Giáo trình Tiếng Việt thực hành Đại học quốc gia Hà Nội

Home Forums > Thư Viện Tổng Hợp > Tủ Sách Khoa Học Xã Hội > Ngôn Ngữ Học >

Discussion in 'Ngôn Ngữ Học' started by nhandang123, Jul 5, 2017.

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

69
594 KB
68
0.9k

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 69 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

tiếng Việt thực hành Biên tập bởi: Đại học sư phạm Hà Nội tiếng Việt thực hành Biên tập bởi: Đại học sư phạm Hà Nội Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội Phiên bản trực tuyến: //voer.edu.vn/c/4491bb06 MỤC LỤC 1. Giới thiệu chung 2. Các cách phân loại vốn từ tiếng Việt 3. Lịch sử tiếng việt 4. Phân chia từ loại tiếng Việt 5. Thực từ và hư từ 6. Hệ thống từ loại tiếng Việt 7. Động từ 8. Tính từ 9. Đại từ 10. Số từ 11. Phụ từ 12. Quan hệ từ 13. Tình thái từ 14. Hiện tượng chuyển loại của từ 15. Một số điểm cần lưu ý 16. Bài tập thực hành Tham gia đóng góp 1/67 Giới thiệu chung Mục tiêu cần đạt - Có những hiểu biết cơ bản về lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt; - Nắm được các các tiêu chí phân chia từ loại tiếng Việt theo quan điểm của giáo trình; - Nắm được hệ thống từ loại tiếng Việt; - Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học về từ loại để giải quyết các vấn đề có liên quan. Điều kiện tiên quyết - Sinh viên đã hoàn thành các đơn vị kiến thức: Dẫn luận ngôn ngữ học, Ngữ âm học, Từ vựng - Ngữ nghĩa học, Đại cương về Ngữ pháp; - Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo. Đề cương bài giảng Các quan niệm về từ loại tiếng Việt Các cách phân loại vốn từ tiếng Việt Lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt Kết quả phân chia từ loại tiếng Việt theo các quan niệm khác nhau Hệ thống từ loại tiếng Việt Thực từ và hư từ Các từ loại thực từ Danh từ Số từ Động từ 2/67 .Tính từ Đại từ Các từ loại hư từ Phụ từ Quan hệ từ Tình thái từ Hiện tượng chuyển loại từ Tài liệu tham khảo 1. Diệp Quang Ban - Hoàng Dân, Ngữ pháp tiếng Việt [Sách dùng cho hệ Cao đẳng sư phạm], Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000. 2. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt, tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. 3. Lê Biên, Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999. 4. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN, 1999. 5. Cao Xuân Hạo, Ngữ pháp chức năng tiếng Việt [quyển 2], Ngữ đoạn và Từ loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005. 6. Nguyễn Anh Quế, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996. 7. Nguyễn Thị Quy, Ngữ pháp chức năng tiếng Việt [Vị từ hành động], Nxb KHXH, 1995. //ngonngu.net/index.php?fld=nnh&sub=nguphap&pst=tuloai_nhc //ngonngu.net/index.php?fld=nnh&sub=nguphap&pst=hutu_HV 3/67 Các cách phân loại vốn từ tiếng Việt Các quan niệm về từ loại tiếng Việt Các cách phân loại vốn từ tiếng Việt Trả lời câu hỏi Từ nhanh và từ mĩ lệ có những điểm nào khác nhau, những điểm nào giống nhau? Khác nhau: - Về âm thanh và cấu tạo : nhanh là từ một tiếng, còn mĩ lệ là từ nhiều tiếng, hơn nữa mỗi từ có thành phần âm thanh [các phụ âm, nguyên âm, thanh điệu] khác nhau. - Về nghĩa từ vựng [tạm thời giới hạn trong nghĩa gốc]: từ nhanh chỉ đặc điểm về tốc độ của hoạt động [trên mức trung bình], còn từ mĩ lệ chỉ đặc điểm về hình thức của sự vật [đẹp]. - Về nguồn gốc: nhanh