Điều kiện cải cách của Minh Mạng

* Nội dung cải cách hành chính của Minh Mạng:

-  Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

-  Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.

* Ý nghĩa:

- Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Mục lục trangA - Mở đầu…………… ……… ……… ……… ……… ………… 1B - Nội dung……… ……… ……… ……… ……… …………… 11–Nguyên nhân tiến hành cải cách thời Minh Mạng……… ……… 12 – Cải cách khối cơ quan văn phòng thời Minh Mạng….……….… 2a – Chức năng, nhiệm vụ của Nội các……… ……… … ………… 2b – Cơ cấu của Nội các……… ……… ……… …………………… 2c – Quan lại của Nội các……… ……… ……… ……… ………… 33 – Đánh giá……… ……… ……… ……… ……… ……… …… 4C - Kết luận ……… ……… ……… ……… ……… ……… …….5Tài liêu tham khảo……… ……… ……… ……… ……… … … 61A - Mở đầuTriều đình phong kiến nhà Nguyễn được thành lập đầu thế kỉ XIX, Trải qua các đời vua từ Gia Long, Minh Mạng cho đến Bảo Đai.Trong đó, vua Minh Mạng được xem là người có những cải cách quan trọng. Trong 20 năm trị vì Minh Mạng đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp, trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội những biện pháp có ý nghĩa cải cách chủ yếu là ở cải cách hành chính, bộ máy quản lí nhà nước và hệ thống quan lại. B - Nội dung1–Nguyên nhân tiến hành cải cách thời Minh MạngĐầu thế kỷ XIX, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn đã tiếp tục duy trì chế độ phong kiến đã tồn tại ở nước ta hàng thế kỷ. Dưới thời vua Gia Long, bộ máy nhà nước phong kiến đã vốn đã tồn tại nhiều hạn chế lỗi thời nay lại càng trầm trọng hơn. Nền kinh tế hầu như không phát triển lên được theo hướng tiến bộ, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt làm bùng nổ hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, của các dân tộc ít người. Tong khi đó, cơ chế hành chính bộc lộ nhiều thiếu sót như cơ chế hành chính còn nhiều tầng, phân cấp hành chính, vẫn giữ cơ chế: dưới trung ương là các cấp thành, trấn, doanh. Bắc thành và Gia Định thành cho hai vị Tổng trấn đứng đầu, quyền hạn rất lớn. Dẫn tới tình trạng lạm quyền, lộng quyền và có nguy cơ tiêm vị.Trước những khó khăn đó, vua Minh Mạng [1820 – 1840] vị vua thứ hai của triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách bộ máy nhà nước trên quy mô lớn nhằm củng cố quyền lực cũng như khắc phục những khó khăn chồng chất của đất nước. Cải cách khối cơ quan văn phòng là một trong số những cải cách lớn của ông.22 – Cải cách khối cơ quan văn phòng thời Minh MạngTừ thời Gia Long thì có Hội đồng Đình thần Công đồng, gọi tắt là Công đồng, một cơ quan do nhà vua chủ tọa nhóm họp cùng với một số các quan văn võ cao nhất để giải quyết những vấn đề trọng đại. Giúp riêng cho nhà vua là ba cơ quan nhỏ, mang tên Thị thư Viện, Thị hàn Viện và Nội hàn Viện.Sang triều Minh Mạng thì nhà vua bỏ ba cơ quan nhỏ và gộp lại thành Văn thư Phòng, chuyên lo việc giấy tờ cùng liên lạc với Nội vụ Phủ [trông coi vàng bạc trong kho]. Công đồng bị bãi bỏ. Đến năm 1829, văn thư phòng được đổi thành Nội các. Nội các là cơ quan do Minh Mạng thiết lập nhằm thay thế Văn thư phòng, về mặt tổ chức và nhiệm vụ.a – Chức năng, nhiệm vụ của Nội cácỞ thời vua Minh Mạng, Nội Các là trung tâm điều hành chính sự của các vua Nguyễn, nơi tập trung thông tin, tổng hợp tình hình, tư vấn, tâu trình lên vua những công việc thiết yếu, nơi phụ trách công việc văn thư, lưu trữ văn bản, sổ sách, giấy tờNội Các có nhiệm vụ nhận các Chương, Từ, Biểu, Tấu, Sớ dâng lên vua trong các buổi thiết triều hoặc Ngự Điện Thính Chánh, nhận Chỉ Dụ của vua để thảo văn bản điều chỉnh mọi hoạt động của triều đình và các đơn vị hành chính tỉnh. Nội Các còn có nhiệm vụ giám sát lục bộ, soát xét Phiếu nghĩ, bản tấu của các cơ quan nhà nước, nếu thấy chỗ nào không hợp thì được quyền trích ra tham hạch.b – Cơ cấu của Nội cácCơ cấu của Nội các gồm 4 tào: Thượng bảo tào, Ký chú tào, Đồ thư tào, Biểu bạ tào với những nhiệm vụ được quy định cụ thể để thực hiện các chức năng của Nội các. Đây chính là 4 văn phòng giúp việc trực tiếp cho nhà vua, 3chuyên trách việc soạn thảo, chuyển phát văn thư cùng các chiếu, dụ; quản lý các ngự chế, thư từ riêng của nhà vui và quản lý ấn tín.Thượng bảo tào chuyên trách coi giữ các loại ấn tín, bảo tý, các loại quan phòng, đồ ký, bài ngà của các nha môn, bản phó dụ chỉ, bản thảo chiếu biểu và châu bản. Ngoài ra các bản chiếu, chỉ dụ đã được khâm định và các loại chương sớ đã được nhà vua xem duyệt đều giao cho tào đóng dấu bảo, sau đó giao bản phó cho cơ quan đương sự giải quyết, bản chính giao cho Biểu bạ tào tang trữ.Ký chú tào: chuyên trách ghi chép các sinh hoạt, ngôn luận của nhà vua cùng các tấu nghi, chương sở do bách quan tâu trình và nhật ký học tập của các hoàng tử. Ngoài ra còn có chức trách coi giữ các đồ ngự dụng, sách vở bút nghiên dùng cho Hoàng thượng.Đồ thư tào: chuyên trách ghi chép các bài ngự chế, thi văn, coi giữ các loại sách của triều đình và các công văn giao thiệp trong nước và nước ngoài.Biểu bạ tào: chuyên coi giữ các bản tấu sở đã được ngự phê [châu bản] và bản phó các biểu chương trong và ngoài nước.Như vậy, Nội các thời Minh Mạng khác với Tam Nội Viện được thành lập ngay khi Gia Long mới lên ngôi gồm Thị Thư viện, Thị Hàn viện và Nội Hàn viện hay một số cơ quan có chức năng văn phòng của vua Lê Thánh Tông như Hàn lâm viện, Đông các viện, Trung thư giám, Hoàng môn tỉnh, Bí thư giám.c – Quan lại của Nội cácQuan lại của Nội Các do nhà vua trực tiếp lựa chọn từ các bộ, viện. Quan lại phụ trách Nội Các gồm có 4 viên quan : Hai chánh tam phẩm [lấy Thị lang các bộ Hàn Lâm viện chưởng viện học sỹ], một người kiêm lãnh 4Thượng bảo khanh [Thượng bảo tự]; hai chánh tứ phẩm [lấy Hàn Lâm viện Thị học sỹ], một người kiêm lãnh Thượng bảo thiếu khanh.Thuộc viên gồm 28 người: phẩm trật từ chánh ngũ phẩm đến tòng cửu phẩm [5a – 9b] đều gọi là “Nội các Hành Tẩu”. Đến năm 1835, thuộc viên Nội Các là 30 người. Năm 1844 Thiệu Trị cải tổ Nội Các nâng số nhân viên lên 34 người. Để tránh sự lạm quyền, Minh Mạng quy định về phẩm hàm cũng như thứ bậc quan chức phụ trách Nội các đều thấp hơn Lục Bộ. Vua Minh Mạng quy định: “ Nội các trật chỉ tam phẩm mà ban dưới sáu bộ, không như nhà Minh nhà Thanh cho đứng đầu trăm quan”, tức là không thể thăng đến hàm Đại học sĩ hoặc lãnh chức Thượng thư các bộ tương đương trật Nhị phẩm. Trong đó, đặt hai viên trật Tam phẩm do Thị lang các bộ hoặc Chưởng viện học sĩ Viện hàn lâm kiêm nhiệm làm Thượng bảo khanh; hai viên trật Tứ phẩm lấy Thị độc học sĩ Viện Hàn lâm kiêm nhiệm làm Thượng bảo thiếu khanh; các thuộc viên gồm: Thị độc, Tu tuyển, Kiểm thảo, Đãi chiếu, Thừa chỉ, Biên tu, Điển bạ đều là người của Hàn lâm viện sung làm Hành tẩu để giúp việc ở Nội các. Nội các của hai triều đại Minh Thanh, quyền hành luôn đứng trên Lục bộ. Nhà Thanh quan đứng đầu Nội các được thăng đến chánh nhất phẩm. Như vậy, cách đặt quan chức của Minh Mệnh so với triều Minh Thanh đã có sự sáng tạo. Nhà vua vừa hạn chế được phần nào sự chuyên quyền của Nội Các, vừa giúp Nội Các có đủ quyền hành để ràng buộc các cơ quan khác.3 – Đánh giáCuộc cải cách khối cơ quan văn phòng thời Minh Mạng đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Cải cách này đã góp phần quản lý tốt những giấy tờ quan trọng của Triều đình, phục vụ đắc lực cho việc điều hành, lưu 5giữ công văn của một triều đại, gìn giữ nguồn tư liệu cho các triều đại sau và hiện tại xem xét, nghiên cứu.Theo Đại Nam thực lục: “Nếu Lục bộ nghĩ chỉ và bàn tâu có chỗ không đúng mà Nội các không xét ra được, hoặc Nội các nghĩ chỉ có chỗ không đúng mà Lục bộ không xét ra được để kẻ khác phát giác hoặc tự trẫm trích ra được, trừ ngoài chỗ không đúng sẽ theo nặng nhẹ xử tội, mà những viên thất sát tất phải theo luật trừng trị nặng thêm”. Như vậy, cuộc cải cách làm cho Nội các và Lục bộ có quan hệ kiềm chế lẫn nhau, góp phần hạn chế sự chuyên quyền. Sự kiềm chế giữa Nội các và Lục bộ đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà vua có thể thâu tóm quyền lực, củng cố chế độ trung ương tập quyền. Chế độ trung ương tập quyền được tăng cường có tác dụng thúc đẩy bộ máy chính trị hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn.Tuy nhiên, sự chuyên quyền của nhà vua sẽ dẫn tới tình trạng quan liêu, độc đoán.C - Kết luận Cuộc cải cách của vua Minh Mạng được đánh giá là cuộc cải cách có hiệu quả nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cuộc cải cách hành chính mà ở đây là cải cách khối cơ quan văn phòng đã góp phần củng cố quyền lực của nhà vua.Tuy còn những hạn chế về thời đại, nhưng cuộc cải cách đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước.6Tài liêu tham khảo- Giáo trình lịch sử nhà nước pháp luật Việt Nam- Giáo trình lịch sử nhà nước pháp luật thế giới- Đại Nam thực lục- Đại cương lịch sử Việt Nam tập I- //lichsuvietnam.vn/ 7

