Giám đốc Hãng phim truyền hình Việt Nam

Đạo diễn - NSƯT Đỗ Thanh Hải [47 tuổi], tốt nghiệp thủ khoa đại học chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh năm 1996; tốt nghiệp thạc sĩ nghệ thuật điện ảnh, truyền hình năm 2010. Ông Hải cũng từng học tập và đào tạo chuyên môn về ngành truyền hình tại DW - Học viện Deutsche welle [Đức] năm 2008.

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, trong suốt nhiều năm, đạo diễn - NSƯT Đỗ Thanh Hải là Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình [VFC], Đài Truyền hình Việt Nam. Ông Hải là nhà sản xuất các dự án phim của VFC.

Bên cạnh đó, đạo diễn - NSƯT cũng tham gia làm đạo diễn, viết kịch bản và chỉ đạo sản xuất cho nhiều chương trình như Gặp nhau cuối tuần [2000 - 2006], Thư giãn cuối tuần [2010 - 2015], là tổng đạo diễn và chịu trách nhiệm sản xuất chương trình Táo quân - Gặp nhau cuối năm...

Như vậy, Ban lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay gồm Tổng giám đốc Trần Bình Minh và 4 phó tổng giám đốc, gồm các ông Lê Ngọc Quang, Đinh Đắc Vĩnh, Đỗ Thanh Hải và bà Nguyễn Thị Thu Hiền.

Tin liên quan

Đạo diễn Phạm Việt Phước- Giám đốc Hãng phim TFS

Đón nhận nhiệm vụ mới - Giám đốc hãng phim đúng vào dịp TFS vừa tròn 30 tuổi. Anh có thể chia sẻ điều gì với mọi người?

Hãng phim TFS tròn 30 tuổi là niềm vui, niềm tự hào, có sự thuận lợi nhưng cũng rất nhiều áp lực khó khăn. Truyền thống lâu đời của hãng phim TFS luôn gắn liền với những bộ phim sâu lắng, đi vào lòng người qua bao thế hệ. Với những đổi thay của phim truyền hình hiện tại, câu hỏi đặt ra với chúng tôi là TFS cần phải làm gì để tiếp tục giữ được truyền thống đó, nhưng đồng thời cũng cần phải tự làm mới mình để hòa nhập với xu thế chung của phim ảnh khu vực cũng như thế giới. Thời gian gần đây, mọi người có thể thấy hãng phim TFS có phần trầm lại. Nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục tập trung vào chất lượng nội dung - đó là con đường dài trước nay hãng phim đang đi. Bên cạnh đó, hãng phim TFS hiện đặc biệt chú trọng tới tính khán giả, ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu... có thông điệp rõ ràng, từ đó chạm đến cảm xúc, in dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.

Phim truyền hình hiện nay còn đứng trước áp lực cạnh tranh lớn khi không chỉ những ông lớn trực tuyến trong và ngoài nước như K+, Netflix… sản xuất phim mà cả các nghệ sĩ cũng có thể tự mình làm WebDrama trên nhiều nền tảng như Youtube, VieOn, FPT Play... TFS có thay đổi gì để thích ứng với những thay đổi cạnh tranh này?

Cạnh tranh lành mạnh là phương thức tốt để tự mình phát triển, tự mình bước ra sân chơi chung của thế giới. Để làm được điều đó, trước tiên phải nâng tầm chất lượng phim TFS. Những sản phẩm truyền thống của TFS [Phim tài liệu, phim truyện, ký sự…] cần phải phát triển đồng hành cùng với các hạ tầng khác. Mục tiêu lâu dài là các nước lân cận có thể tiếp nhận được phim của hãng phim TFS.

Hiện nay sức sáng tạo của phim ảnh thế giới đã không còn giới hạn. Những thể loại như viễn tưởng với công nghệ AI đã dần trở nên bình thường; những thể loại mới bắt đầu xuất hiện như xuyên không, trọng sinh, huyền huyễn… đã lôi cuốn không ít khán giả. Để tiếp cận và cạnh tranh được trong thị trường phim ảnh thế giới rộng lớn, TFS cũng cần phải có chiến lược lâu dài, cập nhật, đổi mới từng bước và làm hết sức mình với mức tốt nhất có thể.

Tập thể Hãng phim TFS

Cụ thể cho sự thay đổi sắp tới là gì, thưa anh?

Để có sản phẩm đạt chất lượng cao, điều chắc chắn là phải có sự đầu tư thỏa đáng. Đầu tư ở đây là tập trung nguồn lực con người, nguồn lực tài chính. Chúng tôi xác định khán giả luôn là một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu và phải nắm bắt, tạo dựng được xu hướng, đồng thời dẫn dắt được tinh thần này. Cố gắng, một mặt chắt lọc và kế thừa những kinh nghiệm mang tính truyền thống của các thế hệ làm phim TFS đi trước, một mặt tìm hiểu và học hỏi những công thức mới góp phần tạo nên thành công của một phim truyền hình như các bạn đồng nghiệp ở các đơn vị khác đã làm được. Chính vì vậy, dù tiếp cận mảng đề tài gần gũi đời thường gắn với hơi thở cuộc sống, TFS sẽ khai thác các lĩnh vực mới như: Tâm lý tội phạm, khoa học hình sự ADN… hay cách làm phim trẻ trung, tiết tấu nhanh và hiện đại hơn. Không thể nói đầu tư vào khâu nào là cần thiết mà là phải đầu tư đồng bộ, đều ở tất cả các khâu. Chú trọng tính sáng tạo trong nghệ thuật, nâng cao năng lực sản xuất để hướng tới mục tiêu là sản phẩm có thể tham gia trên các hạ tầng tiên tiến, hiện đại kể cả phim truyện lẫn phim tài liệu hay các chương trình văn hóa, giải trí khác của TFS. Ngoài ra, TFS rất sẵn lòng ‘mở cửa’ hợp tác với tất cả các đơn vị sản xuất khác… Đó cũng là một trong các tiêu chí mà chúng tôi định hướng lâu dài và thực hiện.

Chân thành cảm ơn anh.

Đạo diễn Phạm Việt Phước - Giám đốc Hãng phim TFS [bên trái]

Chúng tôi xác định khán giả luôn là một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu và phải nắm bắt, tạo dựng được xu hướng, đồng thời dẫn dắt được tinh thần này. Cố gắng, một mặt chắt lọc và kế thừa những kinh nghiệm mang tính truyền thống của các thế hệ làm phim TFS đi trước, một mặt tìm hiểu và học hỏi những công thức mới góp phần tạo nên thành công của một phim truyền hình như các bạn đồng nghiệp ở các đơn vị khác đã làm được.

Hãng phim TFS: Hành trình 30 mùa yêu thương

[TGĐA] - 30 năm trước, cũng vào những tiết cuối của mùa thu tháng 10/1991, ...

'Ra biển lớn': Bước chuyển mới của Hãng phim TFS

[TGĐA] - Nơi gặp gỡ của những giá trị sống hiện đại cùng những chắt ...

MC Diễm Quỳnh giữ chức Giám đốc VFC thay đạo diễn Đỗ Thanh Hải

[NLĐO]- MC Diễm Quỳnh được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình [VFC], Đài Truyền hình Việt Nam [VTV].

  • Đạo diễn Đỗ Thanh Hải giữ chức Phó Tổng giám đốc VTV

  • Đạo diễn Đỗ Thanh Hải than "khó, khô, khổ" khi làm phim Sinh tử

  • Diễm Quỳnh tìm về quá khứ với "Quán thanh xuân"

  • Nhà báo Diễm Quỳnh tái xuất sau 2 năm vắng bóng

Nhà báo Đặng Diễm Quỳnh sẽ giữ chức Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình [VFC], Đài Truyền hình Việt Nam kể từ ngày 1-10-2021. Trước đó, chị giữ chức Trưởng Ban Thanh thiếu niên [VTV6].

Nhà báo – MC Diễm Quỳnh giữ chức Giám đốc VFC từ 1-10

Nhà báo – MC Diễm Quỳnh là gương mặt kỳ cựu được đông đảo khán giả truyền hình yêu mến. Nhiều chương trình gắn liền với tên tuổi của chị như"Trò chơi âm nhạc", "Tạp chí MTV", "giám khảo cho cuộc thi Cầu vồng",các chương trình truyền hình trực tiếp...

Sau này khi phụ trách công tác quản lý, nhà báo Diễm Quỳnh ít xuất hiện trên sóng hơn. "Quán thanh xuân"là số ít chương trình mà nữ nhà báo đảm nhận vị trí MC.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải

Trước đó, ngày 25-9-2020, đạo diễn Đỗ Thanh Hải được Thủ tướng Chính phủký quyếtbổ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam [VTV] nhưng anh vẫn kiêm nhiệm vị trí phụ trách VFC đến nay.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải là nhà sản xuất các dự án phim xuất sắc của VFC. Bên cạnh đó, ông cũng tham gia làm đạo diễn, viết kịch bản và chỉ đạo sản xuất cho nhiều chương trình để lại dấu ấn trong lòng khán giả Việt Nam như "Xin hãy tin em", "Của để dành", "Phía trước là bầu trời", "Gặp nhau cuối tuần" [2000 - 2006], "Thư giãn cuối tuần" [2010 - 2015]. Ông cũng là tổng đạo diễn và chịu trách nhiệm sản xuất "Táo quân - Gặp nhau cuối năm", là người đứng sau nhiều "bom tấn" phim truyền hình trên VTV với những cơn sốt màn ảnh nhỏ như "Người phán xử", "Sống chung với mẹ chồng", "Về nhà đi con", "Hoa hồng trên ngực trái", "Hướng dương ngược nắng", "Hương vị tình thân"....

Yến Anh

Video liên quan

Chủ Đề