Đề bài - giải đề thi học kì 2 toán lớp 7 năm 2020 - 2021 trường archimedes

\[\begin{array}{l}D[x] = 0\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 5x - 7 = 0\\ \Leftrightarrow 2{x^2} + 2x - 7x - 7 = 0\\ \Leftrightarrow 2x[x + 1] - 7[x + 1] = 0\\ \Leftrightarrow [x + 1][2x - 7] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 1 = 0}\\{2x - 7 = 0}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = - 1}\\{x = \frac{7}{2}}\end{array}} \right.\end{array}\].

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2
  • LG bài 3
  • LG bài 4
  • LG bài 5

Đề bài

Bài 1. [2,0 điểm]

Cho đơn thức \[A = \left[ {\frac{2}{3}{x^3}y} \right].{\left[ {\frac{1}{2}x{y^2}} \right]^3}.\left[ {\frac{{ - 8}}{5}{x^2}} \right]\]

a] Thu gọn, xác định hệ số, phần biến và bậc của đơn thức A;

b] Tính giá trị của biểu thức A tại \[x = 2;\,\,y = \frac{{ - 1}}{2}\].

Bài 2. [2,0 điểm] Cho hai đa thức

\[P[x] = {x^4} + 3{x^3} - x + \frac{1}{2} - {x^3} - 4x\]

\[Q[x] = \frac{3}{2} - 4{x^3} + {x^4} - 2x - 3x + 2{x^3}.\]

a] Thu gọn và sắp xếp các đa thức P[x], Q[x] theo lũy thừa giảm của biến.

b] Tính \[P[x] + Q[x];\,\,P[x] - Q[x]\].

Bài 3. [2,0 điểm] Tìm nghiệm của các đa thức sau:

a] \[A[x] = 3x - 2;\]

b] \[B[x] = 2[3x - 1] - 5[x - 1];\]

c] \[C[x] = \frac{1}{2}{x^3} - 2x;\]

d] \[D[x] = 2{x^2} - 5x - 7\].

Bài 4. [3,5 điểm] Cho tam giác ABC cân tại A và \[\widehat A < {90^0}\], CD là tia phân giác của góc ACB [D\[ \in \]AB]. Từ D kẻ DE \[ \bot \] AC tại E, DF \[ \bot \] BC tại F. Đường thẳng DE cắt BC tại K, đường thẳng DF cắt AC tại H.

a] Chứng minh \[\Delta \]ECD = \[\Delta \]FCD;

b] Chứng minh \[\Delta \]ECK = \[\Delta \]FCH;

c] Gọi M là trung điểm của HK. Chứng minh ba điểm C, D, M thẳng hàng.

Bài 5. [0,5 điểm] Cho đa thức \[f\left[ x \right]{\rm{ }} = {\rm{ }}a{x^2} + bx + c\] với a, b, c là các hằng số.

Biết \[f\left[ 0 \right],f\left[ 1 \right],f\left[ { - 1} \right],f\left[ {\frac{{ - 1}}{2}} \right]\] là các số nguyên. Chứng minh rằng a, b, c là các số nguyên.

LG bài 1

Phương pháp giải:

a] Rút gọn A

b] Thay \[x = 2;\,\,y = \frac{{ - 1}}{2}\] vào A

Lời giải chi tiết:

a]

\[\begin{array}{l}A = \left[ {\frac{2}{3}{x^3}y} \right].{\left[ {\frac{1}{2}x{y^2}} \right]^3}.\left[ {\frac{{ - 8}}{5}{x^2}} \right]\\A = \left[ {\frac{2}{3}.\frac{1}{2}.\frac{{ - 8}}{5}} \right].\left[ {{x^3}.{x^3}.{x^2}} \right].\left[ {y.{y^6}} \right]\\A = \frac{{ - 8}}{{15}}.{x^8}.{y^7}\end{array}\]

b]

Thay \[x = 2;\,\,y = \frac{{ - 1}}{2}\] vào A ta được:

\[\begin{array}{l}A = \frac{{ - 8}}{{15}}{.2^8}.{\left[ {\frac{{ - 1}}{2}} \right]^7}\\A = \frac{{16}}{{15}}\end{array}\]

LG bài 2

Phương pháp giải:

a] Thu gọn và sắp xếp.

b] Đặt tính rồi tính

Lời giải chi tiết:

a]

\[\begin{array}{l}P[x] = {x^4} + 3{x^3} - x + \frac{1}{2} - {x^3} - 4x\\P[x] = {x^4} + [3{x^3} - {x^3}] - [x + 4x] + \frac{1}{2}\\P[x] = {x^4} + 2{x^3} - 5x + \frac{1}{2}\end{array}\]

\[\begin{array}{l}Q[x] = \frac{3}{2} - 4{x^3} + {x^4} - 2x - 3x + 2{x^3}.\\Q[x] = {x^4} + [ - 4{x^3} + 2{x^3}] - [2x + 3x] + \frac{3}{2}\\Q[x] = {x^4} - 2{x^3} - 5x + \frac{3}{2}\end{array}\]

b]

LG bài 3

Phương pháp giải:

Cho các đa thức bằng 0 rồi giải tìm x

Lời giải chi tiết:

a]

\[\begin{array}{l}A[x] = 0 \Leftrightarrow 3x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow 3x = 2 \Leftrightarrow x = \frac{2}{3}\end{array}\]

Vậy nghiệm của đã thức A[x] là \[x = \frac{2}{3}\]

b]

\[\begin{array}{l}B[x] = 0\\ \Leftrightarrow 2[3x - 1] - 5[x - 1] = 0\\ \Leftrightarrow 6x - 2 - 5x + 5 = 0\\ \Leftrightarrow x + 3 = 0\\ \Leftrightarrow x = - 3\end{array}\]

Vậy nghiệm của đã thức B[x] là \[x = - 3\].

c]

\[\begin{array}{l}C[x] = 0\\ \Leftrightarrow \frac{1}{2}{x^3} - 2x = 0\\ \Leftrightarrow \frac{1}{2}x\left[ {{x^2} - 4} \right] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{2}x = 0}\\{{x^2} - 4 = 0}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = \pm 2}\end{array}} \right.\end{array}\]

Vậy tập nghiệm của đa thức C[x] là \[\{ 0;\,2: - 2\} \]

d]

\[\begin{array}{l}D[x] = 0\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 5x - 7 = 0\\ \Leftrightarrow 2{x^2} + 2x - 7x - 7 = 0\\ \Leftrightarrow 2x[x + 1] - 7[x + 1] = 0\\ \Leftrightarrow [x + 1][2x - 7] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 1 = 0}\\{2x - 7 = 0}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = - 1}\\{x = \frac{7}{2}}\end{array}} \right.\end{array}\].

Vậy nghiệm của đa thức D[x] là -1 và \[\frac{7}{2}\]

LG bài 4

Phương pháp giải:

a] Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền - góc nhọn

b]Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh - góc

c] Sử dụng tính chất 3 đường cao trong 1 tam giác đồng quy

Lời giải chi tiết:

a]

Xét \[\Delta ECD\] và \[\Delta FCD\] có:

\[\widehat {CFD} = \widehat {CED} = {90^0}\]

\[\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}}\] [do CD là phân giác góc C]

CD chung

=> \[\Delta ECD\] = \[\Delta FCD\] [ch.gn] [1]

b]

Do [1] nên EC = FC

Xét \[\Delta ECK\] và \[\Delta FCH\] có:

\[\widehat {KEC} = \widehat {HFC} = {90^0}\]

EC = FC

\[\widehat C\] chung

=> \[\Delta ECK\] = \[\Delta FCH\] [g.c.g] [2]

c]

Ta có:

\[KE \bot HC\] và \[HF \bot KC\]

\[HF \cap KE = \left\{ D \right\}\]

=> D là trực tâm tam giác HKC

=> \[CD \bot HK\][3]

Do [2] suy ra HC = KC => Tam giác HKC cân tại C.

Mà M là trung điểm của HK nên \[CM \bot HK\] [4]

Từ [3] và [4] suy ra C, D, M thẳng hàng.

LG bài 5

Phương pháp giải:

Tính\[f\left[ 0 \right],f\left[ 1 \right],f\left[ { - 1} \right],f\left[ {\frac{{ - 1}}{2}} \right]\]

Sử dụng tính chất a, b là số nguyên thì a-b và a+b cũng là số nguyên

Lời giải chi tiết:

+ Ta có: \[f[0] = a{.0^2} + b.0 + c = c\]=> c là số nguyên

+ \[f[1] = a{.1^2} + b.1 + c = a + b + c\] là số nguyên mà c là số nguyên

=> \[a + b\] là số nguyên => 2a + 2b là số nguyên [1]

+ \[f[ - 1] = a.{[ - 1]^2} + b.[ - 1] + c = a - b + c\] là số nguyên mà c là số nguyên

=> \[a - b\] là số nguyên => \[2a - 2b\] là số nguyên [2]

\[\begin{array}{l}f\left[ {\frac{{ - 1}}{2}} \right] = a.{\left[ {\frac{{ - 1}}{2}} \right]^2} + b.\left[ {\frac{{ - 1}}{2}} \right] + c\\ = \frac{1}{4}a - \frac{1}{2}b + c = \frac{1}{4}.\left[ {a - 2b} \right] + c\end{array}\]

Do c là số nguyên nên \[\frac{1}{4}.\left[ {a - 2b} \right]\] là số nguyên

=> \[4.\frac{1}{4}.\left[ {a - 2b} \right]\] là số nguyên nên \[\left[ {a - 2b} \right]\]là số nguyên [3]

Từ [2] và [3] suy ra: \[[2a - 2b] - [a - 2b]\] là số nguyên

=> \[2a - 2b - a + 2b\] là số nguyên => a là số nguyên [4]

Từ [1] và [4] suy ra b là số nguyên.

Vậy a, b, c là số nguyên.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề