Đối với cây sản rau ngót người ta thường sử dụng phương pháp nhân giống nào

Các loại cây giâm cành được lấy một cành nhỏ hay một nhánh nhỏ trên thân cây chủ của nó và giâm xuống đất. Các cây được sử dụng biện pháp giâm cành có đặc điểm là vẫn giữ được di truyền từ cây chủ ban đầu.

Phương pháp giâm cành là gì? 

Phương pháp trồng cây giâm cành như thế này còn được gọi theo một cách khác đó chính là nhân giống vô tính. Những loại cây được sử dụng phương pháp này nhiều nhất có lẽ là cây cảnh và cây rau củ quả.

Cây giâm cành có ưu điểm vượt trội về mặt đặc tính, nhân giống nhanh và số lượng nhiều. Các loại cây giâm cành này có thể nhân giống từ một cây chủ thể ban đầu ra rất nhiều cây khác nhau nhờ vào phương pháp giâm cành này.

Trái lại với những ưu điểm vượt trội của cây giâm cành thì nhược điểm của nó nằm ở vị trí, độ phù hợp đất, ánh sáng, thời tiết, độ ẩm kĩ càng đối với những loại cây thân gỗ khó mọc rễ, nên việc này rất quan trọng tới sự phát triển của cây.

Vậy đâu là các loại cây giâm cành dễ trồng hãy cùng Sachico tìm hiều nhé?

1. Cây si

Có lẽ dân chơi cây cảnh không ai là không biết đến cây si [ cây gừa, cây cừa]. Cây si là một loại cây rất được ưa chuộng ở giới cây cảnh, cây bonsai. Cây si có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Châu Á.

Thật không khó khăn gì khi đi tìm một cây si để lấy cành về trồng, bởi vì cây si sinh sôi nảy nở rất triển ở ven các con sông hay kênh, mương.

Đặc biệt cây si có thể cao tới 20m và trên cành cây của si mọc ra rất nhiều rễ để đi tìm chất khoáng, nước có trong đất hay là hút trực tiếp nguồn nước sông, mương nơi nó sinh sống.

Hình ảnh cây si cảnh

Bạn chỉ cần cắt một cành nở của cây si và giâm vào đất, tạo độ ẩm vừa phải cho đất để cây nhanh chóng ra rễ.

Vỏ và lá cây si là chất làm se, chất làm lạnh, chát và dạ dày. Vỏ cây được sử dụng để điều chế các loại thuốc chữa bệnh loét, bệnh ngoài da, phù nề và viêm . Vỏ cây được dùng với sữa bơ để chữa bệnh gan trong bảy ngày. Nước sắc của vỏ cây được dùng làm thuốc giải nhiệt trong trường hợp đau bụng, ung nhọt, các vấn đề về gan, loét miệng và bệnh trĩ. Bột lá và vỏ cây được tìm thấy rất tốt trong đau đầu do thấp khớp .

2. Cây sanh

Cây sanh cũng là giống cây cùng họ với cả cây si, đặc tính của cây sanh cũng gần như tương tự cây si. Chúng thường sinh trưởng ở ven hồ, ven mương hay thậm chí có thể là những khe nứt nhỏ trên tường nhà.

Các loại cây giâm cành dễ trồng như cây sanh có phương pháp nhân giống cũng gần như giống hệt cây si, bạn có thể đọc ở bài trên nhé.

Cây sanh cảnh

Không chỉ những loại cây thân gỗ mới có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành, cây rau muốn cũng có khả năng như vậy. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, chúng là một loại cây thực vật bán thủy sinh.

Rau muống chia ra 2 loại, một loại là rau muống đỏ có đặc tính sống ở dưới nước, loại thứ 2 là rau muống trắng sống ở đất.

Cây rau muống dùng để giâm cành

Về loại rau muống sống ở đất, chúng ta có thể cắt trực tiếp thân cây của chúng và giâm trực tiếp xuống đất, tưới cho cây có độ ẩm vừa đủ để cây có thể ra rễ và tăng trưởng mạnh.

4. Cây rau ngót

Cây tiếp theo trong danh sách các loại cây giâm cành dễ làm ở nhà đó chính là cây rau ngót. Rau ngót có lẽ quá đỗi thân thuộc với bữa ăn của người Việt, chúng cung cấp các loại vitamin C, vitamin A, protein và một số chất khác.

Rau ngót là một loại cây trồng bằng thân, bạn chỉ việc cắt thân của chúng ra và giâm trực tiếp và vùng đất mà mình đã xử lí sau đó tưới nước cho cây để cây mau chóng ra rễ, lá và thu hoạch.

Hình ảnh cây rau ngót

Hoa hồng là một loại hoa vô cùng đẹp bởi màu đỏ thẫm đặc trưng của chúng. Có rất nhiều cách để trồng hoa hồng nhưng cách người ta hay dùng nhất đó chính là giâm cành hoa xuống đất.

Cành hoa hồng phải được chọn lọc kĩ càng từ những cây chủ khỏe mạnh, năng suất sao. Giâm cây trực tiếp vào đất và tưới cây mỗi ngày, căng giấy bóng kín cây để có thể giữ được độ ẩm đều đặn cho cây.

6. Cây Khoai lang/Rau lang

Khi nhắc đến khoai lang có thể các bạn nghĩ ngay tới phương pháp trồng cây khoai lang bằng củ của chúng. Đúng là như vậy nhưng khoai lang còn có một cách trồng khác được rất nhiều nông dân sử dụng đó chính là nhân giống bằng dây của chúng hay còn gọi là cành.

Các nhánh dây của cây khoai lang nên chọn lọc ra những cây có nhiều củ, và củ to nhất vì nó là giống chất lượng. sau đó tách những nhánh đó ra và giâm trực tiếp vào với đất và phần phân, rơm đã xử lí ngay từ đầu, chú ý tưới nước cho cây đều đặn để nhanh ra rễ.  

Hình ảnh cây rau lang

Lá lốt là một loại cây thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bạn có thể dùng lá lốt để chế biến những loại thức ăn như chả cá, chả thịt lơn, chả ếch, ếch hầm chuối đậu,...

Bạn hãy lựa chọn những cành to dài, khỏe mạnh rồi giâm cành vào những nơi râm mát, cây chỉ cần sau một trận mưa thì lá có thể phát triển mạnh to như bàn tay, đặc biệt rất là xanh tốt.

Hình ảnh cây lá lốt

Cây rau thơm là loại thực phẩm rất phổ biến trong các bữa nhậu, trong các món gỏi hay bánh xèo,... có thể bạn không biết được rằng cây rau thơm có thể trộng được bằng phương pháp giâm cành.

Phương pháp giâm cành thường xuyên được sử dụng cho loại cây này, chúng ta ngắt hết phần lá, phần ngọn không cứng, để chừa lại phần ngọn cứng để trồng cây mới.

Bạn có thể giâm nó vào thùng xốp để ở nơi ánh sáng dịu, tưới nước đều đặn cho cây. Chúng tôi đảm bảo rằng nếu bạn làm tốt thì chắc chắn bạn không còn phải tất bật đi chợ mua rau thơm nữa và đặc biệt các loại rau mùi khác như tía tô, rau húng cho đều có thể làm như vậy.

Hình ảnh các loại cây rau thơm

Trên đây là các loại cây giâm cành đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà. Các loại cây này đã được chúng tôi tìm hiểu rất kĩ càng nhằm mục đích đưa ra cho các bạn những nguồn thông tin tuyệt vời nhất.

Trồng và chăm sóc rau ngót trên sân thượng hiện đang được nhiều chị e nội trợ quan tâm tìm hiểu với mong muốn sở hữu một vườn rau ngót xanh sạch cung cấp cho bữa ăn cho cả nhà. Bởi rau ngót là loại rau dễ trồng, có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin C và rất quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình. Rau ngót có thể chế biến thành nhiều món ăn như canh rau ngót nấu xương, rau ngót luộc…Vì vậy, nhiều chị em phụ nữ đã lựa chọn loại rau này để bổ sung vào vườn rau của gia đình mình. 

Để có được những chậu rau ngót xanh tốt quanh năm, ăn mãi không hết thì bạn cần chú ý đến cách trồng và chăm sóc rau ngót trên sân thượng cho thích hợp. Để làm được điều này cũng rất đơn giản, chỉ cần các bạn chịu khó một chút là chúng ta đã có những chậu rau ngót xanh non rồi. Cách trồng và chăm sóc rau ngót trên sân thượng sao cho hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Rau ngót là loại rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

1. Trồng rau ngót trên sân thượng cần chuẩn bị những gì?

1.1. Đất trồng

Rau ngót là loại không kén đất, rất dễ trồng và sinh trưởng cũng nhanh. Tuy nhiên do trồng trên sân thượng nên các bạn nên chuẩn bị đất dinh dưỡng: đất Tribat hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế…Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.

1.2. Chọn giống trồng rau ngót

Có 2 giống rau ngót phổ biến dưới đây để trồng:

Rau ngót lá to: Loại rau ngót này có ưu điểm nổi bật là sinh trưởng rất khỏe, nhiều chất dinh dưỡng.

Rau ngót lá nhỏ: Ưu điểm là nó sống khỏe và ít bị sâu bệnh gây hại. 

1.3. Cách nhân giống rau ngót

Nhân giống từ hạt: cách trồng rau ngót này rất khó thực hiện vì mất nhiều thời gian mà tỷ lệ hạt nảy mầm thường không cao.

Nhân giống bằng giâm cành: cách trồng rau ngót này dễ thực hiện hơn và tỷ lệ cây sống cao. Để trồng rau ngót theo cách này, bạn chọn những cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không bị dập nát để làm cành giâm.

Khi cắt cành giâm bạn cắt chéo để tăng độ tiếp xúc của cành với đất, chiều dài của cành khoảng 20 – 25 cm. Bạn đặt cành nghiêng một góc với mặt đất khoảng 45 độ. Sau khi cắm cành xuống đất, bạn vùi đất sâu khoảng ⅔ cành giâm. Nén chặt để cành không bị đổ.

Rau ngót rất dễ sống nên chúng trồng được 4 mùa trong năm. Tuy nhiên, rau ngót mọc tốt nhất vào mùa mưa. Ở nước ta, mùa chính trồng rau ngót là tháng 2 – tháng 4 [Vụ xuân] và từ tháng 8 – tháng 9 [Vụ thu]. Trồng rau ngót bằng cách giâm cành cây mau lớn, sống lâu, khoảng 2 – 3 năm mới phải nhổ đi thay cây mới.

Rau ngót được trồng trong thùng xốp trên sân thượng

2. Cách trồng và chăm sóc rau ngót trên sân thượng

2.1. Cách trồng rau ngót bằng cành 

Đối với cành rau ngót bạn xử lý trước khi trồng như sau: dùng kéo cắt từng đoạn nhỏ dài khoảng từ 10 – 20 cm. Lưu ý là cành giâm phải có màu xám, trên đất có thể có thêm những nhánh non cũng được. Và mỗi đoạn như vậy cần ít nhất 2 mắt trên cành nhé. Chờ để cho vết cắt được khô lại rồi mới trồng.

Tiếp theo bạn cho đất vào trong thùng xốp làm tơi, xử lý cho đất xốp hơi ẩm một chút.

Khi giâm cành bạn cắm cành xuống khoảng 2/3 thân cành nghiêng 45 độ. Bạn lưu ý mật độ khoảng cách các cây trong thùng xốp ít nhất là 15cm.

Sau khi giâm cành xong bạn vun chặt gốc rồi tưới ẩm qua cho đất bám chặt gốc. Phủ một lớp rơm, cỏ khô để giữ độ ẩm cho cây nhanh mọc rễ.

Lưu ý là bạn nên trồng vào buổi chiều tối, lúc thời tiết đang mát

Hàng ngày bạn tưới cho cây đảm bảo đất luôn có độ ẩm. Khoảng hơn 1 tuần thì cây sẽ mọc chồi, mầm. Bạn nên vun cao gốc cách mầm 3cm để cây có thể mọc thẳng.

Cây phát triển được hơn 1 tháng thì bạn nên để ý bổ sung lượng dinh dưỡng cho cây để cây nhanh phát triển.

Trồng rau ngót trên sân thượng bằng cách giâm cành

2.2. Cách chăm sóc rau ngót trên sân thượng

2.2.1. Tưới nước

Khoảng thời gian sau khi trồng là quan trọng nhất, bạn phải thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển nhanh. Nhất là vào những ngày trời nắng thì nên tưới 2 lần sáng và chiều nhé. Những ngày mưa nên giảm số lần và lượng nước tưới. Đồng thời bạn cần nhổ cỏ, bắt sâu để cây con nhanh ra mầm lá và bén rễ.