Sách Đại Nam thực lục, tập 3, sđd, tr.697 cho biết ở 6 tỉnh phía nam, vua Minh Mạng cấp quan phòng, ấn, triện mới cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh… vì “phần nhiều không biết thất lạc vào đâu” và “để tỏ ra đổi mới”. “Duy ấn quan phòng Tổng đốc An - Hà, ấn triện tỉnh Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường hãy còn, thì không thay đổi”.

Vua Minh Mạng [bên trái] qua nét vẽ của người châu Âu

Bấy giờ, chức vụ trọng yếu ở các tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ đa phần do võ quan nắm giữ, điều này chỉ thay đổi vào giai đoạn cuối triều Minh Mạng. Đầu thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa Nam kỳ cũng trải qua giai đoạn dài do các Thống soái quân sự đứng đầu, mãi đến năm 1879 mới xuất hiện Thống đốc dân sự đầu tiên.

Sau khi vua Minh Mạng đặt tên gọi cho “Nam Bắc trực, Tả Hữu kỳ và Nam Bắc kỳ [Quảng Nam, Quảng Ngãi là Nam trực; Quảng Trị, Quảng Bình là Bắc trực; Bình Định đến Bình Thuận là Tả kỳ; Hà Tĩnh đến Thanh Hoa [nay là tỉnh Thanh Hóa] là Hữu kỳ; Biên Hòa đến Hà Tiên là Nam kỳ; Ninh Bình đến Lạng Sơn là Bắc kỳ]”.

Theo Đại Nam thực lục [tập 4, nhóm dịch, NXB Giáo dục, 2007, tr.202] thì danh xưng Nam kỳ chính thức được vua Minh Mạng ra đời dù rằng đã xuất hiện trước đó trong các thư tịch, về sau dân gian quen gọi là Nam kỳ lục tỉnh [南圻六省].

Một vị quan Đại Nam ở Nam kỳ thời Minh Mạng

Và những năm đầu thập niên 1830, sau khi xóa bỏ lần lượt Bắc thành và Gia Định thành, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính quan trọng ngay sau đó. Thời vua Gia Long, bộ máy hành chính vận hành theo cơ chế phân quyền. Đàng Ngoài và Đàng Trong cũ được phân chia lại thành 27 trấn, doanh [hoặc dinh], triều đình Huế trực tiếp quản lý 4 doanh [Kinh kỳ] Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức [sau đổi thành phủ Thừa Thiên], Quảng Nam và 7 trấn từ Nghệ An đến Bình Thuận.

\n

Năm 1802, vua Gia Long thành lập Bắc thành, đặt chức quan Tổng trấn, ủy quyền cho quản lý trực tiếp 11 trấn [nội, ngoại] ở vùng đất phía bắc. Sáu năm sau, 5 trấn phía nam từ Bình Thuận trở vào được gọi là Gia Định thành. Đến năm 1826, vua cho đổi các doanh thành trấn.

Nam kỳ xưa

Đứng đầu hai bộ máy hành chính Bắc thành và Gia Định thành là quan Tổng trấn. Năm 1831, Bắc thành chính thức giải thể, cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng bắt đầu từ tháng 10 ÂL năm 1831 ở phía bắc.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi nhận: "Trong nhiều năm trị vì, vua Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng [do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang]".

Vua Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ông cũng rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kỳ thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài [...]. Và rồi đúng một năm sau đó, ba tháng sau cái chết của Tổng trấn Lê Văn Duyệt, Gia Định thành cũng chịu chung số phận. Quyền lực của người Gia Định không còn, cũng kết thúc luôn quyền lực quân sự, và cả dân sự, của các viên võ quan nắm quyền Tổng trấn. [còn tiếp]

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề