Diện tích Quảng Ninh là bao nhiêu km?

Quảng Ninh là tỉnh biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 132,8km. Phía Nam giáp thành phố Hải Phòng, ranh giới là sông Bạch Đằng. Phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Phía Đông giáp biển với 250km chiều dài. Tỉnh nằm trong giới hạn toạ độ 106 – 108o kinh Đông, 20o40’21” vĩ Bắc. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đông Bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái.

Quảng Ninh là cửa ngõ quan trọng, là đầu mối giao lưu kinh tế giữa tỉnh với vùng Đồng bằng sông Hồng trù phú cũng như giao lưu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Thành phố Hạ Long của Quảng Ninh là một đỉnh của tam giác tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Hồng, có cửa ngõ quốc tế Móng Cái và các cảng biển quan trọng, có lợi thế về thị trường và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. Đây không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là một địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan với di sản địa chất thế giới Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận.

Quảng Ninh là vùng đất có kiến tạo địa chất trẻ hơn các khu vực khác. Là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc nhưng Quảng Ninh có đầy đủ các dạng địa hình như đồi núi, đồng bằng, ven biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Hơn 80% diện tích là đồi núi. Phía Bắc có dãy núi Thập Vạn Đại Sơn ngăn cách với tỉnh Quảng Tây [Trung Quốc], bao gồm các đỉnh Cao Xiêm 1.330m, Quảng Nam Châu 1,057m, Nam Châu Lĩnh 1506m, Ngàn Chi 1.166m ở các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên. Phía Tây Bắc có dãy núi hình cánh cung chạy từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử [1.068 m] trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp [1.094 m] trên đất Hoành Bồ. Bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên. Trong vùng, đồi núi và vịnh đảo chạy song song, đối xứng nhau qua đường bờ biển.

Có thể chia địa hình Quảng Ninh thành các khu vực:

- Vùng Đông Triều - Móng Cái được xem là xương sống của tỉnh với các dãy núi cánh cung chạy theo hướng Tây - Đông ở phía Nam và hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phía Bắc.

- Vùng đồi duyên hải chiếm diện tích nhỏ. Đây được cho là vùng thềm biển cũ với dải đồi cao khoảng từ 25 - 50m chạy dọc theo biển từ Cẩm Phả đến Móng Cái.

- Vùng đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, được bồi đắp bởi phù sa các sông suối trong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình

- Biển và địa hình bờ biển là dạng địa hình đặc trưng và quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh là phần phía Tây Bắc của vịnh Bắc Bộ, rộng 6000 km2.

Khí hậu ở Quảng Ninh thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 210C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400 mm. Do là tỉnh địa đầu của miền Bắc, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc và bão tố mạnh hơn so với các tỉnh khác ở Bắc Bộ. Trong những ngày gió mùa Đông Bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà nhiệt độ có khi xuống dưới 00C.

Các sông lớn là sông Ka Long [đoạn chủ yếu là đường biên giới quốc gia giáp Trung Quốc]. Sông Tiên Yên chảy qua Tiên Yên, phụ lưu bên phải là sông Phố Cũ. Sông Ba Chẽ chảy qua Ba Chẽ, sông Diễn Vọng chảy ra vịnh Cửu Lạc. Ngoài ra còn có các con sông khác như sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Trới, sông Míp, sông Uông, sông Đạm, sông Cầm. Các sông trên đều nhỏ và ngắn, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.

Vùng biển Quảng Ninh thuộc vịnh Bắc Bộ là vịnh nông, lại có hệ thống đảo chắn gió và sóng nên thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, tạo nên các bãi triều rộng.

Địa hình Quảng Ninh có tuổi kiến tạo trẻ nên lớp đất phong hoá không dày, mật độ chia cắt lớn nên đất đai có đặc tính chung là giàu oxit sắt, nhôm, tầng mùn mỏng, ít các chất dinh dưỡng dễ tiêu. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất là đất feralít đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi núi thấp.

Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ, phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.

Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn với 3/4 diện tích tự nhiên là rừng. Rừng để sản xuất, kinh doanh chiếm 80% [chủ yếu rừng trung bình và nghèo] với tổng trữ lượng 4,8 triệu m3 không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha. Trước đây, Quảng Ninh có nhiều giống gỗ tốt, nhiều nhất là lim, táu, nay diện tích lớn nhất là trồng thông vừa lấy nhựa vừa lấy gỗ. Rừng bạch đàn, keo cũng đang mở rộng để vừa phủ kín đất trồng, vừa lấy gỗ cho công nghiệp mỏ [chống lò]. Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát triển những giống cây đặc sản như quế, hồi, trẩu, sở và những cây dược liệu. Đặc biệt, Quảng Ninh có cây ba kích nổi tiếng. Trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm như khỉ vàng, nai, hoẵng, chim trĩ, đại bàng, lợn rừng.

Ở các đảo và quần đảo còn có hệ thống rừng già được bảo tồn như rừng nguyên sinh ở đảo Ba Mùn có nhiều gỗ và cây thuốc quý.

Quảng Ninh khá giàu khoáng sản nhưng nổi bật nhất là than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 – 40 triệu tấn/năm. Than là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó Quảng Ninh còn có các loại nguyên liệu làm vật liệu như đá vôi, đất sét, gạch ngói…rất phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh. Mỏ đá vôi Hoành Bồ trữ lượng gần 1 tỷ tấn cho phép sản xuất xi măng công suất vài triệu tấn/năm. Các mỏ sét gạch ngói Giếng Đáy, Quảng Yên có trữ lượng 45 triệu tấn có thể khai thác quy mô lớn. Các khoáng sản như cao lanh Tấn Mài, cao lanh Móng Cái, thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của miền Bắc, có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.

Quảng Ninh có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh [Cẩm Phả], Khe Lạc [Tiên Yên], Đồng Long [Bình Liêu]. Nước khoáng uống được tập trung ở khu vực km 9 [xã Quang Hanh, Cẩm Phả], hiện nay đã có 15 lỗ khoan thăm dò và tính sơ bộ trữ lượng là 1.004 m3/ ngày, trong đó 4 lỗ khoan đã đưa vào khai thác [đóng chai và nạp thêm khí cacbonic] và đã trở thành mặt hàng nước uống được ưa chuộng. Nước khoáng Quang Hanh trong suốt không màu, không mùi, có vị hơi mặn, độ khoáng hoá từ 3,5-5,05 g/l. Thành phần vi lượng chủ yếu là Na, K, Ca, Mg, Cl, SO4, H2CO3, hàm lượng thay đổi tuỳ vị trí lỗ khoan. Với các vi lượng này, nước khoáng Quang Hanh rất có lợi cho giải khát và tiêu hoá. Nước khoáng không uống được tập trung ở khu vực km 11 và km 12 Cẩm Phả và ở xã Tam Hợp [cũng thuộc thành phố Cẩm Phả]. Loại nước khoáng này có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 350C nên có thể tận dụng điều trị một số bệnh.

Quảng Ninh có nguồn thuỷ hải sản rất phong phú. Ở vùng nước ngọt, ngoài các loài cá, tôm, cua, ốc, vùng Đông Triều có con rươi, con ruốc nổi theo mùa. Nhưng đáng chú ý nhất ở Quảng Ninh là các loài hải sản. Vùng biển Quảng Ninh có nhiều đàn cá lớn và nhiều giống cá quý như song, ngừ, chim, thu, nhụ... Trong các loài tôm có giống tôm he núi Miều đứng hàng đầu về chất lượng tôm Việt Nam. Ngoài biển còn có nhiều loại đặc sản như trai ngọc, bào ngư, đồi mồi, tôm hùm,... ven bờ có sò huyết, ngao, ngán, hàu, rau câu, sái sùng,... Ven bờ biển và trên vịnh đang phát triển nuôi trồng các loại hải đặc sản. Ngư trường rộng và sự đa dạng về chủng loại thuỷ sản vẫn luôn luôn là nguồn lợi quan trọng, một thế mạnh của kinh tế biển Quảng Ninh.

Chiều dài của tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu km?

Vị trí địa lý: Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km.

tỉnh Quảng Ninh bao nhiêu km vuông?

Diện tích của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km². Khi hợp nhất, tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính gồm 3 thị xã: thị xã Hồng Gai [tỉnh lị], thị xã Cẩm Phả, thị xã Uông Bí và 11 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, Đầm Hà, Đình Lập, Đông Triều, Hà Cối, Hoành Bồ, Móng Cái, Tiên Yên, Yên Hưng.

Diện tích Quảng Ninh đứng thứ mấy?

Hà Nội [TTXVN 8/11] Với tổng diện tích đất đô thị là 119.660 ha, Quảng Ninh là địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, đóng góp cho tăng trưởng lớn, đứng tốp đầu các địa phương có diện tích đô thị lớn nhất cả nước.

Quảng Ninh là tỉnh như thế nào?

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc.

Chủ Đề