2.2.2. Bón phân

Sau 15 – 20 ngày rễ con sẽ bắt đầu nhú từ cành giâm. Bạn tiến hành bón phân và tưới đủ nước cho cây. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vun đất vào gốc để giữ cây đứng thẳng, không bị nghiêng ngả nhiều.

Một tháng sau khi trồng bạn bắt đầu bón thúc cho cây. Phân bón cây thường là phân chuồng ủ hoai mục. Nếu không bón phân cây mọc chậm và phát triển kém.

Do cây rau ngót thu hoạch liên tục nên sau mỗi lần thu hoạch, người dân chỉ cần bón cho cây 1 lần phân và khoảng 6 tháng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây. Hai năm sau, bạn nên trồng lại cây mới.

2.2.3. Tỉa cành, làm cỏ

Khi chăm sóc rau ngót bạn cần vệ sinh vườn thường xuyên: dọn cỏ, bắt sâu… Việc tưới nước nên tiến hành 1 ngày/lần vào những ngày bình thường. Trong quá trình thu hoạch, cây nên được kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng.

2.2.4. Phòng trừ sâu bệnh

Cây rau ngót tương đối ít bị sâu bệnh tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: sâu cuốn lá, sâu xanh. Cách khắc phục là sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol…

2.3 Những lưu ý khi trong quá trình chăm sóc cây rau ngót

Để cây phát triển tốt: Ngay từ khâu chọn giống phải chọn những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. Bạn cần thường xuyên chăm bón, nhổ cỏ, xới đất thường xuyên.

Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học để bón cho cây và diệt trừ sâu bệnh phát hiện ở cây.

Chăm sóc đúng cách giúp bạn sở hữu những khóm rau ngót xanh tốt

3. Thu hoạch rau ngót

Khoảng 2 tháng từ thời điểm trồng lúc này bạn nên xem mật độ của cây để có thể vừa thu hoạch vừa giúp cây phát triển cho rau lá lâu dài. Bạn không nên tuốt lá ngót sẽ làm hại cho cây. Mà hãy sử dụng kéo cắt từng nhánh lá nhỏ, hoặc cắt cành nếu như mật độ của nó dày.

Cây rau ngót là một loài cây thân gỗ vì vậy chúng có thế sống rất lâu. Cứ khoảng 2 tuần chúng sẽ cho ra lớp lá rau mới. Bạn chú ý đến việc cắt tỉa nhành, xới vun gốc để giữ được nguồn thực phẩm lâu dài nhé.

>> Để cây trồng luôn khỏe mạnh thì đất trồng phải tốt. Bạn có thể tham khảo cách làm đất qua bài viết sau: Cách làm đất trồng rau trên sân thượng cho hiệu quả cao 2021

Thành quả của bạn sau mấy tháng trồng rau ngót trên sân thượng

4. Những lưu ý khi trồng rau ngót tại sân thượng

Bạn phải đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, sạch, chất lượng nhất trước khi trồng.

Rau ngót rất dễ trồng: Trong quy mô nhỏ như trên sân thượng, ban công thì đòi hỏi công chăm sóc ít hơn nên có thể trồng ở mọi thời điểm.

Có 2 cách trồng rau ngót cơ bản là trồng rau từ hạt và từ cành. Nếu bạn không có kinh nghiệm thì không nên trồng rau ngót từ hạt. Vì tỉ lệ nảy mầm của loài rau này không được cao. Và thời gian phát triển lâu hơn.  Cách tốt nhất, thuận tiện nhất là bạn nên trồng từ những cành cây trưởng thành.

Qua việc chia sẻ cách trồng và chăm sóc rau ngót trên sân thượng hi vọng sẽ giúp các bạn áp dụng thành công vào vườn rau sạch nhà mình. Chỉ sau hai tháng là bạn đã có thêm một loại rau mới vào thực đơn hàng ngày của gia đình mình rồi. Chúc các bạn thành công!

Hãy liên hệ với My Garden nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một vườn rau như mong đợi

Video liên quan

Chủ Đề