Giao dịch On-chain là gì

Khi người ta phát hiện những hạn chế của một công nghệ hiện tại, đương nhiên họ sẽ tìm cách để cải thiện.

Việc Satoshi Nakamoto công khai hoá Bitcoin vào tháng 1 năm 2009 đã vĩnh viễn thay đổi cách thức giao dịch của tiền tệ và internet. Với một nền tảng mạnh mẽ của công nghệ tài chính mới dựa trên nền tảng hoàn toàn mã nguồn mở, không tốn nhiều thời gian để hàng loạt các đồng tiền mới được phát hành theo các kết quả khác nhau. Với vai trò là chuỗi khối đầu tiên của công nghệ blockchain, Bitcoin được coi là đồng tiền số sản sinh ra hàng ngàn các đồng khác.

Các đồng tiền khác nổi lên với những cái tên như Litecoin, Ethereum, Namecoin hay Dogecoin. Mỗi đồng tuy có hơi khác nhau, nhưng tựu chung đều kế thừa gen của ông tổ Bitcoin: chúng đều phụ thuộc vào một mạng phân tán để gửi và nhận các giao dịch tài chính, và các node trên mạng có vai trò xác minh từng giao dịch.

Với bất cứ đồng tiền số nào được người ta lựa chọn, thì loại công nghệ này đều có thể truyền nó đi mọi nơi mà không có giới hạn nào về mặt địa lý hoặc chính trị.

Nhưng không phải lúc nào các giao dịch đều nhanh và ít tốn kém. Gửi và nhận crypto trong một mạng nguyên bản blockchain, không kèm theo add-on bổ sung nào, thì được gọi là giao dịch on-chain. Mặc dù các giao dịch này có thể diễn ra chính xác như thiết kế của hệ thống thì chúng đôi lúc cũng bị chậm và tốn kèm chi phí để tiến hành. Bởi vậy người ta bắt đầu chọn giải pháp thêm một layer thứ hai để cải tiến.

Layer thứ hai có nghĩa là các dự án, nền tảng, và giao thức làm việc ở bên trên của chuỗi khối cơ bản để trợ giúp cho công nghệ nền và trải nghiệm của người sử dụng.

Off-chain thể hiện một giao dịch diễn ra bên ngoài của chuỗi khối chính và không được tính là block chính.

Dạng trực quan nhất của giao dịch layer thứ hai [off-chain] là hai phía thoả thuận móc nối với nhau. Nếu ta thiết lập rằng tôi nợ anh một Bitcoin thì thoả thuận của chúng ta là một giao dịch hợp lệ với bằng chứng là chúng ta tin cậy lẫn nhau.

Nếu chúng ta thoả thuận tổng số lần tôi đưa anh đi ăn trưa và ký sổ nợ cho mỗi lần, thì điều này nói lên rằng nó mặc định như thế cho những lần giao kèo tiếp theo.

Không điều gì đụng chạm đến chuỗi khối, và thời gian giao dịch vô hình chung là tức thời ta chỉ cần làm một phép tính và thoả thuận sở hữu số lượng còn lại. Tại một thời điểm bất kỳ, chúng ta có thể thiết lập phần sở hữu còn lại bằng một giao dịch on-chain đơn thuần để đại diện cho tất cả các hoạt động dẫn tới thanh toán đơn này. Nhưng giải pháp layer thứ hai [giống như ví dụ cơ bản này] thêm vào tính năng cải tiến đối với một block vượt quá tầm nhìn ban đầu của các nhà phát triển, hoặc vượt quá những gì họ thiết kế cho một blockchain đặc thù. Khi những người dùng của một blockchain công cộng cho rằng đây là điểm hạn chế, thì họ tìm câu trả lời ở layer thứ hai.

Các giao dịch ở tầng thứ hai nhanh hơn và rẻ hơn đối thủ on-chain.

Đúng, chuỗi khối Bitcoin mở ra một mô hình mới trong việc gửi và nhận tiền, nhưng những người muốn sử dụng nó như là một giải pháp thanh toán chính thống hàng ngày chỉ cảm thấy viển vông mà thôi. Các thanh toán tiền mặt được diễn ra liên tục, và người nhận chỉ cần đếm tiền để xác nhận rằng anh ta đã nhận đủ. Thanh toán thẻ tín dụng vừa nhanh vừa hiệu quả người thu ngân chỉ việc quẹt thẻ của bạn qua máy và thanh toán được xác nhận [hoặc từ chối] trong vòng chưa tới một giây.

Đây là một trải nghiệm thú vị mà nhiều người muốn ở Bitcoin, nhưng giao dịch on-chain chưa sẵn sàng.

Bitcoin trong thanh toán chính thống giống như việc đề nghị người thu ngân phải đợi tới 10 phút để xác nhận thanh toán thẻ tín dụng của bạn. Công nghệ crypto phụ thuộc vào mạng phân tán tản mát khắp thế giới phải xác minh giao dịch. Sẽ tốn khá đáng kể thời gian để tất cả các nodes mạng đồng bộ với nhau. Thật may là giải pháp off-chain đầy thuyết phục đã giải quyết vấn đề này.

Mạng Lightning của Bitcoin là một ví dụ điển hình của giải pháp tầng thứ hai.

Hãy vẽ ra một mạng tương tự như mạng internet để minh hoạ cách vận hành của mạng Lightning. Các giao dịch on-chain ngày nay giống như internet thời những năm 1970. Nếu bạn muốn các thiết bị nói chuyện được với nhau thì chúng phải có một kết nối dây mạng. Sẽ chẳng có gì to tát nếu chỉ có hai hoặc ba thiết bị, nhưng internet là mạng toàn cầu. Số lượng thiết bị mạng chỉ có tăng lên, và nhanh chóng trở nên không ổn nếu cáp mạng chạy khắp nơi. Điều này dẫn tới việc chúng ta phải định tuyến cho internet và kết nối giữa hai máy tính không cần phải trực tiếp.

Dữ liệu có thể đi qua các thiết bị trung gian trước khi tới đích, giống như công ty chuyển phát đưa thư giữa hai người mà không cần hai người đó phải gặp để trao thư.

Mạng Lightning của Bitcoin là công nghệ blockchain định tuyến cho công nghệ internet. Nó có một nhiệm vụ đơn giản là cho phép một lượng lớn các ví tiền điện tử nói chuyện với nhau mà không cần kết nối theo kiểu nối dây nó nhìn thấy tất cả các bên kết nối vào mạng như là một. Tất cả mọi người có thể mở một kênh Lightning để giao dịch BTC với nhau thật nhanh chóng.

Do các giao dịch on-chain đòi hỏi thời gian và chi phí để thực hiện, các bên tham gia vào một kênh Lightning phân bổ một số lượng crypto theo thiết kế [giả sử 1 BTC], và kênh đó sẽ theo dõi số dư tài khoản theo thời gian.

Nếu tôi muốn gửi 0.1 BTC, kênh Lightning sẽ cập nhật số dư là 1.1 BTC và 0.9 BTC. Nếu người khác muốn gửi lại cho tôi 0.5 BTC, số dư được cập nhật là 0.6 BTC và 1.4 BTC. Theo cách nói hình ảnh, kênh Lightning theo dõi tất cả trên một tờ giấy, liệt kê ra các số dư cũ và viết vào các số dư mới mỗi lần chúng ta giao dịch. Và nhanh chóng.

Giao dịch theo layer thứ hai đang ngày càng trở nên thông dụng hơn.

Vì giải pháp layer thứ hai khắc phục yếu điểm của Bitcoin, Lightning không phụ thuộc vào các xác nhận đến từ một blockchain phân tán. Do vậy nó nhanh hơn và rẻ hơn khi giao dịch.

Thật hấp dẫn cho những ai muốn giao dịch crypto vì mặc dù nó là tiền nhưng đây không phải là một sự thay thế cho các giao dịch on-chain, mà là một sự cải tiến tuyệt vời cho nó.

Phạm vi ban đầu của công nghệ blockchain [mô tả bởi Satoshi Nakamoto] không gì khác hơn là một nền kinh tế mới và bao trùm triệt để. Các giao dịch tầng thứ hai chỉ thêm vào những năng lực mới cho công nghệ đó, làm cho nó thân thiện hơn và giảm đi những nỗi đau đang tồn tại trong quá trình chuyển đổi và tương tác liên chuỗi. Thậm trí cho dù nó là một dạng giải pháp sau thị trường thì nó vẫn khiến cho phát minh của Nakamoto đa năng và mạnh mẽ hơn.

Đối với những người liên quan đến crypto, sự hấp dẫn của off-chain là rõ ràng. Các thanh toán nhan hơn sẽ lôi cuốn nhiều người tham gia giải pháp layer thứ hai làm cho công nghệ phù hợp trở nên chính thống hơn.

  • Giải pháp nào cho khả năng mở rộng Blockchain ?
  • Công suất Lightning Network đã tăng hơn 700% kể từ tháng 9/2018

Nhật Nam

Tạp chí Bitcoin | Theo Philip Salter từ Hackernoon.com

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook

Video liên quan

Chủ Đề