Đề An xây dựng nếp sống văn minh đô thị

Xây dựng nếp sống văn minh đô thị là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, một cuộc vận động lớn vừa lâu dài, vừa có tính cấp thiết, là một trong những chương trình trọng điểm về kinh tế - xã hội của Đà Nẵng nên nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố, trong đó có phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

Nhìn lại chặng đường 3 năm triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị" giai đoạn 2011 - 2013. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và sự phối hợp của Ủy ban MTTQ Việt Nam, phường Hòa Hiệp Nam đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, lồng ghép ban hành các kế hoạch chỉ đạo hằng năm, phối hợp với Mặt trận tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong địa bàn các khu dân cư về những nội dung cơ bản của Đề án, phát động rộng rãi các phong trào thi đua yêu nước đồng thời đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã ban hành trước đây. Tổ chức ký kết giao ước thi đua gắn liền với nhiều cuộc vận động như phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, phong trào ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp, phong trào xây dựng tổ dân phố không rác, đoạn đường an toàn, văn minh, các phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập, mô hình tổ dân phố không có tội phạm và TNXH, thực hiện "An toàn giao thông - Văn minh đô thị".

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Thông qua các phong trào thi đua và các cuộc vận động đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm thay đổi hành vi và nhận thức của từng cá nhân, xây dựng cảnh quan môi trường theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương ngày một phát triển.

Trong công tác xây dựng mối quan hệ ứng xử, công chức cơ quan UBND phường đã thực hiện đăng ký chương trình "3 hơn" tại tổ một cửa liên thông, duy trì thường xuyên hoạt động chào cờ đầu tháng, vận động các hộ tiểu thương chợ Nam Ô thực hiện chợ văn minh thương mại, cấp phát hàng ngàn tờ rơi, tranh ảnh về xây dựng nếp sống văn hóa – văn minh đô thị, từng bước xóa bỏ các hành vi, các tập tục mê tín dị đoan; vận động nhân dân thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về việc cưới, việc tang và lễ hội. Bên cạnh đó, phường Hòa Hiệp Nam còn tập trung triển khai thực hiện các hoạt động ra quân xóa quảng cáo rao vặt sai quy định gắn với duy trì hiệu quả phong trào ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp trên địa bàn các khu dân cư.

Ra quân xóa quảng cáo, rao vặt sai quy định

Đối với công tác an toàn giao thông và trật tự đô thị đã tiến hành cho 100% các hộ gia đình tổ chức ký cam kết thực hiện tuân thủ Luật an toàn giao thông, không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, không sử dụng vỉa hè làm nơi buôn bán, họp chợ; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh hàng rong dùng các phương tiện âm thanh để rao vặt, chèo kéo khách gây mất mỹ quan đô thị.

Song song với các hoạt động trên, trong 3 năm qua để triển khai Đề án, ngoài việc tập trung vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng các tuyến giao thông kiệt hẻm tạo cảnh quan môi trường, thuận tiện cho giao thông đi lại, địa phương được lãnh đạo các cấp quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng hơn 3km đường kiệt hẻm với tổng số tiền trên 1,5 tỷ đồng; phân công cho 5 hội, đoàn thể đăng ký đảm nhận thực hiện tuyến đường "An toàn - văn minh - xanh, sạch, đẹp" với chiều dài gần 4.000m. Hưởng ứng chủ trương của thành phố về xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường, UBND phường hằng năm đều tổ chức các hoạt động làm sạch đẹp môi trường, các chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. Năm 2012, có 10/49 tổ dân phố đăng ký đạt kết quả trong lĩnh vực này. Thực hiện kế hoạch của UBND quận về việc triển khai thí điểm công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn quận, phường Hòa Hiệp Nam đã đăng ký xây dựng thí điểm tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, chọn Trường THCS Đàm Quang Trung, Trạm Y tế, Công an phường làm điểm, tăng cường công tác trồng mới cây xanh tại các Đình làng và các địa điểm công cộng tại khu dân cư.

Ra quân trồng và chăm sóc cây xanh

Trong thời gian qua, việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được chính quyền địa phương quan tâm, thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, qua đó tiến hành lập biên bản và xử phạt hơn 9 trường hợp vi phạm, xử lý hành chính với số tiền hơn 3 triệu đồng. Thực hiện Chỉ thị 09 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới", Ban Chỉ đạo của phường đã tổ chức các hội thi pháp luật về phòng, chống tội phạm và TNXH thu hút hơn 3.000 lượt người tham dự. Tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chất lượng các danh hiệu văn hóa được công nhận hằng năm dựa trên các tiêu chuẩn ngày càng cao hơn, chất lượng hơn.

Kiểm tra, xử lý dịch vụ cắt tóc nam, nữ

Có thể khẳng định, qua 3 năm triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và Đề án "Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị" trên địa bàn phường Hòa Hiệp Nam đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ trên cơ sở phối hợp đồng bộ, thống nhất của cả hệ thống chính trị từ phường đến cơ sở, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, mang lại những hiệu quả thiết thực, điều kiện môi trường sống từng bước được nâng cao, cơ sở hạ tầng có bước thay đổi đáng kể. Nếp sống văn hóa - văn minh đô thị, các chính sách an sinh xã hội, những thành tựu và kết quả của phong trào đã thực sự lan tỏa và phát triển đa dạng, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.

Đẩy mạnh các hoạt động VHVN - TDTT

Với 6 nội dung và nhóm giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng thực hiện phong trào trong thời gian đến. Phường Hòa Hiệp Nam tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ phong trào ở cấp phường; xây dựng gương "Người tốt, việc tốt" và các điển hình tiên tiến; chú trọng công tác giáo dục, quản lý cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện phong trào; thực hiện các cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia thực hiện phong trào; tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, tiến tới xây dựng quê hương ngày càng văn minh, góp phần xây dựng con người Đà Nẵng có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đã đề ra.

Thanh Lâm – phường Hòa Hiệp Nam.

Hiện nay, trên báo chí nhắc nhiều đến xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Điều này cho thấy tính cấp bách của việc xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, văn minh đang đặt ra nhiều vấn đề chung của xã hội. Trật tự văn minh đô thị, nếp sống văn hóa người đô thị tự nó không hình thành mà cộng đồng phải góp phần xây dựng. Nếu nông thôn xưa nước ta có “Hương ước” điều chỉnh hành vi dân cư thì ở đô thị phải có ý thức “Trọng luật”, nếu không trật tự xã hội sẽ rối loạn. Thực tế cho thấy, việc xây dựng nếp sống văn minh - văn hóa đô thị không phải là câu chuyện một sớm một chiều, làm theo phong trào hay tập trung đẩy mạnh mang tính chiến dịch mà đây là nội dung thực hiện mang tính chất lâu dài, liên tục. Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân, các quy định pháp lý cần thực thi mạnh mẽ hơn. Cần phải xử phạt nặng hành vi như vứt kẹo cao su, hút thuốc lá nơi công cộng.... Từ những “việc nhỏ” đó sẽ dần hình thành thói quen trọng nguyên tắc, chấp hành các quy định pháp luật, giúp hình thành chuẩn mực văn minh người đô thị.

Các văn kiện của Đảng đã chỉ ra “là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng, sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống…”. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa càng đòi hỏi phải phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh đặc trưng để không bị hòa tan hoặc bào mòn trước sự tiếp biến của thời cuộc. Đây được coi là công cụ để chống lại những hành vi phản văn hóa, các sản phẩm độc hại trái với thuần phong mỹ tục, tạo sức đề kháng trước những thông tin tiêu cực, vô văn hoá.

Muốn giữ được nền nếp văn hóa, lối sống văn minh phải xây dựng từ nền tảng gia đình. Trong đó, chúng ta cần đẩy mạnh việc bồi dưỡng, giáo dục ý thức thế hệ trẻ; có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn, hành vi bạo lực, tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc. Chúng ta cần cổ vũ cái đẹp, phê phán cái xấu. Điều này đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa - văn minh, cư xử nhân ái, hòa nhịp cùng tiến bộ của nhân loại, nhằm góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Nếp sống là hành vi ứng xử của con người đã trở thành thói quen, được xã hội thừa nhận. Nếp sống văn hóa - văn minh đô thị là nếp sống theo các chuẩn mực giá trị của văn hóa, đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt đô thị. Nếp sống văn hóa - văn minh đô thị không chỉ tạo ra môi trường văn hóa, bộ mặt văn hóa cho đô thị mà còn góp phần xây dựng con người mới với tác phong và cốt cách văn minh, hiện đại. Ở điểm nhìn khác, nếu không có nếp sống văn hóa - văn minh sẽ không có những con người văn hóa - văn minh và cũng sẽ không có một Hà Nội trật tự, văn minh, hiện đại...  Hiện tại, quy định về nếp sống văn hóa - văn minh đô thị không thiếu. Nhiều nội dung về nếp sống văn hóa - văn minh đô thị đã được thể chế hóa thành những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, như đã nói, chúng ta có luật, nhưng cư dân đô thị lại chưa có truyền thống "trọng luật". Do vậy tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông, trật tự xây dựng đô thị vẫn diễn ra trên nhiều tuyến phố, nhiều khu dân cư... Vì vậy, để xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị, đổi mới tư duy pháp lý cần được đặt ra một cách mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Những quy định cụ thể có sức thuyết phục, việc xử phạt nghiêm khắc các sai phạm sẽ đưa mọi hoạt động của thành phố đi vào kỷ cương. Từ đó sẽ hình thành tư duy trọng nguyên tắc, trọng lý lẽ, trọng pháp luật và từng bước hoàn thiện nếp sống văn hóa - văn minh đô thị trong mỗi cư dân và cả cộng đồng.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND về Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Quy tắc gồm 4 chương và 14 điều nhằm từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Nhiều người nói là "hương ước" của người Hà Nội. Đây là nền tảng quan trọng để định hướng xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị. Tuy nhiên, thay đổi thói quen ứng xử của người dân không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Do vậy, việc xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị không thể chạy theo phong trào hay tập trung xử lý các "sự vụ". Các cơ quan chức năng cần bền bỉ, kiên trì với nhiều giải pháp để xây dựng những phương thức ứng xử phù hợp với quá trình vận động và phát triển của xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề