Cung văn hóa hữu nghị việt xô trần quốc toản năm 2024

Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt - Xô nằm tại nhà số 91 phố Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn An nhìn ra Quảng trường mồng 1 tháng 5, địa điểm này nguyên là nhà Đấu xảo cũ.

Toàn cảnh Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt - Xô - Ảnh: CVHLĐHNVX.

Năm 1902, chính quyền thực dân Pháp xây tại đây một toà nhà hai tầng, kích thước 100m x 25m, dùng làm nơi trưng bày mọi tài nguyên, sản phẩm của hàng hoá của Đông Dương.

Năm 1942, máy bay Mỹ với danh nghĩa Đồng minh đánh phát xít Nhật đã ném bom phá huỷ toà nhà này.

Sau ngày tiếp quản Thủ đô [tháng 10/1954], trên đống gạch đá hoang tàn ta dựng một nhà hát ngoài trời gọi là Nhà hát Nhân dân để phục vụ đồng bào đến xem nghệ thuật.

Sau khi đất nước Việt Nam thống nhất [1975], Hội đồng Trung ương Công đoàn Liên Xô quyết định tặng Tổng Công đoàn Việt Nam mới văn hoá cho người lao động. Thế là khu vực Nhà hát Nhân dân đưa làm nơi dừng cung. Ngày 1/9/1985 công trình hoàn thành, ch mang tên là Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt - Xô. Cung - nhiều hạng mục công trình phục vụ mọi mặt hoạt động văn hoá, khoa nghệ thuật, thể dục thể thao cho nhân dân lao động Thủ đô.

Với tổng diện tích 3,2ha, công trình gồm ba khối nhà chính: Nhà Biển diễn, Nhà Học tập và Nhà Kỹ thuật. Nhà Biểu diễn bốn tầng, cao 26m 96m, mặt chính hướng ra phố Trần Hưng Đạo, có sân khấu lớn, có : phòng làm hội trường. Hội trường lớn có 1.256 chỗ ngồi, Hội trường nh. có 375 chỗ ngồi. Theo thiết kế ban đầu có thể lắp máy phiên dịch bốn th. tiếng. Trong nhà biểu diễn có hai sảnh rộng, trang hoàng khá lộng lẫy Ở. sảnh tầng một, nổi bật trên bức tường bức tranh Thánh Gióng cao 45m. rộng 18m. Ở sảnh tầng hai, có treo bộ tranh tứ bình bằng đồng.

Nhà Biểu diễn Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt - Xô - Ảnh: HNM.

Xung quanh Nhà Biểu diễn là hành lang rộng 6m với hàng cột chữ K. cao 12m để đỡ mái.

Phía sau là Nhà Học tập ba tầng. Trong có thư viện, phòng thuyết trình và phòng xem vũ trụ. Nối hai khu nhà trên là Nhà Kỹ thuật. Toàn bộ cung như vậy là có 120 phòng lớn nhỏ, 20 cầu thang và hai hệ thống thang máy.

Cung còn có hệ thống các câu lạc bộ, là nơi sinh hoạt thường xuyên của những nhóm hội viên yêu thích những chuyên đề nhất định: Câu lạc bộ Điện tử, Câu lạc bộ Cơ học, Câu lạc bộ Danh nhân, Câu lạc bộ những người yêu Hà Nội... Cả thảy có tới ba chục câu lạc bộ khác nhau.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01.

Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc văn hoá đặc sắc trong di sản kiến trúc Pháp còn tồn tại và phát huy tác dụng đến ngày nay.

Công trình xây 34 năm trước gắn với tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô sẽ là nơi tác nghiệp của phóng viên quốc tế khi đến Hà Nội.

Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô [cung Việt Xô] là quà tặng của Hội đồng Trung ương các công đoàn Liên Xô [cũ] dành cho Việt Nam. Kiến trúc của công trình mang dáng dấp một nhà hát của Liên Xô.

Để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra ngày 27-28/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lập trung tâm truyền thông quốc tế [IMC] tại đây. Các phóng viên nước ngoài hiện có thể đăng ký đưa tin. Khu nhà chính [nhà A] cao 4 tầng, dài 96 m, rộng 60 m và cao 33 m.

Theo Bộ Ngoại giao, IMC sẽ có khu vực làm việc chung, trang bị máy tính kết nối mạng, màn hình LCD cỡ lớn để theo dõi nguồn dữ liệu trực tiếp. Các cơ quan báo chí có thể thuê chỗ để đặt gian hàng truyền thông riêng, rộng 9 m2 với đủ trang thiết bị như bàn, ghế, màn hình LCD, đường dây điện thoại, Internet...

Công trình rộng 3,2 ha gồm 3 tòa nhà chính được khởi công xây dựng ngày 7/11/1978 trên nền đất cũ nhà Đấu Xảo Hà Nội và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/9/1985. Phía bên phải của sảnh nhà A là cửa vào khán đài theo số vé chẵn, lẻ. Ở đây cũng có hành lang dẫn tới các phòng công vụ, lối vào sân khấu, cánh gà.

Cầu thang phía bên trái dẫn lên một phòng hội nghị nhỏ hơn so với sân khấu chính.

Khán đài bên trong cung Việt Xô có sức chứa 1.111 người, chia làm hai tầng. Địa điểm này từng phục vụ các sự kiện lớn của Việt Nam và quốc tế. Trong đó có các hoạt động bên lề Hội nghị APEC lần thứ 14 - Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [2006]; Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội... Nhiều nguyên thủ của Việt Nam và quốc tế từng đến cung Việt Xô, trong đó có Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thời ông làm Tổng thống năm 2010. Ảnh: Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Căn hầm bên dưới sân khấu với hệ thống dây, tủ điện, đèn chiếu sáng. Theo ông Lê Chính Nghĩa, Phó giám đốc cung Việt Xô, những chiếc đèn lắp ở các lối đi trong công trình này là loại dùng cho hầm mỏ do các kỹ sư Liên Xô mang sang.

ICE Hanoi là khu triển lãm nằm sau nhà A, với cổng vào từ đường Trần Bình Trọng. Địa điểm này thường xuyên diễn ra các sự kiện triển lãm, hội chợ lớn nhỏ như Hội chợ du lịch quốc tế - Hà Nội [VITM], Hội chợ và Triển lãm Thương mại Quốc tế [Vietnam Expo]...

Dãy hành lang bên trong tòa nhà B. Khu vực này hiện là nơi tổ chức các lớp ngoại khóa, năng khiếu như vẽ tranh, nhiếp ảnh, võ thuật, nấu ăn...

Cung Việt Xô có bốn mặt hướng ra các con phố Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản và Yết Kiêu. Trần Hưng Đạo là phố lâu đời với nhiều kiến trúc Pháp hai bên đường, hàng cây cổ thụ gần một thế kỷ. Trần Bình Trọng và Yết Kiêu là nơi có một số quán bún chả, bánh tráng cuốn, bánh mì bít tết có tiếng và nhiều quán cà phê dành cho giới văn phòng... Cung còn nằm gần Ga Hà Nội, hồ Thiền Quang và công viên Thống Nhất - những điểm tham quan đặc trưng của Hà Nội một thời. Ảnh: Hanoi Hotels.

Chủ Đề