Giá chụp cắt lớp não

Chụp CT sọ não là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định để kiểm tra các bất thường vùng đầu- mặt. Thông qua kết quả CT sọ não bác sĩ có thể xác định được căn nguyên gây bệnh, vị trí bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Tư vấn chuyên môn bài viết ThS.BS HỒ HOÀNG PHƯƠNG – Giám đốc Trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – TP.HCM

Chụp CT sọ não hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính sọ não. Đây là chỉ định cận lâm sàng giúp bác sĩ kiểm tra cho bệnh nhân có triệu chứng chấn thương vùng đầu – mặt hoặc không do chấn thương như hôn mê không rõ nguyên nhân, yếu liệt, đau đầu, chóng mặt… Chụp CT sọ não sử dụng tia X để quét tia từ cằm đến đỉnh đầu người bệnh để lấy hình ảnh các chi tiết trong sọ não. Đầu đèn phát tia của máy chụp CT sọ não sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau để ghi hình và cho nhiều hình ảnh khác nhau, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống máy tính, và có thể dựng hình ảnh 2D, 3D và in ra.

Ngoài ra, bác sĩ lâm sàng có thể cho chỉ định chụp CT sọ não có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch trong các trường hợp cần thiết. Thuốc tương phản có tác dụng làm tăng tương phản vùng bất thường so với bình thường, giúp kiểm tra sự lưu thông mạch máu, nhận diện khối u, viêm, áp-xe…[1]

Chụp CT đầu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ cho chỉ định chụp CT sọ não để chẩn đoán hoặc theo dõi các bệnh lý sau:

  • Chấn thương sọ não, hàm mặt…
  • Đột quỵ cấp [xuất huyết nội sọ, nhồi máu não]
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua
  • Dị dạng mạch máu não
  • Viêm não, viêm màng não, áp-xe não…
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Nghi ngờ khối u não, vùng đầu – mặt
  • Nghi ngờ dị tật não bẩm sinh
  • Khi có các dấu hiệu thần kinh như: lú lẫn, hôn mê không rõ nguyên nhân, yếu liệt chi, méo mặt, đau đầu, co giật, động kinh, giảm/mất thị lực, giảm/mất thính lực,…
  • Thời gian chụp nhanh, thích hợp để đánh giá tình trạng bệnh nhân cấp cứu: chấn thương sọ não, đột quỵ cấp. Đặc biệt, với dòng máy hiện đại như máy chụp CT 768 lát cắt, tốc độ chụp lên đến 458mm/s, độ phân giải thời gian vật lý chỉ 75ms cho thời gian khảo sát là rất ngắn.
  • Hình ảnh chi tiết rõ nét, độ phân giải cao

Hình ảnh chụp CT đầu rõ nét hơn chụp X quang

  • Đặc biệt, CT sọ não có tiêm thuốc tương phản là lựa chọn hàng đầu trong khảo sát mạch máu não tầm soát nguy cơ đột quỵ cấp, phình mạch máu, dị dạng mạch mạch máu não.
  • Có thể khảo sát CT sọ não thay cho MRI sọ não cho bệnh nhân có chống chỉ định với MRI.
  • Chụp CT sử dụng tia X có lượng bức xạ nên người chụp có cảm giác lo sợ về việc có thể nhiễm chất phóng xạ. Hiện nay, các máy chụp CT hiện đại có trang bị thêm bộ lọc tia phóng xạ, liều tia tối thiểu và nằm trong giới hạn cho phép nên người bệnh có thể yên tâm thực hiện.
  • Hạn chế trong trường hợp cần đánh giá bản chất tổn thương trong não như u, viêm, áp-xe… hoặc tổn thương nhỏ khó nhận diện, cùng đậm độ mô bình thường nên khó phân biệt. Bước tiếp theo cần chỉ định MRI sọ não nếu CT chưa định danh được tổn thương.
  • Cần sự hợp tác của người bệnh trong lúc chụp. Đối với trẻ quá nhỏ, hay các tình trạng cấp cứu cần đánh giá nhanh để điều trị nhưng bệnh nhân đang trong trạng thái kích động, co giật, sợ không gian hẹp, khó hợp tác, các bác sĩ có thể phối hợp thêm thuốc an thần để hỗ trợ thực hiện chụp CT sọ não thuận lợi và an toàn cho người bệnh.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc tương phản, trong trường hợp cần chỉ định CT sọ não có tiêm thuốc tương phản. Mặc dù thuốc tương phản an toàn với hầu hết mọi người nhưng vẫn có tỉ lệ rất nhỏ xảy ra tác dụng không mong muốn với thuốc như đau đầu, buồn nôn, nôn, phù mạch… phản ứng rất hiếm gặp như tụt huyết áp, sốc thuốc.

