Rối loạn tri giác tiếng Anh là gì

Các triệu chứng rối loạn tri giác rất phổ biến trong các bệnh lý tâm thần

RỐI LOẠN TRI GIÁC
1. Rối loạn cảm giác:

1.1. Tăng cảm giác: khi ngưỡng kích thích hạ xuống, với các kích thích trung bình hoặc nhẹ, bệnh nhân cũng cho là quá mạnh, không chịu đựng được. Như khi mệt mỏi tiếng ồn nhỏ cùng gay khó chịu, hoặc khi có mang, phụ nữ rất nhạy đối với các mùi.

Đây là biểu hiện thường gặp khi con người quá mệt mỏi, đồng thời cũng gặp ở bệnh nhân loạn thần.

1.2. Giảm cảm giác: khi ngưỡng kích thích tăng lên, do đó bệnh nhân không có cảm giác đối với kích thích nhẹ và cảm giác mơ hồ , không rõ ràng các kích thích thông thường. Ví dụ như xung quanh như phủ sương mù, mọi tiếng động như trở nên xã xôi, thức ăn nhạt nhẽo..

Thường gặp trong trạng thái trầm cảm, ngoài ra còn gặp trong tổn thương não

1.3. Loạn cảm giác bản thể: bệnh nhân thường xuyên có những cảm giác đau nhức, khó chịu lạ lùng trong các nội tạng, tính chất và khu trú không rõ ràng: nóng bỏng trong dạ dày, điện giật trong óc..

Thường gặp trong trạng thái nghi bệnh, trong trạng thái trầm cảm

2. Rối loạn tri giác:

2.1. Ảo tưởng: là tri giác sai lệch về toàn bộ mọt sự vật hay một hiện tượng có thật bên ngoài. Ví dụ: thấy áo dài treo trên cửa sổ thành con ma, nghe tiếng gió thổi như tiếng ai nói thì thầm.

Thường chia ảo tưởng theo các giác quan: ảo tưởng thị giác, ảo tưởng thính giác, ảo tưởng vị giác..

Ở người bình thường ảo tưởng cũng có thể xuất hiện trong những điều kiện làm cản trở quá trình tri giác như không chú ý đầy đủ, ánh sáng lờ mờ, tiếng nói không rõ ràng, quá mệt mỏi, quá lo lắng sợ hãi, chờ đợi lâu.. Tuy nhiên ảo tưởng ở người bình thường sẽ nhanh chóng mất đi khi các điều kiện trở ngại không còn nữa.

Trong trạng thái bệnh lý, thường chia các loại ảo tưởng thành các loại sau:

Ảo tưởng cảm xúc: xuất hiện trong những trạng thái cảm xúc bệnh lý: lo âu, sợ hãi, trạng thái hưng cảm, trạng thái trầm cảm.

Ảo tưởng lời nói: thường gặp nhất trong các trạng thái trầm cảm, bệnh nhân nghe câu chuyện thông thường của những người xung quanh thành ra những lời cảnh cáo, tố giác..

Ảo ảnh kỳ lạ: đó là những ảo tưởng rất phong phú, rất sinh động và kỳ lạ, xuất hiện ngoài ý chí của bệnh nhân, không phụ thuộc biến đổi cảm xúc. Như bệnh nhân nhìn các chấm trên tường thành đoàn hổ đang vồ bệnh nhân

Ảo ảnh kỳ lạ thường xuất hiện trong hội chứng cai rượu nặng, mê sảng, tâm thần phân liệt.

2.2. Ảo giác: là tri giác như có thật về một sự vật hoặc một hiện tượng không hề có trong thực tế khách quan. Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân. Có nhiều cách phân chia ảo giác:

- Chia theo hình tượng kết cấu:

· Ảo giác thô sơ: ảo giác chưa hình thành, không có hình thái và kết cấu rõ ràng. Ví dụ: thấy một ánh hào quang, một đám khói, nghe tiếng rì rào..

· Ảo giác phức tạp: ảo giác có hình tượng rõ ràng, sinh động, có vị trí nhất định trong không gian: thấy người đem dây đến trói mình, tiếng nói từ trong tường..

- Chia theo các giác quan: ảo thanh [ảo giác thính giác] ảo thị [ảo giác thị giác] ảo khứu, ảo giác xúc giác và ảo giác nội tạng

- Chia theo nhận thức và thái độ của bệnh nhân đối với ảo giác:

· Ảo giác thật: bệnh nhân tiếp nhận ảo giác như những hiện tượng, sự vật có thật trong thực tế, không nghi ngờ về tính có thật của ảo giác, không phân biệt ảo giác với sự vật thật, không nghĩ rằng có ai làm ra ảo giác, bắt mình phải tiếp thu.

· Ảo giác giả: bệnh nhân xem ảo giác như những sự vật, hiện tượng lạ lùng, không giống với thực tại, phân biệt ảo giác với các sự vật thật, và đặc biệt bệnh nhân cho rằng có người nào đó gay ảo giác cho mình thấy.

- Ảo giác đặc biệt:

· Ảo thanh chức năng: Ảo thanh xuất hiện đồng thời với một âm thanh có thực bên ngoài. Âm thanh này mất đi thì ảo thanh cũng mất đi. Ví dụ vừa nghe tiếng nước chảy vừa nghe tiếng dặn dò

· Ảo giác lúc giữa thức giữa ngủ: Ảo giác xuất hiện lúc sắp ngủ hoặc sắp thức dậy, trong bóng tối hoặc ánh sáng lờ mờ. Ảo giác thường lặp đi lặp lại với tính chất ám ảnh hay tính định hình. Có thể có đủ loại ảo giác

3. Các rối loạn tâm lý giác quan: đây là các rối loạn tri gác chủ yếu làm trở ngại quá trình tổng hợp các biểu tượng củ và mới để nhận thức toàn bộ bản thân và thực tại thành một mối thống nhất trong không gian và thời gian.

Rối loạn tâm lý giác quan khác với ảo tưởng ở chỗ rối loạn này bền vững dai dẳng hơn và ở chỗ bệnh nhân biết phê phán về tri giác sai lầm của mình.

Thường người ta chia các rối loạn tâm lý giác quan ra 2 loại lớn:

3.1. Tri giác sai thực tại: bệnh nhân còn biết bản chất của đối tượng trị giác không thay đổi và biết đối tượng chỉ thay đổi một vài khía cạnh, một vài thuộc tính nào đó thôi. Ví dụ: còn nhận thức được cái bàn nhưng nó to hơn, nhỏ hơn hoặc không rõ ràng...

Các thuộc tính biến đổi thường là: hình thái, chiều cao, kích thước, màu sắc, chuyển động hay im lìm, khoảng cách xã gần... Nếu chỉ một vài thuộc tính của đối tượng thay đổi thì gọi là cảm giác biến hình. Nếu có nhiều thuộc tính thay đổi làm cho đối tượng gần như thay đổi hẳn thì gọi là cảm giác loạn hình

3.2. Giải thể nhân cách:

Có thể là tri giác sai lầm về đặc điểm cơ thể [rối loạn sơ đồ cơ thể ]: không có tim, tai ở sau, tay chân nặng như chì...

Có thể tri giác sai lầm về đặc điểm tâm lý: cảm xúc, ý nghĩ , tác phong đã biến đổi, nhân cách không giống như củ nữa..

các rối loạn tâm lý giác quan có thể gặp trong các bệnh tâm thần thực tổn, tâm thần phân liệt và rối loạn tâm thần do dùng các chất.

Video liên quan

Chủ Đề