Đặc điểm của pháp luật là gì Trắc nghiệm

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Các đặc trưng của pháp luật là gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn GDCD 12 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Các đặc trưng của pháp luật là gì?

Đặc trưng của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến

+ Tính quy phạm: Khuôn mẫu; tính phổ biến: áp dụng nhiều lần đối với nhiều người, nhiều nơi.

+ Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị công bằng bình đẳng trước pháp luật.

+ Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung

+ Tính quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

+ Tất cả mọi người đều phải thực hiện các quy phạm pháp luật.

- Tính xác định chặt chẽ về hình thức

+ Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức: văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

Kiến thức tham khảo về pháp luật

1. Đặc điểm của pháp luật

Khác với các loại quy phạm khác tồn tại trong xã hội, pháp luật có những đặc điểm riêng biệt như sau:

- Chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật là Nhà nước

+ Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi.

+ Ngoài việc ban hành pháp luật thì nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách là ghi nhận những tập quán đó trong luật thành văn. Với quyền lực của mình, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu các cá nhân, tổ chức trong xậ hội phải thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ pháp luật, trừng phạt người vĩ phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.

- Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến

+ Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó. Phạm vi tác động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong đời sống hàng ngày, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật tác động đến mọi địaphưorng, vùng, miền của đất nước.

- Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước

+ Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.

+ Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như đã nêu ở trên trong đó có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm thực hiện pháp luật của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

+ Mặc dù điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhaú, tạo nên một chỉnh thể thống nhất.

- Ngoài nội dung thì pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được thể hiện dưới dạng văn bản

+ Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật.

+ Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp luật của người dân cũng như việc áp dụng và giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Ngày nay, sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, sự tác động qua lại, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn. Đe điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc giá, các tổ chức quốc tế cũng cần có pháp luật, gọi là pháp luật quốc tế. Pháp luật quốc tế được hiểu là hệ thống quy phạm do các quốc gia, các tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng nên để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế. Bên cạnh những điểm tương đồng với pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có những nét đặc thù. Trong phạm vi giáo trình này chủ yếu đề cập đến pháp luật quốc gia.

2. Pháp luật mang bản chất giai cấp

- Pháp luật doNhà nước, đại diện cho giai cấp cầmquyềnban hành và bảo đảm thực hiện nên pháp luậtmang bản chất giai cấp.

- Bản chấtgiai cấplà biểu hiện chung của cáckiểu pháp luật nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện, đặc trưng riêng.

- Pháp luậttư sản: Nhân dânđược hưởng các quyền tự do,dân chủnhưng về cơ bản vẫn thực hiện ý chí, phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản;

- Pháp luậtxã hộichủ nghĩa:Mang bản chất của giai cấpcông nhân, đại diện là Nhà nước của nhân dân lao động.

3. Pháp luật có vai trò gì?

Pháp luật thể hiện những vai trò khác nhau trên mỗi chủ thể khác nhau:

- Đối với Nhà nước: Pháp luật được xem là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội.

- Đối với công dân: Pháp luật đóng vai trò quan trọng là phương tiện để bảo về quyền lợi hợp pháp của mình.

- Đối với toàn xã hội: Pháp luật đã thể hiện được vai trò trong việc đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, tạo lập và duy trì mối quan hệ bình đằng trong cộng đồng.

Mã câu hỏi: 136729

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: GDCD

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Đặc điểm của Pháp luật là?
  • Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần tr
  • Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật thể hiện đặc đi
  • Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích
  • Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào c�
  • Bản chất pháp luật nước ta là?
  • Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của p
  • So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?
  • Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi ph�
  • Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp

09/11/2020 474

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Hà Anh [Tổng hợp]

Đáp án: D

Lời giải: Đặc điểm của pháp luật là tính quy phạm phổ biến; tính xác định chặt chẽ; tính bắt buộc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề