Dự phòng phí bảo hiểm là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Dự phòng nghiệm vụ là gì?
  • 2. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
  • 3. Phương pháp trích lập dự phòng phí chưa được hưởng
  • 4. Phương pháp trích lập dự phòngbồi thường
  • 5.Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất

Căn cứ pháp lý:

- Luật kinh doanh bảo hiểm;

- Nghị định 73/2016/NĐ-CP;

- Thông tư 52/2017/TT-BTC;

Mục lục bài viết

  • 1. Bảo hiểm sức khỏe là gì?
  • 2.Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm sức khỏe
  • 3.Các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với bảo hiểm sức khỏe
  • 3.1. Dự phòng toán học
  • 3.2. Dự phòng phí chưa được hưởng
  • 3.3. Dự phòng bồi thường
  • 3.4. Dự phòng đảm bảo cân đối

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và trả lời cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Luật kinh doanh bảo hiểm;

- Nghị định 73/2016/NĐ-CP;

- Thông tư 50/2017/TT-BTC;

1. Quy định chung vềlập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Căn cứ theo quy định tại điều 96. Dự phòng nghiệp vụ Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định cụ thể:

1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Như vậy căn cứ theo quy định như trên chúng ta có thể cho rằng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ cho việc sẵn sàng chi trả cho những nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm hay bồi thường đã cam kết với khách hàng khi rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Theo quy định của pháp luật thì doanh thu bảo hiểm hay còn gọi là phí bảo hiểm cách tính đó là trừ đi chi phí bồi thường trong 1 năm chưa phải lãi của doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ bao gồm phí chưa được hưởng và yêu cầu bồi thường của khách hàng đang trong thời gian giải quyết, bồi thường cho dao động lớn có thể xảy ra vào những năm sau. Có thể nói quỹ dự phòng này được xem là nguồn sẵn sàng chi bồi thường cho những năm đột xuất có xảy ra những tổn thất rất lớn.

Như vậy căn cứ theo quy định này và trên thực tế về nhu cầu chi trả bảo hiểm thì sau khi kí kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đã có trong tay một khoản tiền nhất định từ phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Nhưng doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được coi khoản tiền này là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, mà phải luôn xác định đó là khoản nợ với khách hàng. Theo đó nên để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập các quĩ dự phòng nghiệp vụ. Việc lập quỹ dự phòng nghiệp vụ nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết với khách hàng mà doanh nghiệp còn nợ.

Ngoài ra trên thực tế đối với phần phí dự phòng được sử dụng trước hết là để bồi thường cho những tổn thất đã xảy ra nhưng chưa thanh toán và những tổn thất có thể xảy ra. Bởi vì khi sự kiện bảo hiểm phát sinh, ít khi được thanh toán ngay lập tức, mà thường sau một thời gian nhất định, có thể kéo dài trong nhiều niên độ tài chính. Đối với các hợp đồng được thiết lập không phải trong cùng một lúc, thời gian hiệu lực của hợp đồng cũng khác nhau, vì vậy, các khoản dự phòng buộc phải được thiết lập. Bên cạnh đó doanh nghiệp bảo hiểm phải tính đến những khoản chi trả lớn nằm ngoài dự kiến, bởi vì những thiệt hại rủi ro gây ra là không biết trước được, và dự phòng bồi thường chỉ được xác định một cách tương đối thông qua thống kê, đánh giá. Khoản tiền chi trả này không thể lấy từ đâu khác ngoài phần phí bảo hiểm đã thu.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm [sau đây gọi tắt là Nghị định số 73/2016/NĐ-CP], bao gồm hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; đại lý bảo hiểm và đào tạo đại lý bảo hiểm; chế độ báo cáo, công bố thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện và các mẫu biểu; thành lập và hoạt động của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm [sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm], chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam [sau đây gọi tắt là chi nhánh nước ngoài], doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Chương II. HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Mục 1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

Điều 3. Nguyên tắc chung trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm

1. Trung thực, công khai và minh bạch, tránh để khách hàng hiểu sai về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cung cấp.

2. Trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tìm hiểu các thông tin cần thiết về khách hàng, cân nhắc khả năng tài chính và năng lực chuyên môn của mình, đảm bảo duy trì các nguồn lực tài chính, khả năng thanh toán và các hệ thống quản lý rủi ro; đảm bảo không phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.

3. Tài liệu giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải rõ ràng, phản ánh thông tin cơ bản tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép cung cấp, nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chịu trách nhiệm cập nhật các tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng và các tài liệu bán hàng khác của mình trong suốt thời gian sử dụng.

4. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các quy tắc, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trực tiếp bán bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cho bên mua bảo hiểm và không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể giảm phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm được giảm tối đa không vượt quá tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư này. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm xây dựng quy trình giảm phí, mức giảm phí. Tổng Giám đốc [Giám đốc] của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm phê chuẩn quy trình này và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

6. Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài đồng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm phải quy định rõ tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đứng đầu, tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đồng bảo hiểm phải cùng chịu trách nhiệm về những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.

Điều 4. Nguyên tắc trong khai thác bảo hiểm nhân thọ

Ngoài các nguyên tắc chung quy định tại Điều 3 Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Tài liệu minh họa bán hàng cung cấp cho bên mua bảo hiểm:

a] Có sự chấp thuận của chuyên gia tính toán về các giả định dùng để tính toán trước khi sử dụng để cung cấp cho bên mua bảo hiểm;

b] Đối với những sản phẩm có giá trị hoàn lại, tài liệu minh họa bán hàng trình bày những điều kiện để được nhận giá trị hoàn lại và những quyền lợi, kèm theo số tiền cụ thể mà bên mua bảo hiểm được hưởng khi nhận giá trị hoàn lại, nêu rõ những quyền lợi này là có đảm bảo hay không có đảm bảo.

2. Giải thích rõ và đưa ra các yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm; tiếp nhận và lưu giữ thông tin do bên mua bảo hiểm hoặc người được bên mua bảo hiểm ủy quyền kê khai trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.

3. Phân tích nhu cầu và khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm để tư vấn cho bên mua bảo hiểm những sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

4. Khi cấp đơn bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản những thông tin sau:

a] Thời hạn, kỳ đóng phí bảo hiểm, phương thức đóng phí [nếu có];

b] Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại, thắc mắc, tranh chấp liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của khách hàng;

c] Trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và chính xác; những thay đổi cần thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm;

d] Quyền lợi bảo hiểm của sản phẩm; các điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và các trường hợp khác phải lưu ý;

đ] Việc giao kết các hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo các hợp đồng bảo hiểm chính không phải là điều kiện bắt buộc để duy trì hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm chính;

e] Đối với các sản phẩm bảo hiểm có giá trị hoàn lại, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải nêu rõ thời điểm có giá trị hoàn lại;

g] Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền khấu trừ các khoản nợ chưa được hoàn trả trước khi thanh toán giá trị hoàn lại, trả quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

Điều 5. Hoa hồng đại lý bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả hoa hồng cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm thực hiện một hoặc một số nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm để mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều này, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng đại lý bảo hiểm áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

3. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa được trả trên phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả cho đại lý bảo hiểm được thực hiện theo quy định sau [trừ các trường hợp quy định tại điểm 3.4 khoản này]:

3.1. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tỷ lệ hoa hồng tối đa [%]

I

BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN

1

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

5

2

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không

10

3

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển

5

4

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu [trừ tàu biển]

15

5

Bảo hiểm trách nhiệm

5

6

Bảo hiểm hàng không

0,5

7

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

10

8

Bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện

10

9

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

10

10

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

10

11

Bảo hiểm nông nghiệp

20

12

Bảo hiểm bảo lãnh

10

II

BẢO HIỂM BẮT BUỘC

1

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô

5

2

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy

20

3

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật

5

4

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

5

5

Bảo hiểm cháy, nổ

5

6

Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng

5

7

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng

5

8

Bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường

5

- Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng của từng nghiệp vụ được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói.

3.2. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:

a] Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân:

Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa được áp dụng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm theo bảng sau:

Nghiệp vụ bảo hiểm

Tỷ lệ hoa hồng tối đa [%]

Phương thức nộp phí định kỳ

Phương thức nộp phí 1 lần

Năm hợp đồng thứ nhất

Năm hợp đồng thứ hai

Các năm hợp đồng tiếp theo

1. Bảo hiểm tử kỳ

40

20

15

15

2. Bảo hiểm sinh kỳ

- Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống

- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

15

20

10

10

5

5

5

5

3. Bảo hiểm hỗn hợp:

- Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống

- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

25

40

7

10

5

10

5

7

4. Bảo hiểm trọn đời

30

20

15

10

5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

25

10

7

7

b] Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại.

c] Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ động tính toán hoa hồng bảo hiểm trên cơ sở tổng số hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt hoặc theo nghiệp vụ bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính.

3.3. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ là 20%.

3.4. Đối với các sản phẩm bảo hiểm khác ngoài các nghiệp vụ quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và điểm 3.3 khoản này, có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng đó.

Điều 6. Phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới

Việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và các nguyên tắc sau:

1. Bộ Tài chính kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm và sự phù hợp của quy tắc, điều khoản bảo hiểm với các quy định pháp luật hiện hành. Đối với các sản phẩm bảo hiểm được xây dựng dựa trên quy tắc, điều khoản bảo hiểm mẫu, Bộ Tài chính chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm.

2. Bộ Tài chính kiểm tra giải trình cơ sở kỹ thuật của sản phẩm bảo hiểm trên cơ sở ý kiến xác nhận của chuyên gia tính toán bảo hiểm [đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe], chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán [đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài].

3. Đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với mức phí bảo hiểm thuần do Bộ Tài chính công bố, cụ thể như sau:

a] Mức phí bảo hiểm thuần là mức phí bảo hiểm đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên mua bảo hiểm, tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài; được xác định trên số liệu thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới;

b] Mức phí bảo hiểm thuần chưa bao gồm các khoản thuế giá trị gia tăng, khoản đóng góp từ các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm, các khoản trích lập bắt buộc theo quy định pháp luật, chi hoa hồng bảo hiểm, chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận dự kiến.

4. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm rà soát, đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không phải thực hiện phê chuẩn đối với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đã triển khai trước ngày 01 tháng 10 năm 2012. Trường hợp thay đổi [sửa đổi, bổ sung] các sản phẩm bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP trước khi thực hiện.

Câu hỏi 17. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hình thành quỹ sẵn sàng chi trả …

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Câu hỏi 17. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hình thành quỹ sẵn sàng chi trả cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp cần thiết được quy định như thế nào?

Trả lời:

Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ cho việc sẵn sàng chi trả cho những nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm hay bồi thường đã cam kết với khách hàng khi rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Điều 96 Luật KDBH quy định:

“1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.“

Điều 8 NĐ 46 quy định chi tiết về trích lập dự phòng nghiệp vụ Phi nhân thọ:

“1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp.2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

a] Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

b] Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

c] Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.

Như vậy doanh thu bảo hiểm [phí bảo hiểm] trừ đi chi phí bồi thường trong 1 năm chưa phải lãi của doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ bao gồm phí chưa được hưởng, yêu cầu bồi thường của khách hàng đang trong thời gian giải quyết, bồi thường cho dao động lớn có thể xảy ra vào những năm sau. Đây là nguồn sẵn sàng chi bồi thường cho những năm đột xuất có xảy ra những tổn thất rất lớn.

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Bài viết trướcCâu hỏi 16. Quy định về các DNBH phải lập quỹ dự trữ trong đó có quỹ dự trữ

Bài kếCâu hỏi 18. Vốn nhàn rỗi của DNBH bao gồm vốn chủ sở hữu và dự phòng …

Video liên quan

Chủ Đề