Em hiệu thế nào là giáo dục công dân

Theo dự kiến đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, cùng Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân sẽ là môn học bắt buộc từ tiểu học đến hết THPT. Trên thực tế, việc dạy và học môn Giáo dục công dân [GDCD] ở trường phổ thông khá buồn chán, nội dung nào cũng có thể lồng ghép vào môn học này, còn học sinh [HS] học cốt chỉ đủ điểm để lên lớp.

Chán vì thiếu thực tiễn

Nói về những kiến thức GDCD đang học, N.H.T [Lớp 7, Trường THCS Chu Văn An, Q.1, TP.HCM] nhận xét: “Có nhiều bài học khó hiểu. Khi kiểm tra, chúng em đều phải cố học thuộc lòng hết các khái niệm và nhiều lúc cảm thấy chưa cần thiết”. Còn thầy Nguyễn Thành Long [Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình] cũng nhìn nhận: “Nhiều nội dung biên soạn chưa phù hợp với độ tuổi của HS. Chẳng hạn ở lớp 7 [12 tuổi], HS phải nắm hết kiến thức về quốc hội, HĐND các cấp trong bài về bộ máy nhà nước, sau đó làm bài tập với các câu hỏi muốn đăng ký tạm trú, kết hôn... phải đến những cơ quan nào? Hay như bài "Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo", các em phải nghe giảng về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”.


Tiết học của thầy Trần Tuấn Anh [Trường THCS Bạch Đằng, Q.3], một trong những giáo viên
có nhiều sáng tạo trong giảng dạy môn GDCD.

Một giáo viên ở Q.3 nhận định: Khi phải tiếp nhận những kiến thức vượt quá lứa tuổi, khó hiểu, mơ hồ, lâu dần các em sẽ cảm thấy chán ngán. Đó là chưa kể tâm lý môn phụ, không thi nên không tránh khỏi việc HS ngủ gật trong lớp.

Cái gì cũng đưa vào GDCD

Ông Nguyễn Phạm Đại [Hiệu trưởng Trường THPT Tân Bình, Q.Tân Phú] nói: “Môn này còn “gánh” thêm quá nhiều nội dung khác như: Phòng chống tội phạm, giáo dục giới tính, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, chính sách quốc phòng... Thấy dư luận xã hội lên tiếng HS thời nay thiếu kỹ năng gì là lập tức môn GDCD có “hàng đính kèm”. Đưa quá nhiều nội dung vào bài giảng khiến HS bội thực, còn giáo viên nhiều khi không biết dạy gì. Vì thế, theo ý kiến của nhiều giáo viên, việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức”.

Trên thực tế, việc lồng ghép hoạt động khác vào bộ môn này hoàn toàn không hiệu quả vì thời lượng quá ít. 1 tiết/tuần may ra chỉ đủ để giáo viên giới thiệu kiến thức trọng tâm, khó lòng dẫn chứng thực tế hay phối hợp hoạt động.

Nên gắn liền với cuộc sống

Trước thực tế này, ông Nguyễn Phạm Đại khẳng định: “Nếu không thay đổi ngay nội dung giảng dạy thì từ HS, giáo viên đến cả cha mẹ HS cũng bị sốc khi GDCD trở thành môn học bắt buộc sau một thời gian dài dạy và học theo kiểu đối phó, thờ ơ”.

Cụ thể hơn, ông Trần Văn Đức [Hiệu trưởng Trường THPT Long Trường, Q.9] đề nghị: “Để trở thành một trong 4 môn học bắt buộc, chương trình GDCD phải có sự thay đổi ngay từ bây giờ. Nội dung học phải thực tế, gắn với hơi thở của cuộc sống thì mới khiến HS hứng thú. Bên cạnh đó, giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy, đừng tự bằng lòng với sự yếu thế của môn học mà phải làm sao để mỗi khi đến giờ dạy của mình, HS lại náo nức mong chờ”.

Bà Lê Thị Hồng Anh [Chuyên viên Phòng Công tác HS-SV, Sở GD-ĐT TP.HCM] cho rằng: “Cần chắt lọc, cô đọng lại và giảm bớt khái niệm, phạm trù, đồng thời tăng cường những bài học kinh nghiệm, mẩu chuyện, bài báo, tin tức. Đã gọi là GDCD thì nên tập trung vào giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS. Sau khi đã chuẩn bị cho HS một nền tảng đạo đức vững chắc cùng với kỹ năng sống, các em sẽ dễ dàng tiếp nhận những kiến thức cơ bản như triết học, kinh tế chính trị…”.

Theo Thanh niên

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ?

Giáo dục công dân được biết đến là môn học quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho các em học sinh. Tuy nhiên, nhiều em với tư tưởng cho rằng giáo dục là môn học phụ luôn xem thường, bỏ qua. Hay với nhiều em thì lượng lý thuyết khổng lồ của môn học, khiến các em “khó nuốt”, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu và ghi nhớ môn học. Vậy làm thế nào để học tốt môn học giáo dục công dân [GDCD] trong nhà trường? Bài viết này trung tâm gia sư Tất Đạt xin đưa ra một số phương pháp giúp các em học sinh.

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Đây là sự cần thiết giúp các em có thể định hình được những kiến thức sẽ có trong tiết học hôm nay, từ đó tiếp thu kiến thức tốt hơn.

- Trước mỗi buổi học, khi ở nhà, hãy dành cho mình từ 20-30 phút để xem qua bài mới. Xem bài có tiêu đề và những mục đề chính nào. Bởi những kiến thức sẽ chỉ xoay quanh làm rõ tên bài và những luận điểm ghi ở tên các tiêu đề.

- Dùng bút nhớ để gạch chân những từ khóa em cho là trong tâm của bài học GDCD hôm nay, để khi đến lớp nghe thầy cô hiểu, các em có thể khắc sâu hơn.

Chú ý nghe giảng trên lớp

- Mặc dù đã chuẩn bị bài trước ở nhà, nhưng không vì thế mà các em được lơ là những tiết học GDCD của thầy cô ở trên lớp. Hãy luôn chăm chú nghe giảng để hiểu về bài học kĩ hơn, đồng thời xem xem mình chuẩn bị bài, suy nghĩ có giống với giáo viên không.

- Chuẩn bị bài giúp các em phát hiện ra những điều, những khái niệm hay khía cạnh vấn đề mình còn vướng mắc, kịp thời nhờ thầy cô giải đáp ngay trong buổi học.

GDCD được xem là môn học gần gũi với cuộc sống, tuy nhiên cũng có những phần nội dung khá trừu tượng, triết lí. Vì vậy, nếu không chú ý nghe giảng, các em sẽ dễ bỏ qua mất những kiến thức trọng tâm mà thầy cô muốn nhắc.

Phương pháp ghi chép

- Ghi chép là một phương pháp giúp các em lưu lại kiến thức, tránh quên. Hãy cố gắng ghi chép đầy đủ những kiến thức trọng tâm mà thầy cô giảng dạy ở trên lớp, bởi có thể những kiến thức đó các em đã hiểu, nhưng một thời gian sau đến lúc ôn thi, các em sẽ quên mất kiến thức đó.

- Sử dụng những cuốn sổ tay nhỏ, tiện dụng, giúp các em ghi chép bất cứ lúc nào.

Biết hệ thống kiến thức

- Kiến thức môn học nào cũng là một chuỗi liên kết. Chương này làm tiền đề để học tốt những chương sau. Vì vậy, sau mỗi chương, mỗi phần, các em phải biết hệ thống những kiến thức trọng tâm quan trọng nhất, làm nền tảng vững vàng để học tốt những chương sau.

- Sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ cây để ghi chép kiến thức một cách tổng quát, đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Ở trung tâm là mục kiến thức, những nhánh nhỏ là các luận đề chính, rồi từ các luận đề có những nội dung, khái niệm riêng là những nhánh nhỏ hơn,…

Liên hệ thực tiễn

- GDCD gắn liền với cuộc sống thực tiễn, đó là những nội dung về đạo đức, lối sống, pháp luật. Nó trả lời cho câu hỏi: “Sống để làm gì?” “ Sống thế nào để trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội?”. Vì thế, để có thể nhớ lâu kiến thức lí thuyết, cũng như hiểu hơn về bài học, các em có thể liên hệ với thực tiễn, những hành vi, lối sống đạo đức có trong xã hội để có nhìn nhận tổng quan nhất.

Thái độ học tập nghiêm túc

- Hãy học tập một cách nghiêm túc, đừng chỉ học vẹt, học tủ. Đừng nghĩ rằng  đây là môn học phụ mà bỏ qua đi. Hãy xác định rằng mình học cho chính bản thân mình, cho tương lai của mình, chứ không phải vì một ai khác: bố mẹ, gia đình, thầy cô,…

- Đề cho mình những mục tiêu và kế hoạch học tập, từ đó chăm chỉ thực hiện đều đặn hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Học nhóm

- Học nhóm là phương pháp giúp các em trao đổi trực tiếp những kiến thức với bạn bè. Với môn GDCD, mỗi vấn đề cần nhiều những quan điểm, ý kiến trao đổi để có thể phát hiện ra được những biện pháp và quan điểm đúng đắn, tối ưu nhất. Học cùng bạn bè giúp các em nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó phát triển toàn diện hơn.

Học cùng gia sư

- Nếu như các em gặp khó khăn trong việc phân chia thời gian học tập, hay học không có hiệu quả, thiếu phương pháp, thì gia sư tại nhà là biện pháp giúp các em cải thiện tình hình học tập môn GDCD tốt nhất.

Trung tâm gia sư Tất Đạt giới thiệu đội ngũ gia sư môn giáo dục công dân tại nhà chất lượng, uy tín, giúp các em trả lời câu hỏi: “làm thế nào để học tốt môn GDCD?”

Click xem thêm : NHỮNG SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH

-> CÂU CHUYỆN THI ĐẠI HỌC

 Anh chị cần tìm gia sư tại nhà có thể liên hệ với chúng tôi.

► Với Chi phí > 150k [Với gia sư là SV], > 250k [Với Giáo Viên].

► Biểu giá sẽ được điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu của Phụ huynh và trình độ, kinh nghiệm của gia sư/giáo viên.

⇒  Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, hoặc tìm gia sư giáo viên dạy miễn phí tại nhà cho con vui lòng liên hệ hotline.

Hoặc đăng kí:  Tại Đây

GIA SƯ TẤT ĐẠT – DỊCH VỤ GIA SƯ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI

Hotline:  0962.681.347 

                093.171.2489

Website: giasutatdat.edu.vn

Facebook: Gia Sư Tất Đạt

Email:

Hà Nội: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

TP.HCM: 45 đường số 20, phường 11, quận 6, TPHCM.    

Video liên quan

Chủ Đề