Dấu hiệu phình đại tràng ở trẻ

Phình đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa, do đoạn đại tràng bị giãn ra làm giảm nhu động ruột, phân di chuyển chậm hơn khiến ruột tiếp tục hấp thu nước dẫn tới phân càng đặc và cứng gây ra hiện tuiợng khó đại tiện, táo bón lâu ngày. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục phình đại tràng qua những thông tin dưới đây.

Phình đại tràng là gì?

Phình đại tràng là hiện tượng đại tràng xích ma có hiện tượng bị giãn ra dẫn tới giảm nhu động ruột, phân di chuyển chậm nên ruột có nhiều thời gian hấp thu nước khiến phân càng đặc, cứng và bị ứ trệ. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng phân tạo thành những khối khô gây ra tắc nghẽn đường ruột.

Tuy nhiên, những đoạn ruột khác vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu tổn thương hay rối loạn tiêu hóa. Người bệnh phình đại tràng vẫn có thể ăn uống bình thường, hấp thu chất dinh dưỡng nhưng việc đại tiện sẽ gặp một số khó khăn, gây nên tình trạng táo bón kinh niên.

Nguyên nhân dẫn tới phình đại tràng

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phình đại tràng là do đại tràng bị giãn ra làm giảm nhu động ruột. Vì vậy, phân di chuyển chậm khiến ruột tiếp tục hấp thu nước khiến phân càng cứng, đặc gây táo bón lâu ngày. Trường hợp nặng hơn, phân bị khô, không thể di chuyển được gây tắc nghẽn đường ruột.

Phình đại tràng được chia thành 2 dạng:

  • Phình đại tràng bẩm sinh
  • Phình đại tràng do nguyên nhân thứ phát

Phình đại tràng bẩm sinh

Hay còn gọi là bệnh Hirschprung, thường phát hiện ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Tức là người bị bệnh không có hạch thần kinh ruột nên không co bóp được khiến cho đoạn ruột càng phình to ra.

Phình đại tràng do nguyên nhân thứ phát

Người bệnh bị phình đại tràng do các yếu tố như

  • Dùng quá nhiều thuốc như morphin, codein…
  • Bị nhiễm độc đại tràng, chủ yếu gặp trong bệnh viêm loét đại tràng và viêm đại tràng màng giả
  • Mắc phải bệnh Chagas là bệnh nhiễm kí sinh trùng
  • Hoặc do tổn thương thần kinh, phù niêm mạc do suy giáp, xơ cứng da, táo bón mạn tính.

Nhận biết phình đại tràng qua các dấu hiệu

Phình đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa dễ nhận biết thông qua các triệu chứng như sau:

Đau bụng

Người bệnh bị đau bụng từng cơn, sờ thấy khối phân cứng ở thành bụng. Khi có biến chứng viêm ruột, người bệnh thường bị sốt cao, nhịp tim nhanh có thể trụy mạch.

Đại tiện ít và thưa

Những người bệnh mắc phải phình đại tràng thường có dấu hiệu nhận biết đặc trưng là tình trạng táo bón lâu ngày. Khi khối phân quá to, kích thước lớn hơn cả lỗ hậu môn người bệnh thường đi ngoài khá khó khăn thậm chí không thể tự đi được. Ở giai đoạn nặng, mỗi lần đi phải thụt tháo.

Không muốn ăn uống

Dấu hiệu này thường gặp ở người lớn mắc phình đại tràng giai đoạn cuối. Ở giai đoạn khởi phát tuy đi đại tiện ít nhưng người bệnh vẫn ăn uống được. Nhưng về sau phân tích tụ nhiều người bệnh có cảm giác sợ đồ ăn và không muốn ăn uống thứ gì. Càng ăn thêm nhiều càng khiến bụng trở nên nặng nề hơn, phân bị ứ đọng nhiều khiến cơ thể mệt mỏi.

Bên cạnh đó, người bệnh gặp một số dấu hiệu như đau đầu, mất tập trung, ngủ ít, thường xuyên cáu gắt. Nhiều trường hợp, người bệnh bị thiếu máu, chân tay yếu, mặt trắng bệch, da xanh, lưỡi nhợt nhạt.

Trẻ em bị mắc phình đại tràng bẩm sinh có triệu chứng khác đôi chút so với người lớn:

  • Trẻ mới sinh bụng căng trướng, không đi phân su sau hơn 24 giờ hoặc chỉ đại tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Nếu được kích thích hậu môn, trẻ sẽ đi ngoài ra nhiều phân. Do bụng chướng căng nên trẻ nôn nhiều.
  • Ở trẻ lớn trên 1 tuổi, nếu có biểu hiện táo bón kéo dài nhiều kèm dấu hiệu “tháo cống” [tiêu chảy ồ ạt], bụng chướng thì cần nghi ngờ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm.

Cần lưu ý, không phải bất cứ trẻ nào sau khi sinh 24 giờ không đại tiện được đều bị phình đại tràng bẩm sinh. Đối với nhiều trẻ bị dị dạng hậu môn bẩm sinh cũng không đại tiện được.

Phương pháp điều trị phình đại tràng bẩm sinh

Để chẩn đoán bệnh phình đại tràng cần dựa vào những dấu hiệu nêu trên và chụp X-quang bụng cản quang để xem đại tràng có giãn to hay không. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ có hướng điều trị cụ thể.

Bệnh ở mức độ nhẹ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Nếu trường hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống không mang lại hiệu quả phương pháp duy nhất là cắt bỏ đoạn đại trực tràng vô hạch nối đầu đại tràng lành với ống hậu môn. Thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào lúc phát hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có hay không các biến chứng.

Điều trị triệu chứng

  • Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể
  • Người bệnh uống thuốc xổ để giúp làm mềm phân hoặc thụt tháo, bơm hậu môn giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Điều trị theo nguyên nhân bệnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị đặc biệt đối với trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh cần được mổ để cắt bỏ đoạn ruột bị phình giãn rồi nối lại ruột

Tìm hiểu chung

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh gì?

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh ảnh hưởng tới ruột già [đại tràng] và quá trình tống xuất phân. Bệnh lý này là bẩm sinh, hậu quả của việc thiếu các tế bào thần kinh trong cơ của ruột già ở trẻ, dẫn đến sự tắc nghẽn ở ruột già do sự chuyển động của cơ ruột quá kém.

Trẻ sơ sinh bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh thường không có nhu động ruột sau khi sinh. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng này có thể không được phát hiện cho đến khi trẻ lớn lên.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Thông thường các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh, nhưng đôi khi chúng không rõ ràng cho đến khi trẻ lớn lên.

Thông thường, dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ không có nhu động ruột trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng khác ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Căng chướng bụng;
  • Nôn mửa, thường nôn mửa chất có màu xanh lá cây hoặc màu nâu;
  • Táo bón hoặc xì hơi, có thể làm cho trẻ quấy khóc;
  • Tiêu chảy;
  • Ruột vận động khó khăn;
  • Không có tiêu phân su ngay sau khi sinh;
  • Không tiêu phân lần đầu tiên trong vòng 24-48 giờ sau khi sinh;
  • Phân không có thường xuyên nhưng thoát ra đột ngột;
  • Vàng da;
  • Bú kém;
  • Tăng cân chậm.

Ở trẻ lớn, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Chướng bụng;
  • Táo bón mạn tính;
  • Xì hơi;
  • Chậm phát triển;
  • Mệt mỏi;
  • Phân vón cục;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Tăng trưởng chậm.

Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể nghiêm trọng nếu không được chữa trị, vì vậy hãy tìm sự can thiệp y khoa càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh phình đại tràng bẩm sinh?

Co thắt cơ ruột giúp tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng di chuyển trong lòng ruột. Sự co thắt này được gọi là nhu động ruột, các dây thần kinh giữa các lớp cơ gây ra các cơn co thắt. Trong bệnh phình đại tràng bẩm sinh, các dây thần kinh bị thiếu ở một phần ruột. Vùng ruột không có dây thần kinh sẽ không thể đẩy phân qua, điều này gây ra sự tắc nghẽn. Phần ruột phía sau chỗ tắc nghẽn phình lên, kết quả là căng chướng bụng.

Phình đại tràng là căn bệnh đại tràng hay gặp phải ở trẻ, thậm chí có trường hợp xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Việc điều trị triệt để còn tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh.

Bệnh học phình đại tràng

Phình đại tràng [hay còn có tên gọi tiếng anh là Megacolon] là hiện tượng dãn bất thường của hội chứng kích thích mà không phải do tắc nghẽn dị vật. Căn bệnh này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ kèm với các dấu hiệu chủ yếu là táo bón kéo dài, đau bụng từng cơn, và sờ thấy các khối cứng trong bụng. Ngoài ra còn có thể xuất hiện triệu chứng “tháo cống”, phân ra nhiều khi kích thích hậu môn. Khi có biến chứng viêm loét đại tràng, người bệnh sẽ sốt cao, đi ngoài ra máu, nhịp tim nhanh.

Khi đại tràng bị phình giãn sẽ làm giảm năng suất, phân di chuyển chậm hơn, ruột tái hấp thu nước nên phân ngày càng đặc và cứng. Những khối phân khô sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột từ đó ra triệu chứng táo bón, khó tiêu, thậm chí đi ngoài ra chất nhầy, máu.

Với trẻ nhỏ, bệnh có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên các bé có thể khó thể hiện hoặc không nói nên các bậc phụ huynh nên chú ý và đưa tới bệnh viện nếu có các dấu hiệu lạ trên cơ thể của các bé.

Nguyên nhân gây phình đại tràng

Nguyên nhân gây phình đại tràng hai yếu tố chính, đó là:

Bẩm sinh

Bệnh phình đại tràng có thể xuất hiện từ khi bé sinh ra.

Phình đại tràng bẩm sinh hay còn được gọi là bệnh Hirschsprung. Khi sinh ra đã không có các hạch thần kinh để điều khiển thành ruột co bóp vì vậy càng ngày đại tràng càng bị giãn to ra, trở thành căn bệnh tự phát mãn tính.

Do mắc phải

Phình đại tràng mắc phải có thể do các nguyên nhân chính sau đây:

  • Do sử dụng thuốc và tác dụng phụ của thuốc: Các dạng thuốc như Morphin, Codein, Risperidone [thuốc điều trị bệnh tâm thần] đều có thể làm phình giãn đại tràng.
  • Do các bệnh về đại tràng: Gặp khi đang mắc phải các bệnh như viêm loét đại tràng, viêm đại tràng giả mạc. Hoặc đại tràng phình to ra là do hậu quả của quá trình mắc phải viêm đại tràng mãn tính.
  • Bệnh Chagas: Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, thường gặp ở Trung và Nam Mỹ.
  • Nguyên nhân khác: Tổn thương thần kinh nặng [teo não, chấn thương tủy sống], phù niêm do suy giáp, xơ cứng da, thoái hóa tinh bột [Amyloidosis] và táo bón mãn tính.

Điều trị phình đại tràng

Khi điều trị bệnh viêm đại tràng các bệnh nhân, nhất là trẻ nhỏ nếu có các dấu hiệu táo bón, đau bụng thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra kĩ lưỡng và sớm phát hiện ra bệnh phình đại tràng. Tại đây, bệnh nhân sẽ được xét nghiệp, chụp x-quang để xem đại tràng có những biểu hiện bất thường hay không.

Điều trị phình đại tràng

Điều trị các triệu chứng của phình đại tràng có thể sử dụng các loại kích thích tiêu hóa, như “thuốc xổ” để làm phân mềm đi, dễ đi ngoài hơn.

Với việc điều trị triệt để, tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật cắt bỏ và nối lại với phình đại tràng bẩm sinh.

Lời khuyên ngăn ngừa phình đại tràng

Các lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa một số triệu chứng của phình đại tràng như táo bón, khó tiêu,… Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất, bạn vẫn nên kết hợp theo chỉnh định và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Ngăn ngừa phình đại tràng

  • Uống nhiều nước: Nguồn nước cung cấp cho cơ thể, giúp cho hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn. Các triệu chứng táo bón, khô cứng phân sẽ ít xảy ra hơn nhờ có nước.
  • Ăn nhiều rau củ quả: Các chất dinh dưỡng, vitamin trong rau củ quả khiến việc đại tiện dễ dàng hơn.
  • Ăn các trái cây như chuối, táo, nho, bơ, lê,…
  • Ăn các thực phẩm hỗ trợ đường tiêu hóa như sữa chua, đậu nành,…
  • Ăn nhiều chất xơ.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chiên dầu mỡ, gia vị cay nóng, các chất kích thích, rượu bia thuốc lá.
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng một lần để kiểm tra và phát hiện các triệu chứng bệnh trong cơ thể.

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video liên quan

Chủ Đề