Đạo đức lớp 5 Tôn trọng phụ nữ (tiết 1)

Đạo đức là quan trọng đối với mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta cần phải học tập và trau dồi đạo đức làm người trước khi học kiến thức xã hội. Để giúp các con học tốt hơn và làm bài hiệu quả hơn, tech12h sẽ gửi đến các con bài soạn và bài giải đạo đức lớp 5 hay nhất, ngắn gọn nhất và dễ hiểu nhất. Sau đây, mời các con cùng đến với bài 7: Tôn trọng phụ nữ sgk đạo đức lớp 5 trang 22.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

I. Thông tin

Câu hỏi:

  • Em hãy kể những công việc của người phụ nữ trong gia đình, xã hội mà em biết?
  • Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng?

Trả lời:

  • Những công việc của người phụ nữ trong gia đình, xã hội:
    • Trong gia đình: người phụ nữ đảm nhận công việc nữ công gia chánh làm đủ việc trong nhà như việc dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc chồng, chăm lo cho con cái, chăm lo hai bên nội và ngoại....
    • Ngoài xã hội: người phụ nữ có thể gánh vác được hết hầu hết công việc từ việc nặng nhọc đến công việc trí thức hay là lãnh đạo đất nước.
  • Phụ nữ là những người đáng được tôn trọng vì: họ là những người gánh vác trên vai những công việc cao cả và đáng quý. Mặc dù chân yếu tay mềm nhưng phụ nữ luôn hoàn thành những nhiệm vụ cao cả của mình.

II. Ghi nhớ

Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ xứng đáng được mọi người tôn trọng.

Câu 1: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào của các bạn nam thể hiện sự tôn trọng phụ nữ?

a. Khi lên xe ô tô, luôn nhường các bạn nữ lên xe trước.

b. Chúc mừng các bạn nữ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.

c. Không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể.

d. Không thích ngồi cạnh các bạn nữ.

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến sau?

a. Trẻ em trai và trẻ em gái có quyền được đối xử bình đẳng.

b. Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.

c. Nữ giới phải phục tùng nam giới.

d. Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.

đ. Chỉ nên cho con trai đi học, còn con gái phải ở nhà lao động giúp đỡ gia đình.

Câu 3: Xử lí các tình huống sau:

a. Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách Sao, các bạn nam bàn nhau chỉ bỏ phiếu cho Tiến vì bạn ấy là con trai.

b. Trong cuộc họp bàn về kế hoạch gây quỹ lớp, khi các bạn nữ phát biểu ý kiến, Tuấn nhún vai “Ôi dào, bọn con gái biết gì mà phát biểu kia chứ!”.

Em sẽ làm gì nếu chứng kiến thái độ của Tuấn?

Câu 4: Những ngày và tên tổ chức nào dưới đây dành riêng cho phụ nữ?

a. Ngày 8 tháng 3

b. Ngày 20 tháng 10

c. Ngày 2 tháng 9

d. Hội phụ nữ

đ. Câu lạc bộ các nữ doanh nhân

e. Hội sinh viên

Câu 5: Hãy giới thiệu với các bạn trong lớp về một người phụ nữ [bà, mẹ, cô giáo, bạn gái, …] mà em yêu mến, kính trọng.

tôn trọng phụ nữ, bài 7 tôn trọng phụ nữ, hướng dẫn giải bài 7 tôn trọng phụ nữ, bài 7 đạo đức 5 trang 22.

Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 7

Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 7: Tôn trọng phụ nữ có lời giải đầy đủ các phần SGK Đạo đức trang 23, 24 cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức Đạo đức lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 6: Kính già, yêu trẻ

Hướng dẫn trả lời phần Câu hỏi SGK Đạo đức 5 trang 23

Câu 1 trang 23 Đạo Đức 5: Em hãy kể những công việc của người phụ nữ trong gia đình, xã hội mà em biết

Trả lời:

- Trong gia đình: người phụ nữ thường chăm sóc gia đình nhiều hơn là đàn ông từ việc dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc, chăm lo cho con cái.

- Xã hội: người phụ nữ giờ có thể gánh vác được hết hầu hết công việc từ việc nặng nhọc đến công việc trí thức hay là lãnh đạo đất nước.

Câu 2 trang 23 Đạo Đức 5: Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng?

Trả lời:

Bởi họ có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.

Hướng dẫn trả lời phần Bài tập SGK Đạo đức 5 trang 24

Bài 1 trang 24 Đạo Đức 5: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào của các bạn nam thể hiện sự tôn trọng phụ nữ?

a] Khi lên xe ô tô, luôn nhường các bạn nữ lên xe trước.

b] Chúc mừng các bạn nữ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.

c] Không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể.

d] Không thích ngồi cạnh các bạn nữ.

Trả lời:

Việc làm thể hiện tôn trọng các bạn nữ: a và b.

Bài 2 trang 24 Đạo Đức 5: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến sau?

a] Trẻ em trai và trẻ em gái có quyền được đối xử bình đẳng.

b] Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.

c] Nữ giới phải phục tùng nam giới.

d] Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.

đ] Chỉ nên cho con trai đi học, còn con gái phải ở nhà lao động giúp đỡ gia đình.

Trả lời:

a] Tán thành.

Tất cả mọi người đều được quyền đối xử bình đẳng dù là trai hay gái.

b] Không tán thành.

Do từ ngày xưa địa vị của phụ nữ bị hạ thấp, họ không được tham gia vào nhiều công việc trong xã hội nên bị nhầm tưởng rằng con trai giỏi hơn con gái. Thực chất cho thấy rất nhiều công việc con gái đều giỏi hơn con trai và cần thiết họ hơn.

c] Không tán thành.

Mỗi người đều có quyền bình đẳng như nhau và không ai có quyền ép ai phải phục tùng ai cả.

d] Tán thành.

Làm việc nhà là trách nhiệm của tất cả thành viên trong gia đình dù là trai hay gái.

đ] Không tán thành.

Tại sao không phải là cho con gái đi học và cho con trai nghỉ ở nhà lao động phụ giúp gia đình. Dù là con gì thì mọi người đều có cơ hội như nhau.

Bài 3 trang 24 Đạo Đức 5: Xử lí các tình huống sau:

a] Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách Sao, các bạn nam bàn nhau chỉ bỏ phiếu cho Tiến vì bạn ấy là con trai.

b] Trong cuộc họp bàn về kế hoạch gây quỹ lớp, khi các bạn nữ phát biểu ý kiến, Tuấn nhún vai “Ôi dào, bọn con gái biết gì mà phát biểu kia chứ!”.

Em sẽ làm gì nếu chứng kiến thái độ của Tuấn?

Trả lời:

a] Hỏi các bạn nam vì sao lại chỉ bỏ phiếu cho Tiến vì là con trai? Giải thích cho các bạn hiểu rằng giới tính không quan trọng, quan trọng là ai làm trưởng nhóm sẽ làm nhóm tốt hơn. Phân tích từng ưu điểm của các bạn để chọn ra bạn tốt nhất.

b] Hỏi Tuấn rằng vì sao Tuấn lại nghĩ như thế. Dù giới tính là nam hay nữ thì đều có quyền phát biểu ý kiến như nhau. Như trong Tuyên ngôn Độc lập của Bác Hồ, Người đã nói rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Ấy vậy mà Tuấn lại trọng nam khinh nữ hay sao? Giải thích cho Tuấn hiểu rằng ý kiến của mỗi người xây dựng không liên quan đến giới tính mà là do kiến thức và ý thức trách nhiệm xây dựng lớp.

Bài 4 trang 24 Đạo Đức 5: Những ngày và tên tổ chức nào dưới đây dành riêng cho phụ nữ?

a] Ngày 8 tháng 3

b] Ngày 20 tháng 10

c] Ngày 2 tháng 9

d] Hội phụ nữ

đ] Câu lạc bộ các nữ doanh nhân

e] Hội sinh viên

Trả lời:

Ngày và tổ chức dành riêng cho phụ nữ: a, b, d và đ.

Bài 5 trang 24 Đạo Đức 5: Hãy giới thiệu với các bạn trong lớp về một người phụ nữ [bà, mẹ, cô giáo, bạn gái, …] mà em yêu mến, kính trọng.

Trả lời:

Người phụ nữ mà em kính trọng nhất đó là Mẹ của em. Không chỉ sinh ra mà mẹ còn nuôi dưỡng em khôn lớn với tình yêu thiết tha vô bờ bến. Thực sự thì để nói về tình yêu của mẹ thì đối với hầu hết mỗi người đều to lớn vô cùng và không thể nói hết. Với em, đó không chỉ là người tần tảo sớm chiều nuôi dưỡng em ăn học, sẵn sàng hi sinh tất cả mọi thứ vì em và chị. Mặc dù thế nhưng em lại là đứa con hư luôn cãi và không nghe lời mẹ. Thực sự, em chỉ muốn nói những lời mà có thể sẽ không nói ra được với mẹ “Con yêu mẹ nhất trên đời này đây. Cảm ơn mẹ”.

Giáo án môn Đạo đức lớp 5

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 7: Tôn trọng phụ nữ - Tiết 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Đạo đức 5 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 6: Kính già, yêu trẻ - Tiết 1

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 6: Kính già, yêu trẻ - Tiết 2

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 7: Tôn trọng phụ nữ - Tiết 2

I. Mục tiêu cần đạt:

  • HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
  • Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
  • Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

II. Giáo dục kĩ năng sống

  • Kĩ năng tư duy phê phán
  • Kĩ năng đặt mục tiêu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống

III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

  • Thảo luận nhóm; làm việc cá nhân; trình bày 1 phút.

IV. Phương tiện dạy – học:

1/ GV:

  • Thẻ màu.
  • Tranh ảnh minh hoạ.

2/ HS: Dụng cụ học tập.

V. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Vì sao phải kính già, yêu trẻ?

- Nhận xét

3. Bài mới:

a] Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

b] Các hoạt động

HĐ 1: Tìm hiểu thông tin [SGK- Tr 22]

* Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.

* Cách tiến hành:

- Y/c HS làm việc theo nhóm.

- GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, ... đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế.

- Yêu cầu HS thảo luận:

+ Hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.

+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng?

HĐ2: Làm bài tập 1 - SGK.

* Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và em gái.

* Cách tiến hành:

- Y/c HS làm việc cá nhân.

- Y/c HS lên trình bày ý kiến của mình cho cả lớp cùng nghe.

- GV kết luận:

+ Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b.

+ Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: c, d.

HĐ 3: Bày tỏ thái độ [BT2- SGK]

* Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.

* Cách tiến hành:

- Gv hướng dẫn HS cách thực hiện.

- Gv lần lượt nêu từng ý kiến.- GV kết luận:

+ Tán thành với các ý kiến a, d.

+ Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.

4. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét

- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

- Nhận xét tiết học

- Báo cáo sĩ số

- Hát vui.

- 2 HS trả lời.

- Vài HS nhận xét.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

- HS làm việc theo nhóm 6, mỗi nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung một tranh.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- 1 số HS trình bày ý kiến, cả lớp bổ sung.

- 2- 3 HS đọc ghi nhớ.

- Một số HS trình bày ý kiến.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS lần lượt bày tỏ thái độ theo quy ước.

- Một số Hs giải thích lí do, cả lớp lắng nghe, bổ sung.

- Nêu nội dung bài học

- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

Video liên quan

Chủ Đề