Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản 2022

Sinh con bao lâu thì nhận được tiền thai sản [Ảnh minh họa]

1. Thời hạn hưởng chế độ thai sản sau sinh

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ như mục [2] cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ như mục [2] và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

- Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động, tối đa là 20 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, lao động nữ sinh con sẽ được chi trả tiền thai sản.

Đối với trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

[Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014]

2. Hồ sơ hưởng thai sản của người lao động

- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

+ Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

[Khoản 1 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014]

>>> Xem thêm: Cách tính mức hưởng tiền chế độ thai sản được quy định như thế nào? Trường hợp công ty nộp hồ sơ trễ 2 tháng thì có bị phạt không? Mức xử phạt quy định là bao nhiêu?

Nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ gồm những gì và mức hưởng ra sao?

Bị sẩy thai có được hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ thai sản không? Người bị sẩy thai được nghỉ làm trong thời gian bao lâu?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Khác với các lĩnh vực khác, Bảo hiểm xã hội mang mục đích của an sinh xã hội. Tuy nhiên, để được hưởng những những ưu đãi xã hội này thì người lao động cần phải đáp ứng những yêu cầu cũng như những điều kiện cụ thể và cần phải chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để hưởng trợ cấp. Vậy điều kiện hưởng hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi là gì?

Hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi

1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản khi sinh con, nhận nuôi con nuôi

- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lao động nữ sinh con;

+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

>> Xem thêm về Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con:

- Thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được xác định như sau:

- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và:

+ Tháng đó có đóng BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ Tháng đó không BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2.  Chế độ được hưởng thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi

a] Trường hợp sinh con thông thường

-   Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Sinh đôi trở lên, cứ mỗi con nghỉ thêm 1 tháng. 

-   Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

b] Trường hợp nhận con nuôi

-    Trường hợp nhận con nuôi thì người mẹ được nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi

c] Trường hợp con chết

-   Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện [đóng 6 tháng] thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu.

-    Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện [đóng 6 tháng] thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng, cụ thể như sau:

+ Con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

+ Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng

- Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

d] Trường hợp mẹ chết sau sinh

Trường hợp mẹ chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ theo thời gian còn lại của mẹ. Nếu không nghỉ thì ngoài tiền lương còn được hưởng tiền chế độ cho thời gian còn lại của người mẹ.

+ Nếu cha nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của cha.

+ Nếu cha không nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của mẹ.

Tham gia BHXH

Đối tượng hưởng

Thời gian hưởng

Mức hưởng

Cha

Mẹ

     

Không

Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng

Thời gian còn lại của mẹ

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng của mẹ

Được nghỉ việc hưởng chế độ TS đối với thời gian còn lại của mẹ

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Không

Có nhưng không đủ điều kiện

Cho đến khi con đủ 6 tháng

Mức bình quân tiền lương các tháng đóng BHXH của mẹ

Có nhưng không đủ điều kiện

Được nghỉ việc hưởng chế độ TS cho đến khi con đủ 6 tháng

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Không

Cho đến khi con đủ 6 tháng

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

e]  Điều kiện lao động nữ được đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con khi có đủ điều kiện sau đây:

- Sau khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng;

- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

- Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày đi làm việc, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời hạn theo quy định.

2.  Mức tiền được hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi

Mức hưởng = [Mbq6t x 100% x Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi] + 2 lần x Lương cơ sở

Trong đó:

+ Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

+ Mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng

3. Hồ sơ bao gồm:

Mẫu 01B-HSB

- Giấy khai sinh/ Chứng sinh bản sao công chứng

4. Hướng dẫn kê khai trên C70a-HD

Cách lập mẫu 01B-HSB

5. Thời gian nộp hồ sơ:

- Không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm lại

6. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

- 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ

Trên đây là chi tiết hướng dẫn về việc làm Hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi mà EFY Việt Nam muốn hướng dẫn tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với người lao động.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Dương 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan

  • Mẹ chết sau sinh hoặc gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con dưới 6 tháng tuổi
  • Chi trả tiền trợ cấp chế độ BHXH trong bao lâu?
  • Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ năm 2022
  • Giải đáp: Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
  • Chế độ mẹ đơn thân nuôi con nhỏ khi tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH] bắt buộc

Chủ Đề