Huyện Sơn Tây có bao nhiêu xã?

Huyện Tây Sơn có 15 đơn vị hành chính cấp phường xã, trong đó bao gồm 1 thị trấn, 14 xã: Thị trấn Phú Phong [huyện lỵ], xã Bình Hòa, xã Bình Nghi, xã Bình Tân, xã Bình Thành, xã Bình Thuận, xã Bình Tường, xã Tây An, xã Tây Bình, xã Tây Giang, xã Tây Phú, xã Tây Thuận, xã Tây Vinh, xã Tây Xuân, xã Vĩnh An.

Đây là một vùng địa lý quan trọng ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển miền trung có cảng Quy Nhơn và QL1A với khu vực Tây Nguyên rộng lớn, nhiều tiềm năng. Tây Sơn [Bình Khê] ngày xưa là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa nông dân của 3 anh em nhà Tây Sơn [Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ] đã góp phần trong công cuộc thống nhất đất nước sau gần 200 năm chia cắt dưới thời Trịnh-Nguyễn, cũng như chống lại quân xâm lược Xiêm La ở phía Nam và quân Mãn Thanh ở phương Bắc.

Tây Sơn là một huyện trung du nằm ở phía tây tỉnh Bình Định, là nơi bắt đầu của một khu vực đồng bằng rộng lớn trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh, không giáp biển, có vị trí địa lý nằm ở phía tây Nam tỉnh Bình Định, Việt Nam. Phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía đông bắc giáp huyện Phù Cát, phía đông nam giáp thị xã An Nhơn, phía nam giáp huyện Vân Canh, phía tây giáp thị xã An Khê và các huyện Đăk Pơ, Kông Chro tỉnh Gia Lai.

Khí hậu của huyện thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ đạo là mùa khô từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 2. Mùa mưa ở đây thường kèm theo thời tiết lạnh và độ ẩm cao, ngược lại mùa khô thường có nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp kỷ lục ở đây từng được ghi nhận là 13°C và cao nhất là 39°C.

Sông Côn chảy qua địa bàn huyện theo hướng Đông Nam, từ huyện Vĩnh Thạnh tới Thị xã An Nhơn. Huyện lỵ là thị trấn Phú Phong, nằm trên bờ sông Kôn, cách thành phố Quy Nhơn 40 km, cách sân bay Phù Cát 20 km, và có quốc lộ 19 chạy qua. Đèo An Khê, trên quốc lộ 19 cũng là ranh giới giữa Tây Sơn với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

HNP - Cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 50km, thị xã Sơn Tây được biết đến như một khu di tích đặc biệt hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như: hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm, Đền Và, chùa Mía... Sơn Tây đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong bản đồ du lịch của thủ đô Hà Nội.

- Đơn vị: Thị ủy-HĐND-UBND thị xã Sơn Tây

- Địa chỉ: Số 1, đường Phó Đức Chính, Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

- Số điện thoại: 024.33832210            Email: vanthu_sontay@hanoi.gov.vn

- Diện tích đất tự nhiên: 113,46km2

- Dân số: khoảng 136.600 người.

- Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm; và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông.

- Về địa giới hành chính, thị xã Sơn Tây nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, phía Tây giáp huyện Ba Vì, phía Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường [tỉnh Vĩnh Phúc].

Lịch sử hình thành và phát triển

Theo “Thư tịch cổ” [Đại Nam nhất thống chí, lịch triều hiến chương loại chí] Sơn Tây xuất hiện cách đây hơn 500 năm. Năm 1469 [thời Lê Thánh Tông], Trấn sở Sơn Tây đóng tại xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, Phủ Quảng Oai [nay thuộc xã Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội], thời kỳ đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên. Đến thời Lê Cảnh Hưng [1740-1786], Trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phú Lộc, Phủ Quảng Oai [nay thuộc xã Đường Lâm, Sơn Tây], năm Minh Mệnh thứ 3 [1822], Trấn sở dời về thôn Thuần Nghệ - huyện Minh Nghĩa [nay là nội thành Sơn Tây]. Năm 1831, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây và trấn lỵ trở thành tỉnh lỵ. Năm 1942, Thực dân Pháp đổi tỉnh lỵ thành thị xã Sơn Tây.

Đến ngày 21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 103-NQ/TVQH, hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây, khi đó Sơn Tây là một trong 2 thị xã của tỉnh Hà Tây.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Sơn Tây là một trong 3 thị xã thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. 

Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 2 xã Trung Hưng và Viên Sơn. 

Ngày 02/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính để mở rộng thị xã Sơn Tây trên cơ sở tách các xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông của huyện Ba Vì chuyển sang. Thị xã Sơn Tây sau khi được mở rộng có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.  

Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42-HĐBT về việc chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Sơn Lộc thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Trung Hưng, xã Trung Sơn Trầm, xã Thanh Mỹ; Phường Xuân Khanh thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Xuân Sơn, xã Thanh Mỹ. Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó, thị xã Sơn Tây lại thuộc tỉnh Hà Tây; Thị xã Sơn Tây khi đó có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường và 9 xã. 

Ngày 9/11/2000, Chính phủ ra Nghị định số 66/2000/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Phú Thịnh. Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh; và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.

Ngày 2/8/2007, Chính phủ ra Nghị định số 130/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Sơn Tây, trên cơ sở toàn bộ 11.346,85ha diện tích và 181.831 nhân khẩu của thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Theo đó, thành phố Sơn Tây gồm 6 phường và 9 xã. 

Ngày 01/3/2008, Chính phủ ra Nghị định số 23/2008/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Trung Hưng, phường Viên Sơn, phường Trung Sơn Trầm thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Sau khi điều chỉnh Thành phố Sơn Tây có 11.346,85ha diện tích tự nhiên và 181.831 nhân khẩu, gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 9 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông. 

Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, ngày 29/5/2008, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được nhập về thủ đô Hà Nội. 

Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP, về việc chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội, giữ nguyên 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 9 phường và 6 xã.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính; song nói đến Sơn Tây là nói đến vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Sơn Tây đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Huân chương chiến công hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì.

Văn hóa, di tích, danh thắng

Sơn Tây được hình thành trên vùng đất cổ, với truyền thống văn hóa được bồi đắp qua nhiều thế hệ của người dân xứ Đoài. Hiện nay, Sơn Tây còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa. Theo thống kê của TP Hà Nội toàn thị xã có 193 di tích, công trình tôn giáo, cơ sở thờ tự tín ngưỡng, di tích lưu niệm cách mạng, kháng chiến và hơn 300 ngôi nhà cổ. Trong đó, đã có 68 di tích được xếp hạng [gồm 15 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 53 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố], tiêu biểu như: Thành cổ Sơn Tây, chùa Mía, Đền Và, Chùa Trì, chùa Ngọc Kiên, Đình Văn Khê, đình Phù Sa, đền Phùng Hưng, đền Ngô Quyền, đình Thanh Vị,... và là điểm đến hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh như hồ Đồng Mô, Làng cổ đá ong Đường Lâm,…

Làng cổ Đường Lâm - Nơi lưu giữ sắc màu thời gian

Trong đó, di tích nổi tiếng mà tên gọi gắn liền với tên đất và con người Sơn Tây như: Làng cổ Đường Lâm đã vinh dự được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đường Lâm hiện có 350 ngôi nhà được bảo tồn nguyên vẹn và hàng nghìn ngôi nhà truyền thống. Nét độc đáo nhất ở đây là những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi với vật liệu xây dựng chủ yếu là đá ong. Sau Hội An, phố cổ Hà Nội - những phố cổ nơi đô thị, thì Đường Lâm là ngôi làng cổ điển hình hiện còn bảo tồn được khá nguyên vẹn những dấu tích của làng Việt cổ ở vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây còn là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, nơi duy nhất "một ấp sinh hai vua": Vua Phùng Hưng và Ngô Quyền. Đường Lâm cũng là nơi có Văn Miếu trấn Sơn Tây - biểu tượng của truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo được thể hiện qua hai tấm bia đá ghi tên 288 vị khoa giáp từ thời nhà Lý đến cuối thời nhà Mạc ở Trấn Sơn Tây xưa.

Ngoài ra, khi đến với xứ Đoài, du khách không thể bỏ qua Thành cổ Sơn Tây, được xây dựng vào năm 1822 dưới thời vua Minh Mạng triều Nguyễn. Thành cổ Sơn Tây vốn được xem là tòa thành đá ong độc đáo nhất Việt Nam. Hiện nay, tòa thành này còn gần như nguyên vẹn hệ thống tường thành. Năm 1994, Thành cổ Sơn Tây chính thức được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Bên cạnh đó còn có Đền Và [Đông cung] - một trong hệ thống tứ cung nổi tiếng của xứ Đoài; đền Măng Sơn [Nam cung điện]... và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. 

Không chỉ quan tâm đầu tư, hoàn thiện các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tín ngưỡng, từ nhiều năm trở lại đây, Sơn Tây chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể mà văn hóa lễ hội là minh chứng điển hình. Hằng năm, trên địa bàn thị xã có 73 lễ hội. Phần lớn là các lễ hội làng, tổ dân phố; riêng lễ hội Đền Và [phường Trung Hưng] là lễ hội vùng. Các lễ hội làng có nghi thức, phong tục gắn liền với việc thờ thành hoàng làng và sự tích vị thần được thờ, tạo thành những sắc thái, đặc điểm riêng biệt, hấp dẫn khách du lịch.

Thời gian qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thị xã Sơn Tây đã không ngừng nỗ lực vươn lên, vượt mọi khó khăn, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương, thị xã Anh hùng, đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong quy hoạch phát triển vùng Thủ đô và thành phố Hà Nội, cùng với Hà Đông, chuỗi đô thị Xuân Mai, Hòa Lạc, Miếu Môn, Sơn Tây sẽ hình thành chuỗi đô thị vệ tinh với vai trò là một bộ mặt phát triển cửa ngõ phía Tây thành phố.

Sơn Tây có bao nhiêu huyện?

Thị xã Sơn Tây là thủ phủ của tỉnh Sơn Tây [bao gồm 06 huyện: Quốc Oai, Quảng Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ, Thạch Thất, Bất Bạt] với diện tích 150 mẫu bắc bộ và số dân là 6.116 người.

Thị xã Sơn Tây có bao nhiêu xã?

Thị xã Sơn Tây gồm có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh và 6 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn.

Tỉnh Sơn Tây này là ở đâu?

Sơn Tây là một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ [năm 1831, thời vua Minh Mạng], gồm phần lớn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc tỉnh Phú Thọ, một phần tỉnh Tuyên Quang và tây bắc thành phố Hà Nội ngày nay.

Sơn Tây có dân tộc gì?

Về dân cư, địa hạt Sơn Tây có 3 dân tộc sinh sống: Ca Dong, Hrê, Kinh. Trong số dân 15.499 người [năm 2005] ở Sơn Tây, dân tộc Ca Dong đến 13.259 người, dân tộc Kinh 1.138 người, dân tộc Hrê 1.207 người.

Chủ Đề