Chốn bồng lai là gì

Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Bồng lai. Ý nghĩa của từ Bồng lai theo Tự điển Phật học như sau:

Bồng lai có nghĩa là:

[蓬萊]: có mấy nghĩa khác nhau. [1] Chỉ Bồng Lai Sơn [蓬萊山], tên ngọn núi thần trong truyền thuyết cổ đại, cũng thường chỉ chung cho cảnh tiên. Như trong Sử Ký [史記], thiên Phong Thiền Thư [封禪書], có ghi lại rằng: “Tự Uy, Tuyên, Yến Chiêu sử nhân nhập hải cầu Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu, thử tam thần sơn giả, kỳ phó tại Bột Hải trung [自威、宣、燕昭使人入海求蓬萊、方丈、瀛洲、此三神山者、其傅在勃海中, từ thời vua Uy [Tề Uy Vương, 378-320 ttl.], Tuyên [Tề Tuyên Vương, 350-301 ttl.], Yến Chiêu [tức Tương Vương, ?-279] đã cho người vào biển tìm Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu; ba ngọn núi thần này, gắn liền nhau ở trong Bột Hải].” Hay trong tác phẩm Vô Xuân Ký [春蕪記], phần Thuyết Kiếm [說劍], của Vương Lăng [王錂, ?-?] nhà Minh có câu: “Tha bổn Bồng Lai tiên chủng, ngẫu nhiên ký tích nhân gian [他本蓬萊仙種、偶然寄跡人間, người ấy vốn hạt giống tiên ở chốn Bồng Lai, ngẫu nhiên lưu dấu chốn nhân gian].” Trong Hoa Nghiêm Kinh Sớ Chú [華嚴經疏注, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 7, No. 234] cũng khẳng định rằng: “Tiên nhân sơn giả, tương truyền thị Đông Hải Bồng Lai Sơn [仙人山者、相傳是東海蓬萊山, núi tiên nhân tương truyền là Bồng Lai Sơn ở biển Đông].” [2] Trong Hậu Hán Thư [後漢書], Truyện Đậu Chương [竇章傳], có đoạn rằng: “Thị thời học giả xưng Đông Quán vi Lão Thị tàng thất, Đạo gia Bồng Lai Sơn [是時學者稱東觀爲老氏臧室、道家蓬萊山, học giả lúc bấy giờ gọi Đông Quán là nhà tàng ẩn của Lão Tử, là Bồng Lai Sơn của Đạo gia].” Cho nên, sau này người ta dùng từ bồng lai để chỉ cho nhà bí mật. Như trong bài Đăng Bí Thư Tỉnh Các Thi Tự [登秘書省閣詩序] của Dương Quýnh [楊炯, 650-692] nhà Đường có câu: “Chu vương quần ngọc chi sơn, Hán đế bồng lai chi thất [周王群玉之山、漢帝蓬萊之室, núi đủ thứ ngọc của Chu vương, nhà bí mật của Hán đế].” [3] Chỉ cho Bồng Lai Cung. Như trong bài thơ Túc Tích [宿昔] của Đỗ Phủ [杜甫, 712-770] nhà Đường có câu: “Túc tích thanh môn lí, Bồng Lai trượng sổ di [宿昔青門裏、蓬萊仗數移, xưa kia cổng xanh biếc, Bồng Lai muôn trượng xa].”

Trên đây là ý nghĩa của từ Bồng lai trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

ba bả ba Ba ải bá âm ba ba

HỖ TRỢ CHÚNG TÔI

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

[Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp]

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Bồng Lai có thể là:

Truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bồng Lai tam đảo, còn gọi là núi Bồng Lai [giản thể: 蓬莱山; phồn thể: 蓬萊山; bính âm: Pénglái shān] hay tiên đảo Bồng Lai [giản thể: 蓬莱仙岛; phồn thể: 蓬萊仙島; bính âm: Pénglái xiāndǎo], là một vùng đất truyền thuyết tìm thấy trong thần thoại Trung Quốc.

Địa danh[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

  • Xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
  • Tịnh thất Bồng Lai

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thành phố cấp huyện Bồng Lai [tiếng Trung:蓬莱市, Hán Việt: Bồng Lai thị], địa cấp thị Yên Đài, tỉnh Sơn Đông
  • Tất cả các trang có tựa đề chứa "bồng lai"

Trang định hướng này liệt kê những bài viết hay chủ đề về các địa danh có tên Bồng Lai.
Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn thay đổi liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định.

Chủ Đề