Đánh giá lựu đạn ocean truy kích năm 2024

Tờ Sydney Morning Herald ngày 18.1 đưa tin nhóm chuyên gia do kỹ sư hàng không Anh Richard Godfrey dẫn đầu cho rằng những phát hiện của họ là "bằng chứng mới đáng tin cậy" về tung tích máy bay MH370.

Chiếc Boeing 777 của Hãng hàng không Malaysia Airlines chở theo 239 người từ Kuala Lumpur [Malaysia] đi Bắc Kinh [Trung Quốc] đã mất tích vào ngày 8.3.2014 sau 38 phút cất cánh.

Đến nay có hàng chục mảnh vỡ được tìm thấy từ nhiều nơi trên thế giới nhưng chỉ có một số mảnh vỡ ở bờ biển Ấn Độ Dương được xác nhận là thuộc về chiếc máy bay mất tích.

Ông Godfrey cho rằng máy bay có thể rơi tại khu vực ở Ấn Độ Dương, cách thành phố Perth ở Úc khoảng 1.500 km về phía tây, trong khi việc tìm kiếm dưới nước chỉ mới được tiến hành ở phân nửa khu vực này.

Công ty Ocean Infinity [Mỹ] cũng muốn điều một đội tàu không người lái để tìm lời giải cho một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không này.

Tuy nhiên, điều này cần chính phủ Malaysia, vốn có quỹ đầu tư sở hữu Malaysia Airlines, bật đèn xanh cho một cuộc tìm kiếm mới, 6 năm sau khi cuộc tìm kiếm sau cùng dừng lại.

Ông Godfrey cho rằng Malaysia dường như không muốn làm điều đó vì "không muốn chi thêm tiền" truy tìm tung tích chuyến bay MH370.

Theo ông, mảnh vỡ được đồng nghiệp ông là Blaine Gibson giao cho giới chức Madagascar vào năm 2022 vẫn còn ở hòn đảo ngoài khơi châu Phi, vì Malaysia không trả chi phí vận chuyển trở về.

Kỹ sư này là nhà điều tra độc lập và là đồng tác giả một nghiên cứu sử dụng công nghệ truyền tín hiệu yếu để vẽ bản đồ đường bay của máy bay MH370.

Một nhóm điều tra khác, đứng đầu là phi công hàng không và không quân Pháp đã nghỉ hưu Patrick Blelly và chuyên gia hàng không Jean-Luc Marchand [Giăng luyc mác săng], hồi tháng 9.2023 cũng kêu gọi tiếp tục tìm kiếm.

Nhóm này nói với Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh rằng họ đã xác định được một khu vực chưa được khám phá dưới đáy biển, có thể chỉ mất 10 ngày để tìm kiếm.

Còn theo ông Godfrey, chính phủ Malaysia đã nhận nhiều tài liệu do nhóm ông xuất bản và nhờ người thân của một hành khách trên chuyến bay đích thân chuyển cho các bộ trưởng giao thông qua các nhiệm kỳ, nhưng họ chưa nhận được phản hồi.

Chính phủ Malaysia trước đó cho biết họ sẵn sàng mở lại cuộc tìm kiếm nếu có thông tin mới mang tính thuyết phục. Bộ Giao thông Malaysia từ chối bình luận.

Tàu Ocean Viking sau ba tuần lễ lênh đênh trên biển vì đã bị hải cảnh Ý cấm cửa, hôm 11/11/2022 được phép cập bến cảng Toulon, miền nam nước Pháp. Trên tàu có 230 người, trong đó có nhiều phụ nữ và 57 trẻ em. Tất cả đã được vớt ở ngoài khơi Libya. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Gérald Darmain giải thích đây là một « biện pháp ngoại lệ » vì nghĩa vụ nhân đạo. Paris đồng thời mạnh mẽ chỉ trích Roma vi phạm thỏa thuận chung của Liên Âu về việc đón nhận di dân.

Đăng ngày: 11/11/2022 - 13:09

2 phút

Những người di cư nhìn Cảnh Sát Biển Pháp tiếp cận con tàu nhân đạo Ocean Viking đang hướng đến Pháp, ngày 10/11/2022. AP - Vincenzo Circosta

Theo thỏa thuận được thông qua từ 2019, 12 trong số 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu chia sẻ gánh nặng với Ý bằng cách đón nhận một số người nhập cư mà Roma cho lên bờ. Trong trường hợp của Pháp, Paris cam kết hàng năm tiếp đón 3.500 người qua cửa khẩu của Ý. Chính quyền mới của nữ thủ tướng Giorgia Meloni cánh cực hữu siết chặt chính sách đón nhận người nước ngoài. Tàu Ocean Viking hoạt động nhân đạo là trường hợp đầu tiên bị cấm vào các cảng của Ý. Đây cũng là cái gai trong quan hệ giữa Paris với Roma.

Thông tín viên Anne Treca giải thích về quan điểm của Ý :

« Tất cả các báo đều chạy trên trang Nhất các hàng tựa : Pháp đình chỉ thực thi thỏa thuận của châu Âu về việc phân bổ người nhập cư ; Pháp tăng cường kiểm soát ở đường biên giới với Ý ; Pháp cáo buộc Ý vô trách nhiệm...

Chính phủ Ý dường như bị bất ngờ. Chỉ riêng có ông Matteo Salvini mỉa mai : thái độ đó của Paris thể hiện ‘cái gọi là tình đoàn kết của Liên Âu’. Ngoại trưởng Ý đánh giá Pháp đã phản ứng quá đáng. Bộ trưởng Nội Vụ thì cho rằng phản ứng của Paris thật khó hiểu, như thể đây là một sự hiểu nhầm.

Phe đối lập với liên minh cầm quyền đồng loạt cho rằng, trong chưa đầy một tháng thủ tướng Meloni đã gây khó khăn cho hợp tác song phương, thật là tài giỏi !’ Cựu chủ tịch hạ viện viết như vậy và bà cho rằng Roma đang tự cô lập và tự gây khó khăn cho mình.

Dân Ý lo ngại về những hậu quả sắp tới đây khi Ý và Pháp bất hòa. Để xem xét điều chỉnh các quy định về ngân sách tại châu Âu hay về các khoản hỗ trợ kích thích kinh tế, Roma trông cậy vào Paris. Vậy mà chính phủ của bà Giorgia Meloni giờ đây đã bất hòa với một đối tác chủ chốt ».

Chủ Đề