Đánh giá về tình hình thực thi công vụ năm 2024

Tóm tắt: Trong quản lý công chức, để đánh giá và phân loại công chức, có một số cách tiếp cận trên cơ sở các lý thuyết/mô hình về hành chính và mô hình quản lý công vụ. Cách tiếp cận đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ gắn với hệ thống quản lý thực thi công vụ theo kết quả. Bài viết phân tích cơ sở lý thuyết, đặc trưng và ý nghĩa của cách tiếp cận này trong việc hoàn thiện thể chế công vụ - công chức ở Việt Nam hiện nay. , có nhiều định nghĩa rất khác nhau về văn hóa. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặt, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng [ký hiệu] chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”.

Công vụ, là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội.

Điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định hoạt động công vụ "là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của luật này và các quy định khác có liên quan". Cán bộ, công chức khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn được giao. Để đạt được điều đó, bên cạnh năng lực, trình độ, cán bộ, công chức còn phải hội đủ và thường xuyên rèn luyện phẩm chất, đạo đức để bảo đảm các quy định về đạo đức công vụ, đặc biệt là trách nhiệm trong công vụ.

Do vậy, có thể khái quát chung nhất về “Văn hóa công vụ”: “Văn hóa công vụ là một hệ thống những giá trị về đạo đức, trách nhiệm, kỷ luật, truyền thống, phong cách, biểu trưng, ngôn ngữ… hình thành và chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong quá trình xây dựng và phát triển nền công vụ, có khả năng lưu truyền và có tác động tới tâm lý, hành vi và hình thành đặc thù riêng của người thực thi công vụ và nền công vụ”.

2. Thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ tỉnh Ninh Thuận

  1. Về tổ chức bộ máy, biên chế và kết quả thực thi công vụ

Theo số liệu thống kê; Hệ thống tổ chức bộ máy bao gồm các tổ chức hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công của tỉnh Ninh Thuận; Tổ chức hành chính Nhà nước phân theo thẩm quyền thành lập có 132 tổ chức; Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền thành lập là 433.

Tổng biên chế toàn tỉnh 14.490 [trong đó: Công chức 1.874; Viên chức 12.616]

Tỷ lệ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và được đánh giá, xếp loại năm 2013 theo các mức độ:

- Tỷ lệ công chức ở cấp tỉnh, huyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao 25,87%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 69,49%; hoàn thành nhiệm vụ 4,64%. Ở cấp xã, tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 18,03%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 70,18%; hoàn thành nhiệm vụ 10,40%; không hoàn thành nhiệm vụ 1,39%.

- Tỷ lệ viên chức ở cấp tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 11,77%; hoàn thành tốt 74,29%; hoàn thành 13,67%; không hoàn thành 0,27%. Ở cấp huyện, Tỷ lệ viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 56,79%; hoàn thành tốt 40,25%; hoàn thành 2,80%; không hoàn thành 0,17%.

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính, sự nghiệp thời gian qua đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ; bên cạnh việc quan tâm, cử đi đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có ý thức tự giác hơn trong việc tự học tập, nâng cao trình độ. Hiện nay, số lượng công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên là 8.197 người, chiếm tỷ lệ 57% [tăng 1.326 người và tăng 7% so với năm 2011]; số lượng công chức, viên chức có trình độ cao đẳng là 2.359 người, chiếm tỷ lệ 16% [giảm 173 người, giảm 2% so với năm 2011]; số lượng công chức, viên chức có trình độ trung cấp là 3.294 người, chiếm tỷ lệ 23% [giảm 300 người và 3% so với năm 2011]; số lượng công chức, viên chức chưa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là 622 người, chiếm tỷ lệ 4% [giảm 205 người và giảm 2% so với năm 2011].

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao về số lượng, trình độ và chất lượng; tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách hành chính thì chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay vẫn còn 308/1.474 cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn so với quy định [chiếm tỷ lệ 21%].

Hiện tại, đội ngũ những người thực thi công vụ tỉnh Ninh Thuận, ở một khía cạnh về chất lượng thực thi công vụ nào đó, chưa mạnh, còn nhiều khiếm khuyết, chưa đáp ứng được yêu cầu của công vụ. Đội ngũ CBCC còn nhiều điểm thiếu và yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu Nhân dân vẫn còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công chức.

  1. Về cải cách hành chính

Công tác cải cách hành chính của tỉnh đã được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước; đúng, đủ các nội dung, các bước theo lộ trình chung của chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020.

b.1. Những kết quả đạt được

- Công tác cải cách hành chính của tỉnh đã được triển khai đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực; góp phần xây dựng các cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh, tiến tới xây dựng nền hành chính chính quy, hiện đại; cải thiện môi trường đầu tư và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, nhất là cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.

- Việc triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được duy trì, hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Các thủ tục hành chính thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và phí, lệ phí được niêm yết công khai, rõ ràng, đầy đủ tại cơ quan hành chính, giúp cho tổ chức, công dân hiểu rõ các thủ tục cần thiết và hồ sơ cần phải thực hiện, qua đó, giúp cho tổ chức, công dân giám sát được các cơ quan và công chức nhà nước trong quá trình thực thi công vụ, giảm chi phí và thời gian của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đã được xác định phù hợp, tránh chồng chéo, trùng lắp; đảm bảo hoạt động theo hướng tinh gọn về đầu mối, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực.

- Chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính, sự nghiệp đã có bước chuyển biến mạnh mẽ; cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, mang tính chuyên nghiệp, sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế, có tinh thần phục vụ Nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước bước đầu được triển khai toàn diện; thông qua đó đã đổi mới cách thức giải quyết công việc tại các cơ quan, đơn vị; việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được quan tâm, đẩy mạnh; đã triển khai một số dịch vụ công mức độ 3, 4. Đa số các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

- Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị thời gian qua có chuyển biến tích cực, có sức lan toản lớn, số lượng công chức, viên chức vi phạm giờ giấc làm việc giảm dần, việc thực hiện đeo thẻ công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tương đối nghiêm túc. Thực tế cho thấy, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính đã giúp hiệu quả công việc trên các lĩnh vực được nâng lên; đặc biệt đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn về ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ ngày càng được nâng cao; đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, ý thức, thái độ phục vụ, xây dựng văn hóa công chức, văn minh công sở.

- Cơ chế phối hợp giữa các phòng chuyên môn trong nội bộ cơ quan hoặc giữa các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, giảm thiểu đáng kể chi phí, thời gian đi lại của người dân, doanh nghiệp. Cơ chế phối hợp liên quan đến hoạt động công vụ của cơ quan, đơn vị ngày càng được chú trọng.

- Công tác đối thoại với người dân, doanh nghiệp đã được các cơ quan, đơn vị quan tâm và bước đầu triển khai có hiệu quả; việc tổ chức đối thoại đã tạo được sự đồng thuận cao của cán bộ, Nhân dân và doanh nghiệp; giúp cán bộ chuyên môn nắm vững thêm các quy định của pháp luật, đặc biệt là sự vận dụng chính sách pháp luật để giải quyết một số vấn đề cụ thể tại địa phương; giúp người dân có được sự gần gũi, sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với các cơ quan chuyên môn trong thực thi công vụ.

b.2. Những tồn tại, hạn chế:

- Công tác tuyên truyền, cải cách hành chính còn chưa sâu rộng, chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa trong đại bộ phận người dân, doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, chưa nhận được sự đồng tỉnh, quan tâm, ủng hộ và đồng hành của đại bộ phận Nhân dân. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính tại một số cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên, một số công chức, viên chức chưa thật sự tự giác trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; việc giải quyết các TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông còn trễ hẹn, tồn đọng. Môi trường cạnh tranh của tỉnh chậm được cải thiện, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp, chưa đạt yêu cầu.

- Vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức chưa tận tậm, tận tụy với công việc, khi giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp còn có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực [qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại cấp huyện có 15,6% ý kiến trả lời có và 21,6% ý kiến trả lời khó trả lời đối với câu hỏi về hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết thủ tục hành chính; qua kết quả khảo sát PCI năm 2014 có 51% doanh nghiệp trả lời cán bộ, công chức nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính].

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường nhưng nhìn chung tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành chính của một số cán bộ, công chức vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế [số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tuy đã được triển khai nhưng vẫn còn ít; việc chứng thực chữ ký số chưa được thực hiện].

3. Một số vấn đề về định hướng xây dựng “Văn hóa công vụ” trong thời gian đến.

Hình thành “Văn hóa công vụ” để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính chính quy, hiện đại, Cán bộ, công chức phải đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung hướng tới các mục tiêu, giá trị: Đạo đức, chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, trung thực, khách quan, hiệu quả và tính phục vụ.

  1. Đạo đức

Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cán bộ công chức phấn đấu xây dựng 5 giá trị đạo đức: NHÂN, NGHĨA, TRÍ, DŨNG, LIÊM.

Nhân, là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến Nhân dân. Chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Không e cực khổ, không sợ oai quyền.

Nghĩa, là ngay thẳng, không có tư tâm, thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Khi nhận nhiệm vụ thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.

Trí, là không có việc tư túi, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.

Dũng, là dũng cảm, gan góc. Gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Có gan hy sinh tất cả cho Đảng, cho Tổ quốc.

Liêm, là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không hủ hóa. Chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ.

Cán bộ, công chức phải xây dựng cho mình những giá trị đạo đức.

Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân. [Trích và tóm tắt theo tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh]

  1. Tính chuyên nghiệp

Một trong những giá trị của Văn hóa công vụ là tính chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp thể hiện không chỉ ở chỗ năng lực làm việc tốt, chuẩn mực của đội ngũ người thực thi công vụ mà còn ở chỗ các thủ tục, các quy trình công việc cần được quy chuẩn hóa để ai cũng biết mà thực hiện và kiểm tra việc thực hiện của người thực thi công vụ. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi người thực thi công vụ phải được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ kiến thức và kỹ năng thực thi công vụ, có ý thức tốt, tính kỷ luật và sức khỏe tốt để thực thi công vụ đạt hiệu quả cao. Đảm bảo tính chuyên nghiệp là đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn nghề nghiệp từ quy trình thực hiện công vụ, quy chế an toàn đến các tiêu chuẩn về tác phong, phong cách làm việc.

  1. Trách nhiệm

Trách nhiệm thường được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ, là những thứ phải làm, phải đứng ra nhận kết quả thực hiện. Trong nhiều trường hợp, người ta thường dùng từ trách nhiệm theo ý nghĩa minh bạch, dân chủ, công bằng. Trách nhiệm là sử dụng đúng thẩm quyền trong các mối quan hệ để tìm ra cách thức thuận lợi nhất cho công việc thành công, là tuân thủ theo pháp luật, thực hiện công việc, đáp ứng các mong đợi, là giải thích và biện minh cho những hoạt động đã làm. Như vậy, ta thấy rằng khi nói đến trách nhiệm là nói đến khả năng mà người ý thức được những kết quả hoạt động của mình, khả năng thực hiện một cách tự giác công việc, nghĩa vụ của mình. Nhận trách nhiệm nghĩa là người thực thi công vụ phải tự giác thực hiện bổn phận, nghĩa vụ của mình đối với người khác, với tổ chức và xã hội. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh; trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình, không thể thoái thác. Trách nhiệm là bổn phận của người thực thi công vụ, dù ở cương vị nào. Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm”. Người giải thích: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm”.

  1. Trung thực và khách quan

Nền công vụ phải thể hiện tính trung thực và khách quan, đây là một trong những giá trị cốt lõi của Văn hóa công vụ. Tính trung thực và khách quan thể hiện trong cách thực thi công vụ và trong kết quả thực hiện công vụ. Người dân đặt niềm tin vào công vụ, vào nền hành chính với sự trung thực và khách quan trong các quy định cũng như trong thực hiện công vụ. Nếu những quy định còn đơn giản, đại khái chung chung hoặc tạo điều kiện, tạo lỗ hổng để người thực thi công vụ thực hiện sự không trung thực, khách quan thì nền công vụ đó khó phát triển được nếu không muốn nói là không thể phát triển được.

Hồ Chí Minh luôn coi trung thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên, của người thực thi công vụ. Những người thiếu trung thực, sớm muộn cũng bị phát hiện làm mất lòng tin của người khác. Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Để củng cố, tăng cường lòng tin của Nhân dân đối với cán bộ, đảng viên; của cán bộ, đảng viên, Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cần đề cao tính trung thực đi đôi với trách nhiệm của từng cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và mỗi đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý.

Trung thực, trước hết là sự trung thực với chính mình, nghiêm túc với chính mình, trung thực với người khác, không được “nói mà không làm”, “hứa mà không làm”. Lời nói, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây là hành động từ việc nhỏ đến việc lớn, là hoạt động thực tiễn tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.

đ. Minh bạch

Tính minh bạch của công vụ đòi hỏi mọi hoạt động phải rõ ràng, tường minh, các quy định, các quy trình phải cụ thể công khai, không che đậy, dấu giếm để người thực hiện cũng như người dân có thể thực hiện và kiểm tra được. Minh bạch là một trong những giá trị cơ bản, cốt lõi của Văn hóa công vụ. Giá trị minh bạch luôn đồng hành cùng giá trị “giải trình”, nghĩa là thực hiện công vụ phải thực hiện báo cáo, giải trình quá trình thực thi công vụ, kết quả đạt được và tính hiệu quả của quá trình thực thi công vụ. Thực hiện minh bạch là thực hiện công khai về tài sản, công khai về thông tin, quan hệ, công khai về thực hiện chức trách, phận sự của đội ngũ những người thực thi công vụ. Tính minh bạch thể hiện không chỉ ở bên trong mà còn thể hiện cho cả bên ngoài. Công khai minh bạch cũng là một phương pháp để nâng cao trình độ năng lực làm việc của người thực thi công vụ. Thiếu công khai minh bạch sẽ là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng sinh sôi, phát triển.

Con người khi có quyền lực mà không có cơ chế kiểm soát, giám sát thì dễ dẫn đến tha hóa, nếu có quyền lực tuyệt đối thì sẽ dẫn tới sự tha hóa tuyệt đối. Tham nhũng, về bản chất là sự lạm dụng quyền lực nhà nước, sự tha hóa quyền lực bởi người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhà nước nhằm lợi ích riêng. Tham nhũng có ở mọi nhà nước, bất kể thuộc thể chế chính trị nào, vì thế các quốc gia đều phải xây dựng thể chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả thì mới chống tham nhũng một cách có hiệu quả được. Minh bạch là công khai về tài sản, công khai về thông tin, quan hệ và công khai về cách thức, quy trình thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của người thực thi công vụ.

  1. Hiệu quả

Hiệu quả là kết quả của sự so sánh giữa các kết quả đầu ra người thực thi công vụ đạt được với các chi phí đầu vào là các nguồn lực để tổ chức thực thi công vụ; trong thực thi công vụ, bao giờ cũng phải kể đến hiệu lực thực thi công vụ. Hiệu lực là khi thực hiện một cách có kết quả công việc, thực hiện các quyết định hành chính nhà nước hay là việc thực hiện các nhiệm vụ được tổ chức triển khai một cách nghiêm túc có kết quả trên thực tế.

Hiệu quả hoạt động thực thi công vụ thể hiện ở sự sử dụng hợp lý các nguồn lực làm gia tăng kết quả hay thực hiện với năng suất cao. Điều này có nghĩa là với những nguồn lực cho trước, hoạt động thực thi công vụ cần đảm bảo cho ra kết quả một cách tốt nhất.

  1. Tính phục vụ

Công vụ được hiểu là hoạt động của những người làm việc công, là phục vụ Nhà nước, phục vụ Nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước. Luật Cán bộ, công chức xác định: Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Quan niệm công vụ của các nước thường không như nhau, nhìn chung thường là cho rằng đó là hoạt động của cơ quan công quyền, có nơi công vụ không tính đến khu vực lập pháp, tư pháp, quân đội. Công vụ của chúng ta có những khác biệt, hoạt động công vụ do các cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện. Chúng ta có thể hiểu, người ta quy định ở đâu có công chức thì ở đó có công vụ.

Các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện quản lý nhà nước nhằm đảm bảo mọi hoạt động làm ra của cải vật chất của người dân, tổ chức, phát triển kinh tế, xã hội. Vai trò to lớn của công vụ là tạo điều kiện tốt cho các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội của các tổ chức. Như vậy, một nền công vụ có thể là tốt nếu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ hay có thể là chưa tốt nếu nó chỉ nhằm phục vụ lợi ích riêng cho bản thân nó. Nền công vụ tốt là phục vụ Nhân dân, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để họ thực hiện các hoạt động tạo ra của cải vật chất, cũng như các hoạt động hữu ích khác cho sự phát triển của xã hội. Giá trị phục vụ là một trong các giá trị cơ bản cốt lõi của Văn hóa công vụ.

Tính phục vụ không chỉ thể hiện ở cách thức phục vụ, quy trình tổ chức thực hiện công việc của các cơ quan Nhà nước mà còn thể hiện ở cách thức làm việc, cách phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Luật Cán bộ, công chức quy định: Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ; phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ; phải gần gũi với Nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc và cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho Nhân dân khi thi hành công vụ.

Các giá trị của cán bộ, công chức thực thi công vụ “Đạo đức, chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, trung thực, khách quan, hiệu quả và tính phục vụ” phải được phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động, nâng cao tổ chức thực hiện trong cơ quan công sở đảm bảo thường xuyên, liên tục trở thành kỹ năng, kỹ xảo và “hình thành đặc thù riêng của người thực thi công vụ trong công sở”- Khi đó đã trở thành “Văn hóa công vụ”.

4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao văn hóa công vụ

Để nâng cao văn hóa công vụ, cùng với việc tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng văn hóa công vụ, cần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong nền công vụ đang kìm hãm sự phát triển của văn hóa công vụ, cần tập trung vào những nội dung:

Thứ nhất, cần có sự phân công, phân cấp trong quản lý rõ ràng, tách bạch giữa trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được tuyển chọn phải là những người thực sự có “văn hóa công vụ” để làm vai trò nêu gương.

Thứ hai, cần thay đổi các quy định, tiêu chuẩn, định mức trong thực thi công vụ để có căn cứ đánh giá phù hợp với tình hình thực tế, nhằm ngăn ngừa trường hợp không trung thực, không khách quan của cán bộ, công chức.

Thứ ba, tăng cường hoạt động thanh tra công vụ để bảo đảm nền công vụ được vận hành theo đúng định hướng và mục tiêu đã đặt ra. Vừa tuyên truyền vận động, nêu gương, nhưng cũng phải tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo nâng cao văn hóa công vụ.

Có thể nói rằng các quy định về đạo đức công vụ, trách nhiệm công vụ, chất lượng hiệu lực hiệu quả công vụ… hiện nay là rất nhiều và tương đối đầy đủ. Tuy nhiên cần tăng cường vai trò Người đứng đầu về trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, gương mẫu, tăng cường thanh tra, giám sát kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý nghiêm các vi phạm và thực hiện thường xuyên, bền bỉ, lâu dài mới hình thành “văn hóa công vụ”./.

Đánh giá thực thi công vụ là đánh giá những gì?

Đánh giá công chức theo quá trình thực thi công vụ có thể được biểu hiện thông qua một số tiêu chí cơ bản như thời gian thực hiện công việc, cách thức thực hiện, quy trình thực hiện, những chuẩn mực về thái độ hành vi khi thực hiện... Theo đó, đánh giá công chức theo quá trình thực thi công vụ tập trung vào sự tuân thủ ...

Những ai thực thi công vụ?

Như vậy, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Mục đích của đánh giá thực thi công vụ là gì?

Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước. Đánh giá thực thi công vụ của tổ chức hành chính nhà nước là một hoạt động quan trọng để đảm bảo cho tổ chức đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Ai là chủ thể thực thi công vụ?

Chủ thể thực thi công vụ là công chức. Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập [được nhà nước uỷ quyền] để phục vụ các nhu cầu của nhân dân.

Chủ Đề