tài áp dụng các cách giải quyết tranh chấp thay thế cho tranh tụng tiêu chuẩn tại tòa án. Bản thân việc tạo ra luật có thể bị ảnh hưởng bởi hiến pháp, bằng văn bản hoặc ẩn ý và các quyền được mã hóa trong đó. Luật định hình chính trị, kinh tế, lịch sử và xã hội theo nhiều cách khác nhau và đóng vai trò là trung gian của các mối quan hệ giữa con người với nhau.

Hệ thống pháp luật khác nhau giữa các khu vực tài phán, với sự khác biệt của chúng được phân tích trong luật so sánh. Trong các khu vực pháp luật dân sự, cơ quan lập pháp hoặc cơ quan trung ương khác hệ thống hóa và hợp nhất luật. Trong hệ thống thông luật, các thẩm phán có thể đưa ra án lệ ràng buộc thông qua tiền lệ, mặc dù đôi khi điều này có thể bị tòa án cấp cao hơn hoặc cơ quan lập pháp lật lại. Về mặt lịch sử, luật tôn giáo đã ảnh hưởng đến các vấn đề thế tục và đến thế kỷ 21, vẫn được sử dụng trong một số cộng đồng tôn giáo.

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam được nhận định bao gồm các đặc điểm như sau:

Một là, pháp luật Việt Nam hiện nay là pháp luật thuộc thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Hai là, pháp luật là cơ sở, hành lang pháp lí cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân, đó là hệ thống pháp luật của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Bốn là, pháp luật là sự thể chế hoá chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm là, pháp luật xác lập cơ sở pháp lí cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Sáu là, pháp luật được xây dựng trên nền tảng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.

Bảy là, pháp luật đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện.

Tám là, pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố quốc tế.

3. Phân tích mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật? Lấy ví dụ?

Giữa pháp luật và chính trị có mối liên hệ mật thiết với nhau, cụ thể như sau:

Thứ nhất, mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước:

– Bộ máy nhà nước được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là một thiết chế phức tạp nhiều bộ phận bên cạnh đó thì bộ máy nhà nước còn được biết đến là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…. Do đó, để một đất nước có thể xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp, đồng thời trong một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những quy định của pháp luật.

– Bên cạnh đó, bộ máy nhà nước được xây dựng trên hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác thì dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo giữ các quy đinh của pháp luật Việt Nam hiện nay. Từ đó cũng dẫn đến hoạt động thực thi, thực hiện pháp luật không đúng chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Yếu tố này được xem là một trong những cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước chưa được thống nhất và chuẩn chỉnh một mạch với pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.

– Mặt khác, ngoài việc pháp luật tác động đến và chi phối đến bộ máy nhà nước thì bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia:

Việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia sẽ được hình thành dựa trên môi trường ổn định mà pháp luật luôn luôn hoàn thiện để tạo ra. Pháp luật của các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia để tạo nên được sự phát triển của quan hệ bang giao.

Thứ ba, pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:

Trong quan hệ với đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước đã là cơ sở và cũng là mấu chốt để thể hiện rõ nhất mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật. Đường lối chính sách của Đảng có vai trò chỉ đạo nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật. Pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Sự thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng cầm quyền sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật.

Ví dụ, điển hình về mối quan hệ giữ chính trị và pháp luật của nước ta trong những năm trước đây được thể hiện như sau: Một phần là do sự chỉ đạo của chính trị nên pháp luật của các xã hội chủ nghĩa đều thiết lập và củng cố cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp, trên cơ sở thiết lập càng nhiều càng nhanh chế độ công hữu về tư liệu sản xuất càng tốt. Đây cũng là môt trong những hình thức quản lý và xây dựng nhà nước của Bộ máy nhà nước ta lúc bấy giờ.

Bởi vì đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền [Đảng cầm quyền] chỉ đạo phương hướng phát triển của pháp luật của pháp luật trong một đất nước. Tuy nhiên chính sách của lực lượng cầm quyền phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị-xã hội trong đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề