Dạng : Xác định quãng đường, thời gian, vận tốc trong rơi tự do - phương pháp giải một số dạng bài tập về sự rơi tự do

Bài tập ví dụ: Từ tầng 9 của một tòa nhà, Minh thả rơi viên bi A. Sau 1s, Nam thả rơi viên bi B ở tầng thấp hơn 10m. Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào, tại vị trí nào?[kể từ khi viên bi A rơi], lấy g = 10 m/s2.

Dạng 1: Xác định quãng đường, thời gian, vận tốc trong rơi tự do

Sử dụng các công thức:

+ \[s = h = \frac{1}{2}g{t^2}\]

+ \[t = \sqrt {\frac{{2{\rm{s}}}}{g}} \]

+ \[v = gt = \sqrt {2g.s} \]

Bài tập ví dụ: Một vật rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất, gia tốc g = 10 m/s2.

a] Tính thời gian để vật rơi đến đất

b] Tính vận tốc của vật lúc vừa chạm đất

Hướng dẫn giải

a]

Thời gian vật rơi đến đất là

\[t = \sqrt {\frac{{2{\rm{s}}}}{g}} = \sqrt {\frac{{2.20}}{{10}}} = 2{\rm{s}}\]

b]

Vận tốc của vật lúc vừa chạm đất là:

\[v = g.t = 10.2 = 20m/s\]

Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối

1. Quãng đường vật đi được trong giây thứ n

+ Tính quãng đường vật đi được tron n giây:

\[{s_1} = {v_0}.n + \frac{1}{2}g.{n^2}\]

+ Tính quãng đường vật đi được trong [n-1] giây:

\[{s_2} = {v_0}\left[ {n - 1} \right] + \frac{1}{2}g{\left[ {n - 1} \right]^2}\]

+ Quãng đường vật đi được trong giây thứ n:

\[\Delta s = {s_1} - {s_2}\]

2. Quãng đường vật đi được trong n giây cuối

+ Tính quãng đường vật đi trong t giây:

\[{s_1} = {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2}\]

+ Tính quãng đường vật đi được trong [t n] giây:

\[{s_2} = {v_0}\left[ {t - n} \right] + \frac{1}{2}g{\left[ {t - n} \right]^2}\]

+ Quãng đường vật đi được trong n giây cuối:

\[\Delta s = {s_1} - {s_2}\]

Bài tập ví dụ: Một vật rơi tự do tại một địa điểm có gia tốc g = 10 m/s2. Tính:

a] Quãng đường vật rơi được trong 5 giây đầu tiên

b] Quãng đường vật rơi trong giây thứ 5.

c] Trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi tự do được quãng đường 144m. Tính thời gian rơi và độ cao của vật lúc thả.

Hướng dẫn giải

a]

Quãng đường vật rơi trong 5s đầu tiên là:

\[{s_5} = \frac{1}{2}g{t_5}^2 = \frac{1}{2}{.10.5^2} = 125m\]

b]

Quãng đường vật rơi trong 4s đầu là:

\[{s_4} = \frac{1}{2}gt_4^2 = \frac{1}{2}{.10.4^2} = 80m\]

Quãng đường vật rơi trong giây thứ 5 là: \[\Delta s = {s_1} - {s_2} = 125 - 80 = 45m\]

c]

Quãng đường vật rơi trong t giây:

\[{s_1} = \frac{1}{2}g{t^2}\]

Quãng đường vật rơi trong [t 2] giây là:

\[{s_2} = \frac{1}{2}g.{\left[ {t - 2} \right]^2}\]

Quãng đường vật rơi trong 2 giây cuối là:

\[\Delta s = {s_1} - {s_2} \Leftrightarrow 144 = \frac{1}{2}g{t^2} - \frac{1}{2}g{\left[ {t - 2} \right]^2}\]

\[ \Leftrightarrow 144 = 2gt + 4 = 2.10t + 4 \Leftrightarrow t = 7{\rm{s}}\]

Suy ra độ cao lúc thả vật là:

\[h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}{.10.7^2} = 245m\]

Dạng 3: Xác định vị trí và thời điểm hai vật gặp nhau

Bước 1: Chọn hệ quy chiếu

Chọn chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại ví trí vật bắt đầu rơi, gốc thời gian là lúc bắt đầu rơi [của vật rơi trước].

Bước 2: Viết phương trình chuyển động của mỗi vật

Vật 1: \[{y_1} = {y_{01}} + \frac{1}{2}g{t^2}\]

Vật 2: \[{y_2} = {y_{02}} + \frac{1}{2}g{\left[ {t - {t_0}} \right]^2}\]

Bước 3: Xác định vị trí, thời điểm hai vật gặp nhau

+ Hai vật gặp nhau khi chúng có cùng tọa độ: \[{y_1} = {y_2}\] => Thời điểm hai vật gặp nhau.

+ Thay t vào phương trình chuyển động của vật 1 hoặc vật 2 để tìm vị trí hai vật gặp nhau.

Bài tập ví dụ: Từ tầng 9 của một tòa nhà, Minh thả rơi viên bi A. Sau 1s, Nam thả rơi viên bi B ở tầng thấp hơn 10m. Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào, tại vị trí nào?[kể từ khi viên bi A rơi], lấy g = 10 m/s2.

Hướng dẫn giải

Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng xuống.

Gốc tọa độ tại vị trí thả viên bi A

Gốc thời gian là lúc viên bi A rơi.

Phương trình chuyển động của hai vật là:

Viên bi A:

\[{y_1} = {y_{01}} + \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}g{t^2}\]

Viên bi B:

\[{y_2} = {y_{02}} + \frac{1}{2}g\left[ {t - {t_0}} \right] = 10 + \frac{1}{2}g{\left[ {t - 1} \right]^2}\]

Khi hai viên bi gặp nhau thì:

\[{y_1} = {y_2} \Leftrightarrow \frac{1}{2}g{t^2} = 10 + \frac{1}{2}g{\left[ {t - 1} \right]^2} \Leftrightarrow t = 1,5{\rm{s}}\]

Thay t = 1,5 vào y1 ta được \[{y_1} = \frac{1}{2}.10.1,{5^2} = 11,25m\]

Vậy hai viên bi gặp nhau sau 1,5 s kể từ lúc viên bi A rơi tại vị trí cách A 11,25 m.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề