Đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường mình

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ giáo viên

Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học” gồm 3 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để trả lời câu hỏi tự luận của cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2021 - 2022.

Với 3 mẫu cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học trong bài viết dưới đây, còn giúp thầy cô có thêm nhiều ý tưởng mới hoàn thiện bài thi của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu hỏi: Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

Cách tổ chức giảng dạy tài liệu Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học

Sau mỗi giờ dạy về an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học ......., nhà trường và giáo viên giảng dạy đều tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. 100% học sinh có tài liệu đọc trước, phụ huynh học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu của học sinh. Ban chỉ đạo, tổ công tác cơ sở tổ chức giao ban, dự giờ thường xuyên theo lịch; tổ chức khảo sát, thăm dò tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia thí điểm và 100% phụ huynh học sinh có con, em tham gia thí điểm bộ tài liệu này.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã báo cáo Bộ GD&ĐT và UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 tại các trường học trên địa bàn thành phố từ đầu năm học.

Do vậy, với bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” khi được giảng dạy đại trà tại các trường học trên địa bàn thành phố sẽ góp phần giáo dục học sinh thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông để trở thành người học sinh thanh lịch, xứng đáng là công dân của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chính vì vậy trường Tiểu học.........chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Luật giao thông đường bộ và tổ chức hội thi cho học sinh toàn trường. Đồng thời, tiến hành trao thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.

Bên cạnh công tác tổ chức hội thi trắc nghiêm, công tác giáo dục tuyên truyền luât ATGT trước cờ cũng được chú trọng quan tâm, tôi đã tham mưu nhà trường mời các đồng chí Cảnh sát giao thông về nói chuyên tuyên truyền với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

Qua đó, các kiến thức về an toàn giao thông cũng như các tình huống nguy hiểm giả định, các kỹ năng đối phó cần thiết khi găp những tình huống nguy hiểm cũng được truyền tải đến học sinh dễ dàng hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.

Để nâng cao hiêu quả của công tác giáo dục rèn luyên kỹ năng, tôi đã tổ chức hội diễn dưới dạng sân khấu hóa các tiểu phẩm về ATGT. Qua đó, các kiến thức pháp luât cũng như các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại hiêu quả cao khi chính các em trải nghiêm và nhập vai vào các tình huống đó. Hiêu quả mang lại của các hội thi mang tính giáo dục và rèn luyên kỹ năng một cách hiệu quả hơn, mang lại hứng thú hơn cho các em.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 2

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức tuyên truyền nhắc nhở các bậc phụ huynh về việc thực hiện tốt luật ATGT đường bộ thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Bậc làm cha mẹ phải gương mẫu cho con em noi theo. Tổ chức cho phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện tốt luật giao thông đường bộ: Không cho con đi xe máy đi học khi con chưa đủ tuổi; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Giáo dục con cái chấp hành tốt mọi quy định về ATGT khi tham gia giao thông trên đường [đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ…] Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao.

+ Đối với học sinh:

Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi hoạt động ngoại khóa. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

  • Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới [ô tô, xe máy].
  • Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.
  • Khi chuyển hướng [rẽ trái, phải] phải giơ tay xin đường.
  • Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.
  • Ở tuổi các em không được chạy xe gắn máy đến trường.
  • Cho các em nhận biết các loại biển báo giao thông như: Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh.

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

  • Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
  • Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang [từ 3 xe trở lên].
  • Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.
  • Dừng xe giữa đường nói chuyện.
  • Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.
  • Rẽ đột ngột qua đầu xe.
  • Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 3

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học để đạt được hiệu quả tốt nhất là:

  • Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luật ATGT, các buổi tuyên truyền dưới cờ; Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, Hội thi rung chuông vàng về ATGT; Tổ chức giảng dạy các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông theo nội dung của tài liêu tập huấn về giáo dục ATGT trong trường học.
  • Cần trao đổi với phụ huynh học sinh để đưa ra các giải pháp như: cần hạ thấp yên xuống, hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong lên để các em không phải nhoài người ra mới nắm được tay lái
  • Khi đi từ ngõ ra đường chính, cần đi chậm và quan sát cẩn thận
  • Giáo dục cho các em không được đi lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường, không được đi dàn hàng ngang, không được buông tay lái cầm ô, dừng xe giữa đường....

Tôi đã thiết kế riêng các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ để học sinh tiếp cận nhanh hơn trong viêc rèn luyện các kỹ năng, đồng thời tải các đoạn phim tai nạn giao thông thực tế theo những vấn đề tuyên truyền để học sinh quan sát, đúc rút thêm kinh nghiêm cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông..

Tôi thường tổ chức cho các vào các tiết sinh hoạt lớp sau đó tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn vi phạm, sau đó tôi sẽ nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh tác hại của việc tuân thủ giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với những người tham gia giao thông mà từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà còn về sau này.

Cập nhật: 16/12/2021

Cuộc thi An toàn giao thông cho giáo viên THCS, THPT năm 2021 - 2022

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THCS, THPT năm 2021 - 2022 giúp thầy cô giáo tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng mới trả lời câu hỏi tự luận trong bài dự thi ATGT của mình.

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2021 - 2022 được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 03/01 - 21/01/2022. Sau ngày 21/01/2022 hệ thống thi trực tuyến sẽ đóng và không tiếp nhận bài dự thi. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi gợi ý đáp án tự luận trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên năm 2021 - 2022

Câu 1. Hưởng ứng năm An toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, Thầy/cô đã thực hiện những biện pháp nào trong hoạt động giáo dục và dạy học ở nhà trường mình? Hãy nêu và phân tích một biện pháp mà thầy cô cho là hiệu quả nhất.

Trả lời:

Để hưởng ứng năm An toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” bản thân luôn chấp hành đúng Luật giao thông, đồng thời nhắc nhở người thân, học sinh cùng chấp hành đúng luật. Lồng ghép nội dung về “Mục tiêu an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông,…” trong bài giảng hay phối hợp với các ban ngành trong nhà trường tổ chức sinh hoạt ngoại khóa nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông một cách sâu rộng đến học sinh. Cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, biết cách ứng phó với các tình huống, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

  • Giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy.
  • Phổ biến cho học sinh các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm.
  • Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh.
  • Nếu đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ
  • Đi xe đạp không không lạng lách, không đi hàng hai, hàng ba, không chở quá số người quy định khi tham gia giao thông

2. Một số khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trong các nhà trường, cụ thể như sau:

“Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.

3. Trách nhiệm của GVCN

Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh.

  • Tổ chức họp phụ huynh học sinh cho ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông.
  • Đưa các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông để học sinh thảo luận và đề ra phương án giải quyết trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.
  • Căn cứ vào những quy định về an toàn giao thông nếu học sinh lớp vi phạm căn cứ vào mức độ nặng nhẹ để xếp loại hạnh kiểm cuối năm

Câu 2. Thầy/cô hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022.

Trả lời:

Ban giám hiệu chủ động phối hợp với công an địa phương tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, biết cách ứng phó với các tình huống, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Sớm hình thành ở các em ý thức khi tham gia giao thông, góp phần hình thành văn hóa giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho toàn xã hội.

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THPT

Câu 1: Thầy/cô hãy xây dựng kế hoạch dạy học môn học mà thầy, cô đảm nhận [năm học 2021 - 2022] trong đó có thể hiện nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông sao cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid -19 hiện nay.

Câu 2: Thầy/cô hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ giáo
dục an toàn giao thông năm 2021. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

Trả lời:

Thuận lợi:

- Về phía nhà trường:

  • Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên khối lớp 2 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình lớp 2 năm học 2021-2022 theo chương trình GDPT 2018 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. BGH hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện vừa học tập vừa phòng chống dịch COVID-19.
  • Giáo viên trong khối nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
  • 100% giáo viên dạy lớp 2 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Về chương trình SGK: HS lớp 2 đã được học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống từ năm lớp 1 nên có sự kế thừa và kiến thức được phát triển theo vòng xoáy đồng tâm.

  • Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với HS lớp 2.
  • Chủ đề giáo dục học sinh gần gũi, giáo dục về tình yêu thương bạn bè, gia đình, ông bà, cha mẹ, thầy cô, quê hương đất nước….

- Về Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ [1 ti vi, 1 máy bộ máy tính, 1 máy soi], phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 2 theo chương trình giáo dục 2018.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018.

Khó khăn:

  • Thời gian HS nghỉ hè dài, nhiều HS quên kiến thức, quên vần dẫn đến việc HS đọc châm, sai; viết không đúng chính tả. Môn Toán nhiều HS quên các bảng cộng, trừ trong phạm 10, cách thực hiện các dạng toán nên lúng túng trong việc vận dụng vào chương trình môn Toán lớp 2.
  • Do tình hình dịch COVID-19, chương trình kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt và môn Toán thời lượng các tiết trong tuần tăng nên khó khăn trong việc tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức của HS.
  • HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, GV rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em.
  • HS lớp 2 có vốn từ còn hạn chế, môn Tiếng Việt [phần luyện viết đoạn nhiều, đa dạng nội dung] nên khó khăn cho HS trong việc viết đoạn văn, câu văn diễn đạt chưa rõ ràng.
  • Thời gian thực hành, ôn luyện toán, Tiếng Việt ít nhưng lượng bài tập nhiều.

Giải pháp khắc phục:

  • Trước khi HS tựu trường, được sự chỉ đạo của nhà trường, GVCN tổ chức ôn tập KT và nắm bắt tình hình của HS qua phần mềm Zoom.
  • GV tự linh động, tìm phương pháp tốt nhất trong việc rèn HS tùy theo đối tượng trong lớp mình chủ nhiệm.
  • GV kết hợp cùng PHHS trao đổi kiến thức, phương pháp giảng dạy để cùng rèn luyện cho các em tốt hơn khi thực hiện chương trình mới.
  • Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, theo chuyên đề. Bồi dưỡng chuyên môn qua tham dự các chuyên đề… Lên tiết dạy trong đợt bồi dưỡng giáo viên hè. Nắm vững quy trình lên lớp các tiết dạy. Đối với môn Toán và môn Tiếng Việt, tổ chức các tiết dạy mẫu. Tổ khối đã nghiên cứu, tìm ra những kiến thức cốt lõi trong môn Toán, môn Tiếng Việt mà HS cần đạt ở mỗi bài học, mỗi chủ đề. Xây dựng kiến thức cần ghi nhớ xuyên suốt năm học đối với HS lớp 2 với hai môn Toán và Tiếng Việt.
  • Tổ chức tập huấn Thông Tư 27/2020/ của Bộ Giáo dục Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Cập nhật: 21/01/2022

Video liên quan

Chủ Đề