Phương pháp chụp CT đầu không áp dụng cho người bị chứng sợ không gian hẹp, không thể nằm yên, người dễ bị kích thích và phụ nữ có thai. Ngoài ra, nhóm trẻ nhỏ, người bị dị ứng, người có bệnh nền cũng được bác sĩ lưu ý khi sử dụng phương pháp này.

Theo các nghiên cứu thống kê, nếu phụ nữ có thai chỉ chụp CT một lần thì nguy cơ gặp phải rủi ro là rất hiếm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, thai phụ chụp CT nhiều lần mà không biết mình có thai trong thời gian ngắn thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, các trường hợp mang thai hoặc đang nghi ngờ mang thai phải thông báo với bác sĩ để tìm được phương pháp chẩn đoán phù hợp. Ngoài ra, không nên áp dụng chụp CT có tiêm thuốc tương phản cho phụ nữ có thai.

Đối với bà mẹ cho con bú, dù tỷ lệ thuốc tương phản tiết vào sữa mẹ rất thấp, ít khả năng gây hại cho trẻ. Tuy nhiên, người mẹ nên ngừng cho trẻ bú ít nhất 24 giờ sau khi chụp CT sọ não có tiêm thuốc cản quang.

Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng với thuốc, đặc biệt là thuốc tương phản đường tĩnh mạch, thực phẩm, chất nhuộm, chất bảo quản… Đồng thời thông báo cho bác sĩ về các thuốc đang dùng, thực phẩm chức năng…

Bệnh nhân suy thận có mức lọc cầu thận dưới ngưỡng cho phép nên hạn chế chụp CT có sử dụng thuốc tương phản đường tĩnh mạch. Nếu buộc phải tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo ngay sau khi tiêm thuốc cản quang.

Trước khi chụp CT, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám kiểm tra vấn đề an toàn trước khi tiêm thuốc tương phản như: điều tra tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe hiện tại, có đang mang thai. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc, hen phế quản thì sẽ được dự phòng phản ứng trước tiêm thuốc tương phản.

Chỉ định kiểm tra chức năng thận: Do thuốc tương phản gây hại cho người suy thận, vì thế cần xét nghiệm kiểm tra chức năng thận cho tất cả người bệnh dù có mắc bệnh lý về thận hay không. Một số trường hợp mắc bệnh suy thận cần chụp CT não có thuốc tương phản thì bác sĩ phải dự phòng kế hoạch chạy thận nhân tạo cho người bệnh và có kế hoạch kiểm tra chức năng thận sau khi tiêm thuốc tương phản.

Ngoài ra hiện nay, tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang sử dụng thuốc tương phản đồng thẩm thấu Visipaque cho phép sử dụng trên bệnh nhân không có tiền sử suy thận mà không cần xét nghiệm chức năng thận. Rút ngắn thời gian chờ kết quả xét nghiệm trước khi tiến hành chụp CT có thuốc tương phản đường tĩnh mạch.

Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi tiêm thuốc tương phản.

Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay xuôi dọc theo thân, thực hiện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.

Đối với chụp CT sọ não không tiêm tương phản, người bệnh có thể hoạt động lại ngay sau đó.

Đối với chụp CT sọ não có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch, người bệnh được theo dõi khoảng 20-30 phút sau chụp và cần uống nhiều nước. Sau đó nếu không có phản ứng bất thường, người bệnh có thể hoạt động lại.

