Cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra

THPT Sóc Trăng hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 14 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài] chi tiết nhất.

Đề bài: Tìm hiểu số phận, tính cách nhân vật Mị qua:

– Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2

– Diễn biến tâm trạng và hành động.

Cách trả lời 1:

Số phận và tính cách của nhân vật Mị:

   * Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra:

– “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”…

-> Phải sống với kẻ mà mình không yêu là nỗi khổ đau lớn nhất của Mị.

– Mị muốn giải thoát nỗi đau: Trốn về nhà định ăn lá ngón tự tử…

– Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần:

+ Nỗi khổ về thể xác: Mị là con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con trâu con ngựa, Mị làm việc như một cái máy.

-> Mị bị tước đoạt sức lao động một cách triệt để và trở thành công cụ lao động cho nhà Thống lí Pá Tra.

+ Nỗi khổ tinh thần: Mị không nói, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”…

-> Mị sống trong trạng thái vô cảm, trơ lì, chai sạn trước những đau khổ.

   * Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị:

– Khi mùa xuân đến: Sự trỗi dậy mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc

+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi, hơi rượu – uống rượu ừng ực từng bát. → Mị say khiến Mị nhớ lại về quá khứ: “Mị vẫn là người”.

→ Ý thức về thân phận: “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay”.

→ Khao khát sống đang trỗi dậy.

+ Hành động: Quấn lại tóc, với tay lấy váy hoa…

+ Khi bị A Sử trói: không biết mình bị trói, vẫn nghe tiếng sáo, vùng bước đi.

– Hành động cởi trói cho A Phủ:

+ Lúc đầu: Mị thản nhiên, dửng dưng.

+ Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ: Mị hồi tưởng lại cuộc đời đầy tủi nhục của mình, thương xót và cắt dây cứu A Phủ.

→ Từ suy nghĩ đến hành động đều phù hợp với tâm lí nhân vật. Hành động cởi trói cho A Phủ dù bột phát nhưng có ý nghĩa của sự vùng dậy. Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là cắt dây cởi trói cho cuộc đời mình.

Xem thêm: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Cách trả lời 2:

– Cảnh ngộ của Mị:

+ Là con dâu gạt nợ [do cha mẹ Mị không trả được nợ cho thống Lí]

+ Mị làm đi làm lại những công việc thường ngày, không ngừng nghỉ, lùi lũi như con rùa trong xó cửa

+ Sống trong căn phòng chỉ có ô vuông bằng bàn tay, không biết được trời mưa hay nắng

+ Tính cách và thân phận của Mị:

+ Trước khi về nhà thống Lí: Mị là cô gái trẻ đẹp, hiền dịu, có hiếu với cha mẹ, chăm chỉ và có nhiều chàng trai để mắt tới

+ Khi về nhà thống Lí: Mị sống vật vờ, héo mòn

– Đêm tình mùa xuân:

+ Mị nhớ lại tất cả kỉ niệm trước kia của mình: cô gái có tài thổi sáo rất hay, tiếng sáo đưa Mị thoát khỏi thực tại

+ Mị sắm sửa đi chơi thì A Sử về, hắn trói Mị vào cột nhà, khiến cô chịu đau đớn tinh thần, thể xác

– Khi nhìn thấy A Phủ bị trói: Mị dửng dưng rồi khi nhìn thấy hai giọt nước mắt A Phủ lăn dài trên gò má, Mị tỉnh thức, nàng cởi trói cho A Phủ cả hai người chạy trốn

=> Tâm trạng Mị từ tuyệt vọng tới hi vọng, Mị dám đứng lên đấu tranh để thoát khỏi kìm hãm

Cách trả lời 3:

* Hoàn cảnh sống của Mị khi ở nhà Thống lí Bá Tra được tác giả miêu tả:

– Mị cưới A Sử không phải vì tình yêu mà vì cha mẹ Mị không thể trả nợ cho nhà Thống lí nên Mị phải chịu kiếp làm dâu gạt nợ.

– Mị phải làm đi làm lại những công việc hằng ngày “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

– Mị bị đối xử không khác gì con trâu, con bò “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm”.

– Mị đang dần bị vật hóa, hằng ngày Mị sống trong một căn buồng nhỏ xíu, nó tù túng và chật hẹp như cuộc đời của Mị vậy.

– Đã có lúc Mị muốn ăn lá ngón để chết nhưng nghĩ đến cha mẹ, Mị lại vứt lá ngón đi.

=> Tóm lại, hoàn cảnh của Mị được tác giả miêu tả hết sức đáng thương, sống một cuộc sống không có niềm vui và đầy khổ đau.

* Mị trong đêm tình mùa xuân

– Ta thấy được tâm hồn dường như đã chết của Mị được khơi dậy lại trong đêm tình mùa xuân.

– Mị thả lòng mình theo tiếng sáo, uống rượu thật say nhưng càng say Mị lại càng tỉnh

– Mị muốn đi chơi “quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa” .

=> Nhà văn đã cho thấy cái khao khát được sống hạnh phúc mãnh liệt của Mị, rằng dù phải chịu khổ cực đến như thế nào thì con người ta vẫn có quyền được sống hạnh phúc, được khao khát về một cuộc đời tươi sáng hơn.

Bài 1 trang 14 SGK ngữ văn 12 tập 2 được THPT Sóc Trăng tổng hợp và biên soạn trình bày theo 3 cách khác nhau, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vợ chồng A Phủ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 14 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vợ chồng A Phủ ngữ văn 12.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị khibị bắt làm dâu gạt nợ trong nhà thống líPá Tra đến khi thoát khỏi Hồng NgàiNgười đăng: Anh Thư - Ngày: 20/03/2018Đề bài: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được thể hiện trong cảnh ngộ khi bịbắt làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra đến khi thoát khỏi Hồng Ngài.Bài làm:Tô Hoài là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát vàdiễn tả về những số phận con người miền núi. Đó là những người dân lao động vùng caoTây Bắc không chịu sự đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối; họ vùng lên phảnkháng, đi tìm cuộc sống tự do. Sức sống tiềm tàng đó được thể hiện mạnh mẽ trong tácphẩm “Vợ chồng A Phủ”, thông qua nhân vật Mị, khi cô lâm vào cảnh ngộ bị bắt làm dâu gạtnợ trong nhà thống lí Pá Tra đến khi thoát khỏi Hồng Ngài.Trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu lao động, yêutự do. Khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí, Mị phải chịu một cuộc sống đầy tủi nhục, thốngkhổ. “Lúc nào cô cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” Bởi cô là cô dâu gạt nợ, nạn nhân củachính sách cho vay nặng lãi. Để rồi cô bị tước đoạt tuổi trẻ, tự do, bị đối xử như nô lệ. Mỗingày, Mị càng không nói, cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.Dù cuộc sống thống khổ, nhưng Mị vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, sức sốngấy của Mị trỗi dậy vào đêm tình mùa xuân. “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc cỏ gianhvàng ửng, gió và rét rất dữ dội... Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem raphơi trên mỏm đá xòe như con bướm, sặc sỡ... tiếng trẻ con nô đùa...” Mùa xuân ấy rộn rãâm thanh và màu sắc, là dấu hiệu cho sự bừng tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân. Đầutiên, sức sống ấy được hồi sinh khi Mị nghe thấy tiếng sáo: “Ngoài đầu núi lấp ló đã cótiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi...” Tiếng sáo ấy chạm vào tâm hồn của Mị, khiến Mị nhớ lạinhững ngày xuân thật đẹp của quá khứ. “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”. Tiếngsáo ấy như ngọn gió thổi vào lòng cô, khiến cô nhẩm lại lời của người đang thổi sáo:“Mày có con trai con gái rồiMày đi làm nươngTa chưa có con trai con gáiTa đi tìm người yêu”Đã lâu rồi Mị không hát, thế mà cô vẫn thuộc. Dường như Mị vẫn chẳng thể quên đượcnhững ngày tươi đẹp nhất, trái tim vẫn chẳng thể nguội lạnh trước cuộc đời ngoài kia.Tiếng sáo ấy khiến Mị lén lấy hũ rượu. “Cứ uống ực từng bát. Rồi say. Mị lịm mặt ngồi đấynhìn những người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.”Niềm vui ấy khiến Mị ý thức được rằng “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Điềuđó thể hiện được khát khao tự do của cô, khát khao tự do giữa hiện thực đau đớn. Để rồicô tủi thân, khi nhớ lại rằng mình đang có một cuộc sống bất hạnh: “A Sử với Mị không cólòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.” Mị chợt muốn chết, mà muốn chết tức là cô đãnhận ra trong tư tưởng của mình có sự phản kháng, cô không còn muốn sống kiếp sốngnày nữa. Sức sống mãnh liệt còn thể hiện mạnh mẽ hơn khi Mị đi đến quyết định: Bỏ nhà đitheo cuộc chơi. Mị làm đẹp cho bản thân mà không để ý đến thái độ của A Sử, Mị hànhđộng thản nhiên, nhưng đau đớn thay, sự độc ác tàn nhẫn của giai cấp thống trị đã dập tắtđi cái khát vọng sự trỗi dậy đó của Mị. A Sử trói Mị, nhưng lúc này đây, Mị đâu còn sốngbằng tâm hồn của mình. Hồn Mị đang “đi theo những cuộc chơi những đám chơi”. Tâm hồncô đang ngập tràn tiếng sáo, tiếng sáo ấy nhập vào hồn Mị, khiến nàng quên đi rằng mìnhbị trói. Nhưng rồi “tay chân đau không cựa được”, Mị đau đớn tủi nhục, quay về với cuộcđời hiện thực. Có một chi tiết đắt giá đã lóe lên trong tâm trạng của cô: Mị tỉnh dậy và nhớlại câu chuyện của người đàn bà bị chồng trói chết trong căn nhà này. Mị sợ, Mị “cựa quậyxem thử mình còn sống hay đã chết”. Nàng vẫn còn biết sợ, và đó chính là biểu hiện củalòng ham sống. Sức sống ấy vẫn đang âm ỉ cháy trong tâm hồn nàng, dù có bị vùi dập nhưthế nào đi nữa.Sức sống tiềm tàng của Mị lại bùng lên lần nữa trong đêm cởi trói cho A Phủ. Cùng lànạn nhân của chính sách cho vay nặng lãi, nếu Mị trở thành cô dâu gạt nợ, thì A Phủ trởthành trâu ngựa cho nhà Pá Tra. Họ là nô lệ, ăn đời ở kiếp cho lũ nhà giàu, để rồi khi conbò bị hổ bất mắt, A Phủ bị hành hạ, bị treo lên cột, bỏ mặc đến chết. Lúc đầu, Mị chứngkiến mọi thứ bằng đôi mắt vô cảm. Dường như Mị đã mất đi lòng nhân ái giữa người vớingười, Mị lạnh lùng nhìn A Phủ bị hành hạ. Sau đó, khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủchảy xuống, Mị bỗng động lòng, trái tim của nàng thức tỉnh. Mị hình dung lại chuỗi ngày dàidằng dặc của cuộc đời mình, để rồi thấy A Phủ sao mà giống mình thế, phải chịu cảnh đaukhổ, tàn nhẫn, kiếp sống trâu ngựa đầy bất công, phi lí. Mị nguyền rủa: “Chúng nó thật độcác.”Trái tim nhân ái của Mị đã thôi thúc nàng phải cứu A Phủ, dù cho nếu A Phủ chạy thoát, thìcó thể người phải chết trên cột sẽ chính là nàng. Nhưng giờ đây, sức sống tiềm tàng đãkhiến Mị khao khát được tự do, để rồi Mị quyết liệt cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ. Đó làchính là vẻ đẹp của một tâm hồn khát khao được sống, được giải phóng bản thân mình.Hành động cắt sợi dây trói cho A Phủ cũng chính là cắt sợi dây trói buộc của đời mình, giảithoát khỏi cường quyền và thần quyền. Hành động này là một bước chuyển tâm lý, một sựtrỗi dậy mạnh mẽ, một quá trình hiện thực hóa nhận thức, đưa cô Mị từ sức sống tiềm tàngtrở thành người tự giải thoát chính mình. Qua đó, ta thấy được giá trị nhân đạo trong ngòibút của Tô Hoài. Ông nâng niu từng phẩm chất tốt đẹp của nhân vật, cứu vớt họ từ nhữngbi kịch cùng quẫn, đau thương...Về nghệ thuật, nhân vật Mị được khắc họa chân dung, tính cách thông qua ngôn ngữ giàuchất thơ cùng phong cách trần thuật hấp dẫn, xây dựng nhân vật với diễn biến nội tâm đadạng, phong phú. Hành trình khám phá nhân vật Mị là hành trình trải nghiệm của nhữngcung bậc cảm xúc. Đó là những điều đã làm nên một nhân vật Mị có sức sống tiềm tàng vàhành động dứt khoát. Mị là một hình tượng điển hình cho những người dân nghèo vùngcao thấp cổ bé họng, sống trong cuộc sống ngột ngạt dưới ách thống trị của những ngườicầm quyền giàu có nhưng mất nhân tính. Tô Hoài thấu hiểu được điều đó, ông đặt tìnhcảm, niềm cảm thương của mình vào nhân vật Mị, với ước mong rằng những người khổđau sẽ tìm được con đường giải phóng bản thân.Như Maxim Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”, ngòi bút của Tô Hoài thấm đẫm giátrị hiện thực và giá trị nhân đạo. Ông đã lặn xuống những kiếp người cùng khổ để thấu hiểuđược nỗi đau, từ đó khám phá ra sức sống tiềm tàng ẩn sâu bên trong tâm hồn của họ.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề