Đo nhiệt độ ở nách bao nhiêu phút?

Để đo nhiệt độ cơ thể chúng ta sẽ dùng tới nhiệt kế. Vậy có loại nhiệt kế nào và cách đo nhiệt độ như nào là đúng?

Trong tủ thuốc mỗi gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ thì nhiệt kế là vật dụng cần thiết và nên có để chăm sóc sức khỏe từng thành viên. Khi có triệu chứng sốt hoặc những bệnh lý khác, đặc biệt khi virus corona đang phát triển nhanh chóng thì việc xác định nhiệt độ thân nhiệt bao nhiêu rất quan trọng. Vậy có những loại nhiệt kế nào và cách sử dụng chúng ra sao cho hiệu quả?

1. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân hay còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân là nhiệt kế quen thuộc và xuất hiện nhiều không chỉ ở gia đình mà ở các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân chúng ta có thể chọn đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Trước khi đo hãy vẩy nhẹ vạch đo xuống dưới mức tam giác màu đỏ.

Đo thân nhiệt ở nách
Giữ nhiệt kế ở nách, ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút. Với trẻ em nhiệt độ cơ thể đo trong khoảng 34.7 độ – 37.3 độ thì các bé không bị sốt. Với người lớn cũng tương tự như vậy. Thường thì người lớn sẽ dùng phương pháp đo nhiệt độ ở nách.

Đo thân nhiệt ở miệng
Lưu ý không nên thực hiện khi đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Trước khi đo rửa sạch bằng xà phòng, đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi, giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế. Với nhiệt kế thủy ngân cần giữ trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử chỉ cần giữ dưới 1 phút.

Nếu trẻ em đo trong khoảng 35.5 độ – 37.5 độ thì không bị sốt. Với người lớn nhiệt độ miệng lớn hơn 37,5 độ C thì có dấu hiệu sốt.

Đo nhiệt độ tại hậu môn

Phương pháp đo nhiệt độ cơ thể ở hậu môn sẽ cho kết quả chính xác tuyệt đối. Tẩm chất bôi trơn vào đầu nhiệt kế rồi đưa nhẹ bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 2 - 2.5 cm. Giữ trong 3 phút sau đó lấy ra đọc kết quả. Khi nhiệt độ tại hậu môn của trẻ từ 38 độ C trở lên thì đã có dấu hiệu của sốt, còn người lớn là lớn hơn 37,6 độ C.

2. Nhiệt kế điện tử
Loại nhiệt kế điện tử hoạt động dựa vào cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Nhiệt kế điện tử dùng để đo tại nách, miệng hay hậu môn, hiển thị thông số bằng điện tử có đèn led dễ đọc hơn nhiệt kế thủy ngân và có tiếng báo khi xong. Nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể bằng tia hồng ngoại, thời gian tiếp xúc để lấy kết quả chưa đến 30 giây, độ an toàn cao hơn.

3. Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ ở lỗ tai hoặc vùng trán. Cách đo này là nhanh nhất, chỉ mất không quá 3 giây, rất tiện lợi, dễ đo. Khi đó nhiệt độ tại trán, cần ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương, khoảng 1 - 3 cm và chờ trong vòng 60 giây để có được kết quả. Trong trường hợp đo nhiệt độ trong tai lớn hơn 38,1 độ C là sốt.

Nếu đo qua tai thì chúng ta cần kéo vành tai của người bệnh ra sau rồi bấm nút đo. Sau khoảng 1 - 3 giây có thể rút nhiệt kế ra để xem kết quả. Khi nhiệt độ tại tai từ 38 độ C trở lên thì đã bị sốt. Phương pháp này chỉ dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Nếu tai trẻ có nhiều ráy tai kết quả sẽ thiếu chính xác.

Lưu ý với trẻ nhỏ khi có dấu hiệu sốt gia đình cần phải theo dõi thường xuyên để nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế, tránh sốt cao dẫn tới tình trạng co giật.

Khi trẻ sốt, nhiều phụ huynh gặp khó khăn khi đo nhiệt độ cho con. Trẻ không hợp tác khi phải kẹp nhiệt kế ở nách, bẹn... Nhiều cách kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, ngoài đo nhiệt độ ở nách. Mỗi phương pháp yêu cầu một thiết bị tương ứng, kết quả cũng khác nhau tùy vào bộ phận cơ thể đang kiểm tra. Để không gặp lúng túng trong việc đo nhiệt độ cho trẻ, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm 5 cách kiểm tra thân nhiệt sau.

Ở lỗ tai: Phụ huynh đặt nhiệt kế ở lối vào ống tai, không đẩy quá sâu vào trong lỗ tai trẻ để tránh tổn thương tai. Sau khoảng 3 phút, đọc nhiệt độ trên nhiệt kế. Cách này nên thực hiện khi trẻ nằm ngủ để đảm bảo an toàn.

Qua miệng: Phương pháp này yêu cầu nhiệt kế được giữ bên dưới lưỡi khoảng 3 phút trước khi đọc nhiệt độ. Các nhiệt kế sử dụng phổ biến nhất để kiểm tra nhiệt độ bằng miệng.

Đo nhiệt độ ở miệng khá phổ biến. Ảnh: Freepik

Trực tràng: Phương pháp này thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi vì cho kết quả chính xác. Giống như các phương pháp khác, cần để nhiệt kế tại chỗ trong vài phút để có kết quả chính xác. Nếu em bé không hợp tác với đo nhiệt độ trực tràng, cha mẹ nên dỗ cho trẻ ngủ để thử lại.

Đo ở nách: Đây là cách đo nhiệt độ quen thuộc của nhiều bậc phụ huynh. Nhiệt độ được đo bằng cách đặt nhiệt kế ở nách, trong khoảng 2-3 phút. Phương pháp này có nhược điểm là gây khó chịu cho trẻ nhỏ, bé thường xuyên cử động, chạy nhảy dẫn đến sai lệch kết quả. Tuy nhiên kiểm tra nhiệt độ ở nách thường cho kết quả chính xác cao nhất nếu thực hiện đúng kỹ thuật.

Đo nhiệt độ trên trán và thái dương: Loại đo nhiệt độ này sử dụng một thiết bị được đặt trên trán. Thiết bị thay đổi màu sắc tương ứng với nhiệt độ cơ thể hoặc có thể cho kết quả kỹ thuật số. Đây là phương pháp kiểm tra thân nhiệt ít xâm lấn, cho kết quả không chính xác tuyệt đối.

Kiểm tra nhiệt độ ở trán thường có kết quả ít chính xác. Ảnh: Freepik

Phụ huynh khi sử dụng nhiệt kế, lưu ý cho nhiệt độ về mức nhiệt độ phòng, làm sạch nhiệt kế bằng miếng tẩm cồn giữa mỗi lần sử dụng.

Theo Very Well Health, nếu bạn đang điều trị cho một đứa trẻ bị sốt, lưu ý không bao giờ cho trẻ dưới 18 tuổi dùng aspirin; không nên cho bé dưới 2 tháng tuổi uống thuốc hạ sốt; không đặt trẻ vào bồn nước đá để hạ sốt, nó có thể nguy hiểm, làm cho nhiệt độ cơ thể giảm quá nhanh.

Cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có cơ chế điều chỉnh nhiệt độ mong manh, dễ ảnh hưởng do sốt. Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng bị sốt, cha mẹ nên gọi cho bác sĩ để được chăm sóc. Bé từ 3 tháng trở lên, nếu sốt lì bì, sốt trên 4 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt trên 39 độ, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Sốt không được điều trị có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các biến chứng của sốt bao gồm:

Mất nước: Sốt có liên quan đến mệt mỏi, giảm lượng nước hấp thụ và đổ mồ hôi, tất cả đều có thể dẫn đến mất nước.

Lú lẫn: Trẻ có thể bị giảm sự chú ý và bối rối khi bị sốt.

Ảo giác: Sốt cao có thể khiến trẻ trải qua trạng thái dao động như mơ, dẫn đến ảo giác khó hiểu, đặc biệt là khi trẻ không chắc mình đang thức hay đang ngủ.

Mất ý thức: Trong một số tình huống, đặc biệt là khi bị mất nước, trẻ có thể bất tỉnh do sốt.

Co giật do sốt: Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể ảnh hưởng đến cách các protein và chất dẫn truyền thần kinh hoạt động trong cơ thể, có khả năng gây ra cơn co giật conic toàn thân đột ngột. Biến chứng này phổ biến hơn ở trẻ nhỏ.

Cặp nhiệt độ trong bao nhiêu phút?

Cặp nhiệt độ bao lâu thì được? Sau khi xác định được vùng cơ thể mà bạn muốn đo, bạn sẽ đặt đầu nhiệt kế tại đó và chờ trong khoảng 5 – 7 phút, thời gian cần thiết để cột thủy ngân dâng cao lên và xác định nhiệt độ chính xác. Bạn không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian chờ đợi vì có thể làm sai lệch kết quả.

Nhiệt độ độ ở nách bao nhiêu là bình thường?

Nhiệt độ ở nách nếu lấy đúng vị trí [đầu nhiệt kế vào tận cùng của hõm nách] và đủ thời gian [> 5 phút] cũng phản ánh được nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ ở nách thấp hơn nhiệt độ ở miệng khoảng 0,2- 0,30C. Do vậy, nếu lấy nhiệt độ ở nách mà > 370C thì coi đó là không bình thường hay gọi là sốt.

Nhiệt độ độ ở nách bao nhiêu thì cần uống hạ sốt?

Nhiệt độ ở nách > 37,2oC. Nhiệt độ ở tai > 38oC.

Kẹp nhiệt độ ở nách cộng thêm bao nhiêu?

Đo ở nách: Số đo nhiệt độ đo ở nách thấp hơn số đo nhiệt độ hậu môn khoảng 0,5ºC. Nên sau khi đo ở nách, nhớ cộng thêm 0,5ºC. Khi đặt ống nhiệt vào nách bé, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da.

Chủ Đề