Bác sĩ trao đổi kết quả chụp CT đầu cho bệnh nhân

Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, bác sĩ căn cứ trên kết quả chụp CT để theo dõi bệnh.

Nếu bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân khám sức khỏe tổng quát không có các yếu tố nguy cơ thì được về nhà và được bác sĩ dặn dò theo dõi nhiệt độ, phản ứng cơ thể, lượng nước tiểu,… Trong vòng 24h người bệnh cần uống nhiều nước, nếu thấy bất thường như phù tay nơi tiêm thuốc, tiểu ít… cần báo cho nhân viên y tế hoặc đên cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. [2]

Thông thường kết quả sẽ được trả trong vòng 30 – 60 phút, một số trường hợp cần hội chẩn sẽ trả kết quả lâu hơn.

Chụp CT sọ não là một trong những phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bằng hình ảnh cho bệnh ung thư não cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này giúp phát hiện 90% khối u trong não. Từ kết quả CT sọ não, bác sĩ cũng sẽ kết hợp thêm một số phương pháp khác để đưa ra những chẩn đoán chi tiết về đặc điểm để định danh khối u.

Chụp CT đòi hỏi liều bức xạ cao hơn hầu hết các các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác. Do đó chụp CT sọ não chỉ được bác sĩ giới hạn số lần chụp, và chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết. Người chụp CT sọ não cần trao đổi với bác sĩ về số lần chụp CT kể kiểm tra trước đây, tránh tình trạng chụp quá nhiều lần, sẽ tích lũy lượng bức xạ.

Chụp X quang đầu là phương pháp đơn giản có thể giúp bác sĩ phát hiện nhiều bệnh lý ở não bộ. Tuy vậy, hiện nay kỹ thuật này ít được sử dụng mà thay bằng chụp CT hoặc MRI đầu sọ với nhiều ưu điểm hơn.

Não bộ là cơ quan phức tạp và đóng vai trò quan trọng bậc nhất của cơ thể người. Vì vậy, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở khu vực đầu, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời. Một trong những phương pháp kiểm tra bệnh lý vùng đầu chính là chụp X-quang đầu. Vậy, chụp X-quang đầu phát hiện bệnh gì? Chụp X-quang đầu ở đâu hiệu quả? Ảnh chụp x-quang đầu nói lên điều gì? Hay chụp X-quang đầu giá bao nhiêu?…

Chụp X-quang đầu là kỹ thuật y khoa được dùng để chụp chiếu và cho ra hình ảnh thu được giúp bác sĩ có thể quan sát, phát hiện những tổn thương xung quanh vùng xương sọ, xương mặt, mũi và xoang, trong đó hiện nay chủ yếu được dùng để kiểm tra xương chính mũi. Chụp X-quang đầu là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn giản, thực hiện dễ dàng. Nó là cơ sở giúp các bác sĩ kiểm tra và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường tại khu vực cần kiểm tra.

Ảnh chụp X-quang đầu cho thấy vùng xương hộp sọ, xương mặt.

Chụp X-quang đầu thường được các bác sĩ chỉ định cho những trường hợp nghi ngờ chấn thương vùng đầu trong các trường hợp té ngã, va đập mạnh, hoặc chấn thương do tai nạn giao thông gây ra. Kết quả thu được từ quá trình chụp X-quang đầu có thể cho thấy vùng xương sọ có bị tổn thương, rạn nứt hay thậm chí bị vỡ hay không. Bên cạnh đó, chụp X-quang đầu cũng sẽ giúp phát hiện kịp thời những ảnh hưởng [nếu có] ở cấu trúc xương mặt, xương mũi, xương hàm. Nhờ đó, bác sĩ có thêm cơ sở để đưa ra chẩn đoán cho từng trường hợp cụ thể.

Chụp X-quang đầu hay chụp X-quang hộp sọ [1] cũng là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán ung thư não khi cần. Theo đó, tia X từ quá trình chụp chiếu sẽ cho thấy được những biểu hiện bất thường trong khu vực xương sọ do các khối u gây ra, phát hiện được các lắng đọng canxi tồn tại trong u não.

Thông thường, ngoài chụp CT hay MRI, ban đầu bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp X-quang đầu để làm cơ sở đánh giá trong các trường hợp:

    • Có di vật, dị tật bẩm sinh ở vùng đầu
    • Nghi ngờ có khối u não
    • Dị tật trong khu vực hộp sọ
    • Gãy hoặc nhiễm trùng xương mặt, xương sọ
    • Rối loạn nội tiết và chuyển hóa gây ra khuyết tật xương sọ
    • Kiểm tra xoang mũi
    • Khử xương
    • Nhiễm trùng, khối u tuyến yên
    • Đau đầu thường xuyên
    • Mất thính lực do công việc

Người thường xuyên đau đầu có thể sẽ được chỉ định chụp X-quang đầu để phát hiện những bất thường [nếu có].

Trước khi chụp X-quang đầu, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên X-quang chuyên về hình ảnh học sẽ giải thích kỹ lưỡng với người bệnh về quy trình thực hiện, và những lưu ý cần thiết. Đối với chụp X-quang sọ não, thông thường sẽ không có bất kỳ đòi hỏi hay sự chuẩn bị đặc biệt nào, kể cả nhịn ăn.

Chụp X-quang đầu có thể được thực hiện trong thời gian người bệnh đang nằm viện hoặc khám ngoại trú. Theo đó, sau khi chụp X-quang đầu, người bệnh có thể ra về.

Trước khi tiến hành chụp X-quang đầu, người bệnh sẽ được yêu cầu thay quần áo chuyên dụng. Tất cả kẹp tóc, trang sức, mắt kính, máy trợ thính, và các vật dụng kim loại khác phải được cởi bỏ để không ảnh hưởng đến quá trình chụp chiếu.

Khi vào phòng chụp, người bệnh sẽ được hướng dẫn, sắp xếp đúng tư thế để chụp X-quang đầu nhằm mang lại hiệu quả chụp tốt nhất.

Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên có thể yêu cầu người bệnh điều chỉnh sang những tư thế khác nhằm tối ưu hóa việc khảo sát bằng tia X dưới nhiều góc độ. Trong lúc đó, người bệnh cần hoàn toàn giữ yên tư thế trong khi chụp.

Trong trường hợp chụp X-quang sọ não cần được thực hiện để kiểm tra chấn thương trong sọ, người bệnh sẽ được hỗ trợ sử dụng nẹp cổ [nếu nghi ngờ gãy cột sống cổ] hoặc các phương pháp bảo vệ đặc biệt khác để ngăn chặn việc xảy ra thương tích.

Sau khi kết thúc quá trình chụp X-quang đầu, người bệnh có thể ra về và sinh hoạt bình thường.

Ảnh chụp X-quang đầu sau đó sẽ được các bác sĩ, chuyên gia chẩn đoán hình ảnh phân tích và gửi lại cho bác sĩ lâm sàng. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị thích hợp với từng trường hợp bệnh nhân khác nhau.

Trong một số trường hợp, nếu người bệnh bị nghi ngờ mắc bệnh lý, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm, khảo sát hình ảnh học chuyên sâu hơn như MRI hay CT sọ não.

Kết quả ảnh chụp X-quang đầu sau đó sẽ được các bác sĩ, chuyên gia chẩn đoán hình ảnh phân tích và gửi lại cho bác sĩ chỉ định.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế chụp X-quang để tranh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với trường hợp bắt buộc phải chụp X-quang, người mẹ phải cẩn thận nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ, lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có sử dụng thiết bị phòng hộ đảm bảo.

Đối với người bệnh là trẻ em, thường càng phải cần thận trọng hơn. Gia đình nên trao đổi ý kiến rõ ràng với bác sĩ về bệnh tình của trẻ cũng như những nguy cơ mà bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến trẻ.

Giá chụp X-quang đầu phụ thuộc vào cơ sở y tế bạn lựa chọn để thực hiện. Theo đó, nếu cơ sở y tế uy tín, sở hữu cơ sở vật chất khang trang, thiết bị máy móc hiện đại thì chi phí chụp X-quang đầu thường sẽ cao hơn. Nhưng bù lại, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ, quá trình thực hiện được diễn ra an toàn và thu về kết quả có độ chính xác cao.

Hiện nay, mặc dù chụp X-quang đầu không còn được sử dụng rộng rãi, tuy vậy, khi có nhu cầu và chỉ định, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai đa dạng các dịch vụ chụp X-quang kỹ thuật số ở nhiều bộ phận cơ thể nói chung, giúp phát hiện sớm những bất thường và tầm soát bệnh lý hiệu quả. Thời gian tiến hành chụp X-quang nhanh, an toàn, giá cả hợp lý.

Hệ thống máy móc phục vụ cho chụp X-quang ở BVĐK Tâm Anh được nhập khẩu từ các nước tiên tiến, cho ra ảnh chụp X-quang rõ nét, hiệu quả cao và an toàn, người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện chụp X-quang đầu tại đây.

Chụp X-quang là một kỹ thuật y khoa phổ biến, giúp chẩn đoán bệnh lý dựa trên hình ảnh thu được. Tuy phương pháp này mang đến nhiều lợi ích nhưng vẫn có thể có một vài rủi ro đối với sức khỏe cần lưu tâm.

Lượng tia X được sử dụng trong Y khoa là rất thấp, nằm trong ngưỡng an toàn với bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu chụp liên tục trong một thời gian dài thì vẫn gây nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Người bệnh chỉ nên chụp X-quang đầu khi có chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, để hạn chế tối đa các nguy cơ về sức khỏe khi chụp X-quang, nên thực hiện kỹ thuật y khoa này ở các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại vì các dòng máy chụp X-quang truyền thống có độ ảnh hưởng xấu với sức khỏe cao hơn.

Chụp X quang đầu cho phép bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.

Chụp X-quang cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ. Do đó, với các trường hợp trẻ em được chỉ định chụp X-quang, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trong phòng chụp sẽ đeo tạp dề chì cho bé, nhằm hạn chế tối đa việc cơ thể tiếp xúc với tia X. Ngoài ra, phụ huynh nên dặn trẻ nằm im để việc chụp X-quang diễn ra nhanh và thuận lợi hơn, tránh tình trạng phải chụp nhiều lần, tăng khoảng thời gian tiếp xúc với tia X của trẻ.

Đối với thai phụ, bức xạ từ tia X sẽ gây nên những tác động đối với sức khỏe mẹ và bé, tăng nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh thấp bé nhẹ cân và chậm phát triển… Do đó, phụ nữ đang mang thai hay nghi ngờ mình có thai nên thông báo với bác sĩ để được đảm bảo an toàn khi chụp x quang đầu hoặc cân nhắc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể bị dị ứng với chất cản quang được sử dụng khi chụp x quang trong một số trường hợp, dẫn đến tình trạng đau, sưng tấy, ửng đỏ ở vị trí tiêm. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn sau khi uống dung dịch chứa chất cản quang. Thông thường, hiện tượng này sẽ hết hẳn sau khi chụp X-quang nói chung vài giờ. Tuy nhiên, nếu không thể chịu được hoặc cơ thể khó chịu kéo dài, hãy lập tức thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.

Nếu được chỉ định chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong xương sọ do khối u gây ra, các lắng đọng trong canxi có trong u não.

Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và cân nhắc đến việc chỉ định bệnh nhân đau đầu chụp X-quang hoặc chụp CT, MRI đầu. Bệnh nhân không được tự ý đến các cơ sở chưa được cấp phép để thực hiện chụp X-quang đầu khi có các triệu chứng như đau đầu kéo dài, đau một bên đầu.

Chụp X quang đầu là một phương pháp nhanh chóng, làm cơ sở thêm để phát hiện bất thường ở não. Nếu người bệnh có các triệu chứng như đau đầu kéo dài, mất thính lực,… không nên chần chừ mà cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chỉ định các chỉ định cận lâm sàng phù hợp, tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn gây nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng.

Chụp x quang đầu là một phương pháp dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ.  Giúp các bác sĩ xem khu vực chứa cơ quan quan trọng nhất đó là não, phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh lý, để có phác đồ điều trị thích hợp.

Video liên quan

Chủ Đề