Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.
Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?
[…]
Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm Và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao câu 1: Theo anh chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên" đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Hướng dẫn “Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp” hay, chi tiết nhất theo các bộ đề Đọc hiểu do Top Tài Liệu sưu tầm từ các đề thi Ngữ Văn của các năm học gần nhất. Kèm theo đó là kiến thức mở rộng hữu ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp. Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? […] Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”

Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

Đáp án

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận

Câu 2:

– Biện pháp tu từ so sánh [Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp]; ẩn dụ [phong sương – chỉ gian khổ, thử thách của cuộc sống]

– Tác dụng: làm cho sự diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể về mối quan hệ gắn bó giữa con cái với cha mẹ. Qua đó, người viết đặt ra vấn đề về cách dạy con làm người thông qua trải nghiệm cuộc sống.

Câu 3:

Người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao” là vì :

– Có từng trải gian nan, thử thách, con người mới tự khẳng định mình, tự đứng vững trên đôi chân của mình, được trưởng thành, khôn lớn.

– Con người ai cũng có mơ ước và theo đuổi ước mơ. Muốn biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực, cần phải đối diện với muôn vàn khó khăn

=> Vì tác giả muốn truyền tải thông điệp rằng để có thể khám phá ra thật nhiều những điều mới mẻ trong cuộc sống, trải nghiệm những ngày tháng sống ý nghĩa thì ta buộc phải bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, va chạm và trải nghiệm thật nhiều.

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày một trong những thông điệp sau:

– Sống là chính mình, không nên sống lệ thuộc, sống nhờ, sống dựa vào người khác.

– Để trưởng thành, con người phải biết trải nghiệm cuộc sống.

Ví dụ: Thông điệp mà em tâm đắc nhất đó là phải học cách bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, học và trải nghiệm thật nhiều những điều mới mẻ, học cách sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn từng ngày, để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.

Đề 1. Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc tự thay đổi bản thân.

Bài làm

Xã hội luôn phát triển, vận động theo chiều hướng tiến bộ và đi lên. Chính vì thế, con người cũng cần thay đổi, phát triển và nâng cao giá trị của bản thân, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Thay đổi bản thân là việc mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, cải thiện để mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Việc thay đổi bản thân của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đối với cuộc sống, sự phát triển của xã hội. Người biết thay đổi bản thân là người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Họ biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục. Bên cạnh đó, họ còn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê… Việc thay đổi bản thân có ý nghĩa to lớn với con người và xã hội: thay đổi để làm cho bản thân ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này sẽ không phát triển được bản thân, dần dần sẽ tụt về sau và không có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, quỹ thời gian của chúng ta cũng giống nhau, chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên và nắm bắt những cơ hội quý giá trong cuộc sống của mình.

Đề 2. Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của sự tự nỗ lực vươn lên của mỗi người trong cuộc sống.

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Đề 1. Nghị luận xã hội về ý chí nghị lực sống của con người

Đáp án

I. Mở bài:

– Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý chí nghị lực sống của con người.

II. Thân bài:

* Luận điểm 1: Giải thích khái niệm ý chí nghị lực

– Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.

– Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.

* Luận điểm 2: Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực

– Nguồn gốc

+ Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Ví dụ: Nguyễn Sơn Lâm…

– Biểu hiện của ý chí nghị lực

+ Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven…

+ Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.

+ Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích.

* Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực

– Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate,…

– Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống

– Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn

– Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.

– Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

* Bình luận, mở rộng

– Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:

+ Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.

+ Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai

+ Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận

=> Lối sống cần lên án gay gắt.

– Phương hướng rèn luyện

+ Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống

+ Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện

* Bài học nhận thức và hành động

– Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.

– Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã

– Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.

– Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.

– Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống

– Liên hệ bản thân;

Đề 2. Nghị luận xã hội bàn về sự thành công

Đáp án

I. Mở bài: giới thiệu về sự thành công

Mỗi chúng ta, ai cũng muốn mình thực hiện được những gì mình mong muốn trong cuộc sống và đời sống. Thực hiện được những mong muốn đó ta gọi là thành công. Để có được sự thành công và sống trong niềm hạnh phúc với thành công thì chúng ta nên làm gì. Để hiểu rõ hơn về thành công chúng ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài: nghị luận về sự thành công

1. Thành công là gì:

– Thành công là ta đạt được mong ước, ước muốn của chúng ta

– Thành công cũng có thể là ta đạt được hạnh phúc

– Cũng có thể thành công là gia đình ta được ấm no hạnh phúc

– Thành công được định nghĩa theo mong muốn và ước muốn của một người, thỏa mãn ước muốn đó.

2. Biểu hiện của sự thành công:

– Đối với học sinh: thi vào trường mình thích, đậu đại học, đạt học sinh giỏi, thường thầy cô và các bạn quý mến

– Đối với người kinh doanh: bán được một vật gì đó, kết kết một hợp đồng tốt

– Đối với người bán vé số có thể bán hết vé số trong một ngày

– Đối với người bình thường: mua được nhà, có cuộc sống ấm êm

3. Bình luận về thành công:

– Khi nhắc đến thành công ai cũng nghĩ đến danh vọng, ước nguyện

– Thành công với người này nhưng cũng là thất bại với người khác

– Thành công không đến từ một khía cạnh mà là sự cố gắng nỗ lực của mỗi người

– Đối với nhiều người thất bại thì nản, nhưng có nhiều người họ xem đó là động lực

4. Phê phán những biểu hiện tiêu cực của thành công:

– Những kẻ lười biếng

– Những người không dám đương đầu với thử thách, với khó khăn

– Phê phán những người dựa vào sự thành công của người khác

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự thành công

– Thành công là sự nỗ lực của mỗi người

– Phải sống tốt và thực hiện ước muốn của mình

Video liên quan

Chủ Đề