Dây pha ký hiệu là gì Công nghệ 9

Nắm rõ các ký hiệu điện công nghiệp là điều cơ bản một kỹ thuật viên cần có khi thiết kế hệ thống điện cho nhà xưởng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích các ký hiệu điện cơ bản để ai cũng có thể hiểu được bản vẽ thiết kế mạch điện một cách chính xác.

Mục lục

  • 1. Bảng ký hiệu hình vẽ sử dụng trong điện công nghiệp
    • 1.1. Ký hiệu cơ bản sử dụng trong điện công nghiệp
    • 1.2. Ký hiệu các loại đèn điện, thiết bị điện
    • 1.3. Ký hiệu thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, ổ cắm
    • 1.4. Ký hiệu thiết bị đo lường dùng trong điện công nghiệp
    • 1.5. Ký hiệu các thiết bị đóng cắt điều khiển điện
  • 2. Bảng ký hiệu điện bằng chữ sử dụng trong mạch điện công nghiệp
  • 3. Một số tiêu chí cần đảm bảo của bản vẽ mạch điện công nghiệp

1. Bảng ký hiệu hình vẽ sử dụng trong điện công nghiệp

Các hình vẽ ký hiệu điện công nghiệp sử dụng trong bản vẽ thiết kế mạch điện được dùng để thay thế cho tên các thiết bị điện hoặc nhóm các thiết bị điện có chức năng giống nhau. Việc sử dụng các ký hiệu trong bản vẽ điện công nghiệp sẽ giúp đơn giản hoá việc thiết kế và tăng tính chuyên nghiệp của quá trình thi công hệ thống điện công nghiệp lên rất nhiều.

1.1. Ký hiệu cơ bản sử dụng trong điện công nghiệp

Trước hết, để có thể đọc bản vẽ một cách hiệu quả nhất khách hàng cần nắm rõ những ký hiệu trong mạch điện công nghiệp thường được sử dụng trong đó. Dưới đây là bảng thống kê gồm những ký hiệu cơ bản nhất trong bản vẽ hệ thống điện công nghiệp.

Tên gọiKý hiệuTên gọiKý hiệu
Dòng điện một chiều
Dây pha
Dòng điện xoay chiều
Dây trung tính
Cực dương
Hai dây dẫn chéo nhau
Cực âm
Hai dây dẫn nối nhau
Mạch điện 3 dây
Cầu dao hai cực; ba cực
Công tắc hai cực
Công tắc ba cực
Cầu chì
Chấn lưu
Đèn huỳnh quang
Chuông điện
Đèn sợi đốt
Ổ điện
Quạt trần
Ổ điện và phích cắm điện

1.2. Ký hiệu các loại đèn điện, thiết bị điện

Sau khi tìm hiểu về cách ký hiệu cơ bản, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những ký hiệu cụ thể hơn, ví dụ như ký hiệu đại diện cho các loại đèn và thiết bị điện sẽ được sử dụng trong nhà xưởng.

STTTên gọiKý hiệu điện công nghiệp
Trên sơ đồ nguyên lýTrên sơ đồ vị trí
1Lò điện trở
2Lò hồ quang
3Lò cảm ứng
4Lò điện phân
5Máy điện phân bằng từ
6Chuông điện
7Quạt trần, quạt treo tường
8Đèn sợi đốt
9Đèn huỳnh quang
10Đèn nung sáng có chụp
11Đèn chiếu sâu có chụp tráng men
12Đèn có bóng tráng gương
13Đèn thuỷ ngân có áp lực cao
14Đèn chống nước và bụi
15Đèn chống nổ không chụp
16Đèn chống nổ có chụp
17Đèn chống hoá chất ăn mòn

1.3. Ký hiệu thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, ổ cắm

Bên cạnh những ký hiệu chung, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về những ký hiệu cụ thể cho các thiết bị điện công nghiệp như cầu dao, công tắc, ổ cắm,

STTTên gọiKý hiệu điện công nghiệp
Trên sơ đồ nguyên lýTrên sơ đồ vị trí
1Cầu dao 1 pha
2Cầu dao 1 pha 2 ngả

[cầu dao đảo 1 pha]

3Cầu dao 3 pha
4Cầu dao 3 pha 2 ngả

[cầu dao đảo 3 pha]

5Công tắc 2 cực
6Công tắc 3 cực

7Công tắc xoay 4 cực
8Ổ cắm điện

Kiểu thường

Kiểu kín

9Ổ cắm điện có cực thứ 3 nối đất

1.4. Ký hiệu thiết bị đo lường dùng trong điện công nghiệp

Các ký hiệu của thiết bị đo lường cũng được sử dụng nhiều trong bản vẽ sơ đồ mạch điện nhà xưởng. Một số ký hiệu phổ biến thường thấy bao gồm:

STTTên gọiKý hiệu
1Cosφ kế
2Pha kế
3Tần số kế
4Watt kế
5VAr kế
6Điện kế

1.5. Ký hiệu các thiết bị đóng cắt điều khiển điện

Ngoài ra trong sơ đồ mạch điện công nghiệp còn sử dụng những ký hiệu chỉ thiết bị đóng cắt điều khiển điện như sau:

STTTên gọiKý hiệuChú ý
1Phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt
2Cuộn dây rơ-le so lệch
3Cuộn dây rơ-le không, làm việc với dòng AC
4Nút nhấn không tự giữ

a. Thường mở

b. Thường kín

Buông tay ra sẽ trở về trạng thái ban đầu
5Nút ấn tự giữ

a. Thường mở

b. Thường kín

c. Đối nối

Tự giữ trạng thái tác động khi buông tay ra
6Nút bấm liên động
7Công tắc hành trình

a. Thường mở

b. Thường đóng

c. Liên động

8Tiếp điểm của rơ-le điện

a. Thường mở

b. Thường kín

c. Đối nối

Dùng cho các loại rơ-le, trừ rơ-le nhiệt và rơ-le thời gian

2. Bảng ký hiệu điện bằng chữ sử dụng trong mạch điện công nghiệp

Bên cạnh những ký hiệu bằng hình ảnh, khi đọc bản vẽ mạch điện công nghiệp bạn cũng cần hiểu được những ký hiệu viết tắt bằng chữ. Dưới đây là những ký hiệu điện công nghiệp bằng chữ thường được sử dụng hiện nay:

STTKý hiệuTên gọiGhi chú
1CDCầu dao
2CB; ApAptomat; máy cắt hạ thế
3CCCầu chì
4KCông tắc tơ, khởi động từCó thể sử dụng các thể hiện đặc tính làm việc như: T công tắc tơ quay thuận; H công tắc tơ hãm dừng
5KCông tắcDùng trong sơ đồ chiếu sáng
6O; OĐỔ cắm điện
7ĐĐèn điệnDùng trong sơ đồ chiếu sáng
8ĐĐộng cơ một chiều; động cơ điện nói chungDùng trong sơ đồ điện công nghiệp
9Chuông điện
10Bếp điện, lò điện
11Quạt điện
12MBMáy bơm
13ĐCĐộng cơ điện nói chung
14CKCuộn kháng
15ĐKBĐộng cơ không đồng bộ
16ĐĐBĐộng cơ đồng bộ
17FMáy phát điện một chiều; máy phát điện nói chung
18FKBMáy phát không đồng bộ
19FĐBMáy phát đồng bộ
20M; ONNút khởi động máy
21D; OFFNút dừng máy
22KCBộ khống chế, tay gạt cơ khí
23RNRơ-le nhiệt
24RThRơ-le thời gian [timer]
25RURơ-le điện áp
26RIRơ-le dòng điện
27RTrRơ-le trung gian
28RTTRơ-le bảo vệ thiếu từ trường
29RRơ-le tốc độ
30KHCông tắc hành trình
31FHPhanh hãm điện từ
32NCNam châm điện
33BĐTBàn điện từ
34VVan thuỷ lực, van cơ khí
35MCMáy cắt trung, cao thế
36MCPMáy cắt phân đoạn đường dây
37DCLDao cách ly
38DNĐDao nối đất
39FCOCầu chì tự rơi
40BA; BTMáy biến thế
41CSThiết bị chống sét
42TThanh cái cao áp, hạ ápDùng trong sơ đồ cung cấp điện
43T [transformer]Máy biến thếDùng trong sơ đồ điện tử
44D; DZDiode; Diode zener
45CTụ điện
46RĐiện trở
47RTĐiện trở nhiệt

3. Một số tiêu chí cần đảm bảo của bản vẽ mạch điện công nghiệp

Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa của các ký hiệu điện công nghiệp thì việc quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp nên quan tâm là đánh giá tổng thể bản vẽ mạch điện. Bản vẽ mạch điện công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định độ chính xác của toàn bộ quá trình thi công điện nhà xưởng. Do đó, bản vẽ cần đảm bảo những tiêu chí nhất định để kỹ thuật viên có thể tiến hành lắp đặt hệ thống điện đúng chuẩn và an toàn. Cụ thể như:

  • Bản vẽ mạch điện phải dễ đọc, dễ hiểu. Các yếu tố được thể hiện trong bản vẽ phải tuân thủ theo quy chuẩn về ký hiệu điện công nghiệp ở trên.
  • Thiết kế mạch điện phải đúng theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Ví dụ: Nơi nào không thể lắp đặt dây và cáp điện xa hẳn các kết cấu kim loại phục vụ mục đích khác thì các kết cấu đó cũng phải nối đất.
  • Bản vẽ phải đáp ứng mức độ an toàn cao. Việc đảm bảo an toàn không chỉ cần thiết trong lúc thi công mà còn cần trong quá trình vận hành sau này.
  • Một bản thiết kế mạch điện tốt cũng cần tính toán đến mức độ hiệu quả của toàn bộ hệ thống điện. Sau khi hoàn tất thi công, hệ thống điện nhà xưởng phải vận hành trơn tru với năng suất cao.
  • Tính toán khối lượng điện năng sử dụng cho doanh nghiệp: Xác định khối lượng điện năng sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Trên đây là tổng hợp ký hiệu điện công nghiệp đầy đủ và chi tiết. Hy vọng bài viết đã giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi thực hiện các công việc liên quan đến hệ thống điện.

Video liên quan

Chủ Đề