Vì sao đặt tên cho các cơn bão

Các cơn bão nhiệt đới được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.

Không như ở Việt Nam nơi các cơn bão được đặt tên theo số thứ tự của nó trong năm, trên thế giới bão thường mang tên phụ nữ, và sau này cả tên nam giới. Riêng ở tây bắc Thái Bình Dương, bão còn mang tên hoa lá, động vật...

Các cơn bão nhiệt đới được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.Người ta cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất. Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái [Able-Baker-Charlie- ...], nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới [WMO] và Cơ quan khí tượng Mỹ [NWS] thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới.Các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng. Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-61. Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương [khu vực mà Việt Nam nằm trong] được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Dưới đây là các tên được dùng để đặt cho bão ở tây bắc Thái bình dương:

[Nguồn: Atlantic Oceanographic and Meteorological Laboratory]

Nước/
Lãnh thổ

Tên bão
CampuchiaDamreyKong-reyNakriKrovanhSarika
Trung QuốcLongwangYutuFengshenDujuanHaima
Bắc Triều TiênKirogiTorajiKalmaegiMaemiMeari
HK, Trung QuốcKai-TakMan-yiFung-wongChoi-wanMa-on
Nhật BảnTenbinUsagiKanmuriKoppuTokage
LàoBolavenPabukPhanfoneKetsanaNock-ten
MacauChanchuWutipVongfongParmaMuifa
MalaysiaJelawatSepatRusaMelorMerbok
MicronesiaEwinlarFitowSinlakuNepartakNanmadol
PhilippinesBilisDanasHagupitLupitTalas
Hàn QuốcGaemiNariChangmiSudalNoru
ThailandPrapiroonWiphaMekkhalaNidaKulap
MỹMariaFranciscoHigosOmaisRoke
Việt NamSaomaiLekimaBaviConsonSonca
CampuchiaBophaKrosaMaysakChanthuNesat
Trung QuốcWukongHaiyanHaishenDianmuHaitang
Bắc Triều TiênSonamuPodulPongsonaMinduleNalgae
HK, Trung QuốcShanshanLinglingYanyanTingtingBanyan
Nhật BảnYagiKazikiKujiraKompasuWashi
L:àoXangsaneFaxaiChan-homNamtheunMatsa
MacauBebincaVameiLinfaMalouSanvu
MalaysiaRumbiaTapahNangkaMerantiMawar
MicronesiaSoulikMitagSoudelorRananinGuchol
PhilippinesCimaronHagibisImbudoMalakasTalim
Hàn QuốcChebiNoguriKoniMegiNabi
ThailandDurianRammasunMorakotChabaKhanun
MỹUtorChataanEtauAereVicete
Việt NamTramiHalongVamcoSongdaSaola

Nội dung theo VNE

1. Vì sao con người đặt tên cho các cơn bão?

  • Để tránh nhầm lẫn
  • Để dễ trao đổi thông tin
  • Cả hai ý kiến trên đều đúng

Theo National Hurricane Center, các cơn bão được đặt tên để đơn giản hóa việc trao đổi thông tin và liên lạc. Việc sử dụng những cái tên dễ nhớ làm giảm đáng kể sự nhầm lẫn khi hai hoặc nhiều cơn bão xảy ra cùng lúc. Thay vì gọi theo kinh độ, vĩ độ, các cơn bão sẽ được gọi bằng những cái tên ngắn, dễ nhớ để tránh nhầm lẫn khi chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan. Qua đó, công chúng sẽ dễ dàng theo dõi dự báo về đường đi, tác động của cơn bão. Ảnh: Forbes.

2. Ai đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới Đại Tây Dương?

  • Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ
  • Đài truyền hình
  • Tổ chức Khí tượng Thế giới
  • Đáp án A và C đều đúng

Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ bắt đầu đặt tên cho các cơn bão từ năm 1950 nhưng không theo quy luật cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới Đại Tây Dương được đặt theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái. Đến năm 1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ, nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A - Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B - Bernard. Hiện nay, việc đặt tên cho các cơn bão thuộc quyền của Tổ chức Khí tượng Thế giới. Ảnh: ABC News.

3. Chữ cái nào không được dùng để đặt tên cho bão nhiệt đới Đại Tây Dương?

  • Q, U
  • X, Y
  • Z
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Với riêng khu vực Đại Tây Dương, Tổ chức Khí tượng Thế giới sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt là tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z. Ảnh: Insider.


4. Cơ quan nào đặt tên cho các cơn bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông?

  • Cục Khí tượng Nhật Bản
  • Cục Khí tượng Ấn Độ
  • Cục Khí tượng Australia
  • Tổ chức Khí tượng Thế giới

Theo World Meteorological Organization, Cục Khí tượng Nhật Bản [JMA] là một trong sáu Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. JMA là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông [trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam]. Ảnh: CNN.

5. Các cơn bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông được đặt tên thế nào?

  • Đặt tên theo địa danh
  • Đặt tên theo động vật
  • Đặt tên theo thực vật
  • Cả ba đáp án đều đúng

Thay vì đặt theo tên con người, phần lớn cơn bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông được đặt theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm. Theo World Meteorological Organization, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La. Ảnh: Old Farmer's Almanac.

6. Tên của các cơn bão sẽ bị loại bỏ và thay thế trong trường hợp nào?

  • Tên cơn bão khó đọc
  • Tên cơn bão trùng với danh nhân thế giới
  • Cơn bão gây thiệt hại nặng nề về người và của

Danh sách tên các cơn bão được sắp xếp và sử dụng luân phiên theo từng năm. Tuy nhiên, nhiều cái tên buộc phải loại bỏ và thay thế do trường hợp nhạy cảm. Cụ thể, nếu cơn bão đó gây thiệt hại nặng nề về người và của, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên sẽ thay thế cái tên mới. Ví dụ, cái tên Katrina đã bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi danh sách. Năm 2005, cơn bão Katrina đổ bộ vào Mỹ khiến 1.833 người thiệt mạng, gây thiệt hại 108 tỷ USD. Ảnh: National Geographic Society.

Kỳ quan ở Việt Nam 2 lần được công nhận Di sản thế giới

Kỳ quan này đã được bình chọn là một trong số 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới.

10:06 23/5/2021

Video liên quan

Chủ Đề