là một từ Việt. còn mĩ lệ là từ gốc Hán. Nhanh là một từ đa phong cách, trong khi mĩ lệ thiên về phong cách văn chương.... Giống nhau : Về các phương diện trên. nhanh và mĩ lệ không cùng một loại, một hệ thống. Nhưng nếu xem xét về đặc điểm ngữ pháp thì hai từ đó lại có nhiều điểm giống nhau : + Cả hai đều có ý nghĩa thuộc phạm trù nghĩa khái quát chỉ đặc điểm + Cả hai đều có thể đóng vai trò trung tâm của một cụm từ chính phụ : kết hợp ở phía trước với phụ từ chỉ mức độ [cực kỳ nhanh, cực kỳ mĩ lệ...] + Cả hai đều có thể làm vị ngữ trong câu một cách trực tiếp : Ví dụ : Nó nhanh lắm. Phong cảnh ở đây thật là mĩ lệ. Nhận xét Số lượng từ trong mỗi ngôn ngữ là rất lớn. Nhưng không phải mỗi từ đều hoàn toàn khác với những từ khác. Vốn từ trong mỗi ngôn ngữ hình thành những loại, những lớp, những hệ thống lớn nhỏ có những đặc điểm giống nhau. Những từ có đặc điểm giống nhau tạo nên một loại . Đặc điểm giống nhau của các từ có thể thuộc về ngữ âm, có thể thuộc về cấu tạo, có thể thuộc về ngữ nghĩa, có thể thuộc về ngữ pháp,… 4/67 Ví dụ: - Dựa vào hình thức âm thanh: các từ giống nhau toàn bộ hay gần toàn bộ về hình thức âm thanh tập hợp thành từ đồng âm hay từ gần âm.- Dựa vào đặc điểm cấu tạo: các từ có cùng một kiểu cấu tạo hợp thành từ đơn, từ ghép [từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ]; từ láy [từ láy hoàn toàn, từ láy phụ âm đầu, từ láy bộ phận vần].- Các từ có thể giống nhau về nghĩa, từ đó hình thành các hệ thống ngữ nghĩa với các mức độ lớn nhỏ khác nhau: các từ cùng trương nghĩa, các từ gần nghĩa, các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa...Dựa vào nguồn gốc: từ gốc Việt, từ gốc Hán, từ có nguồn gốc Ấn Âu... Khái niệm từ loại Từ loại là lớp các từ có sự giống nhau về các đặc điểm ngữ pháp. Muốn phân định được từ loại thì cần xác định được đặc điểm ngữ pháp của từ. 5/67 Lịch sử tiếng việt Lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt Đọc các tài liệu tham khảo đã cho và trả lời câu hỏi: Các nhà Việt ngữ học có những xu hướng nhìn nhận vấn đề từ loại tiếng Việt như thế nào? Vì sao lại có những quan niệm trái ngược nhau như vậy về vấn đề từ loại tiếng Việt? - Xu hướng 1: phủ nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt . - Xu hướng 2: Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt Nguyên nhân: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, từ tiếng Việt không biến đổi hình thái trong hoạt động sử dụng ngôn ngữ. Đặc điểm này khiến cho việc xác định từ loại trong tiếng Việt có những điểm khác biệt so với các ngôn ngữ hòa kết [tiêu biểu là các ngôn ngữ Ấn - Âu]. Hãy cho biết: Giữa các nhà Việt ngữ học theo xu hướng thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt, quan niệm phân chia từ loại tiếng Việt có hoàn toàn thống nhất không? Hint So sánh các tiêu chí phân chia từ loại tiếng Việt được các tác giả Trương Vĩnh Kí, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân, Lê Văn Lí. Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Tài Cẩn,...nêu ra. Có 6/67 Không Sai Đúng Khái quát về lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt Vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái nên việc nghiên cứu về từ loại không thể tránh khỏi những ý kiến bất đồng. Có 2 quan điiểm trái ngược nhau trong vấn đề phân chia từ loại tiếng Việt:- Xu hướng 1: phủ nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt .Đó là các tác giả: M.Grammont, Lê Quang Trình, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê." Tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn với ngôn ngữ phương Tây nên không có từ loại..." và "... không nên phân biệt từ loại bởi vì không phân loại được và cũng chẳng để làm gì"[ Lịch sử văn chương Việt Nam. 1.Paris. Hồ Hữu Tường] - Xu hướng 2: Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt.Song tuỳ theo quan điểm và tuỳ theo các phương pháp khác nhau, các ý kiến đó tập hợp thành 3 nhóm chính: +Phân loại từ loại xuất phát từ ý nghĩa của từ: Đây là xu hướng của ngữ pháp truyền thống, với các đại diện như Trương Vĩnh Kí, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân… Áp dụng khuôn mẫu sẵn có của ngữ pháp Latinh, họ đã chia vốn từ tiếng Việt theo đúng các từ loại của ngôn ngữ Ấn - Âu. Các nhà ngôn ngữ sau này gọi cách phân chia của buổi đầu nghiên cứu ấy là phân loai từ theo lối “tiên nghiệm chủ nghĩa”.+Phân loại từ loại dựa vào khả năng kết hợp của từ: Đây là xu hướng của nhóm tác giả theo trường phái cấu trúc luận với các đại diện là Lê Văn Lí. Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Tài Cẩn.Chịu ảnh hưởng của trường phái cấu trúc luận Mĩ về thế phân bố [chu cảnh], các tác giả đã tiến hành phân loại tiếng Việt dựa vào khả năng kết hợp của từ. Lê Văn Lí trong tác phẩm Le parler vietnamien. Hương Canh. Paris 1948 đã khẳng định “ Chính nhờ sự phân tích tỉ mỉ tất cả các yếu tố của chu cảnh 1 từ trong tất cả các vị trí của nó mà người ta đi tới chỗ xác định được những tiêu chí khu biệt cho phép ta tìm ra các từ, khiến cho 1từ này vì có những tiêu chí này nên không trùng với từ khác vốn có tiêu chí khác.” Những từ dùng để khu biệt từ này với từ khác ông gọi là từ làm chứng [ mots – témoins]. + Phân loại từ dựa vào cả ý nghĩa và khả năng kết hợp của từ.Với phương pháp này vốn từ Tiếng Việt được phân loại khá triệt để song nó vẫn không thể rạch ròi 1 số nhóm từ và 1 số tiểu loại trong mỗi nhóm. Nhằm khắc phục điều đó, trong cuốn Văn phạm Việt Nam- NXB Phạm Văn Tươi. Sài Gòn 1952, tác giả Bùi Đức Tịnh đã bổ sung thêm tiêu chí “chức năng mà từ đảm nhận trong câu” nhằm phân định từ loại . 7/67 Phân chia từ loại tiếng Việt Kết quả phân chia từ loại tiếng Việt theo các quan niệm khác nhau Theo quan niệm phân chia từ loại xuất phát từ ý nghĩa của từ Đọc sách Đọc phần tài liệu liên quan đến quan niệm của các tác giả Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỉ Hãy cho biết: theo quan niệm của các tác giả này, hệ thống từ loại tiếng Việt được chia thành bao nhiêu loại? Đó là những loại nào? Các tác giả Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỉ đã chia vốn từ vựng Tiếng Việt thành 13 từ loại như sau • • • • • • • • • • • • • Danh tự : ngựa, cá,người.. Mạo tự: cái, những, các.. Loại tự: cây, quả, hoa, cá, chim.. Chỉ thị tự: nay, này, kia, nào.. Đại danh tự: tôi, tao, mày nó, ai, gì ,chi… Tính tự: to, nhỏ, cao ,thấp.. Động tự: ăn, uống, nói, cười.. Trạng tự: rất, quá, lắm, thậm, cũng, đều.. Giới tự: của, bởi, bằng, với… Liên tự: và, với, cùng, hay, hoặc, vì… Tán thán tự: chà, a, ô, ôi, hỡi… Trợ ngữ tự: à, ư, nhỉ, nhé… Tiếng đệm… Theo quan niệm dựa vào khả năng kết hợp của từ Đọc sách Đọc phần tài liệu liên quan đến quan niệm của tác giả Lê Văn Lí 8/67

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề