Công văn số 2326 ngày 23-9 của bộ xây dựng

VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ NHÀ CONTAINER & CONTAINER VĂN PHÒNG

Vấn đề pháp lý được Qúy khách hàng quan tâm khi có nhu cầu sử dụng Nhà container, Văn phòng container.

VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ NHÀ CONTAINER & CONTAINER VĂN PHÒNG

Liệu khi sử dụng nhà Container, Container Văn phòng có cần xin giấy phép xây dựng hay không?

  • Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi liên quan việc xác định nhà container là một công trình xây dựng hay không. Thực tế quy định pháp luật hiện hành cũng chưa quy định cụ thể về vấn đề này.

  • Theo luật Xây dựng thì container làm văn phòng hoặc để ở là công trình kiến trúc bán kiên cố, do vậy muốn đặt tại địa điểm nào phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch. Cụ thể là: nơi đặt container phải là đất xây dựng, phải có giấy phép xây dựng của UBND quận/huyện ở địa phương đó cấp.

  • Tuy nhiên, Công văn số 2326 ngày 23-9 của Bộ Xây dựng thể hiện container không phải là công trình xây dựng, nên không cần phải xin giấy phép xây dựng  mà chỉ cần một loại giấy phép đặt công trình tạm, có đăng ký với chính quyền địa phương các vấn đề như tạm trú, môi trường, đảm bảo các quy định về đô thị…

  • Như vậy, vấn đề nhà container còn nhiều tranh cãi và quy định mâu thuẫn trong việc xác định liệu có phải là công trình xây dựng không ? và có cần phải xin giấy phép xây dựng?

  • Chính sự quy định không rõ ràng này, nên tôi cũng khuyên bạn như bạn đã gợi ý ở trên đó là bạn nên gắn thêm bánh xe vào container để tiện lợi trong việc di chuyển, di dời nếu có chính quyền địa phương không cho phép cư trú tại địa điểm đó,  trường hợp làm nhà ở bằng container mà có bánh kéo di động  thì không phải là công trình xây dựng mà là  động sản của chủ sở hữu nên không chịu sự điều chỉnh của luật Xây dựng và không cần phải xin phép xây dựng, chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về cư trú, về quản lý trật tự đô thị…

Vì vậy Qúy khách hàng yên tâm để sở hữu cho mình những ngôi nhà container, văn phòng container mà không phải chuẩn bị những thủ tục hành chính phức tạp.

 Tôi tên Lâm Thanh Phong, năm nay 26 tuổi. Tôi có một việc mong muốn được các anh chị luật sư giúp đỡ. Tôi dự định mua một mảnh đất và làm nhà container để ở tạm trong khoảng 1, 2 năm đầu trước khi xin giấy phép XD và xây nhà kiên cố.  Cho tôi hỏi làm nhà container thì có cần phải xin giấy phép gì không? Tôi có cần phải làm thêm 3 bánh xe để tránh bị cơ quan nhà nước quy kết thành bất động sản hay không?

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Đúng như bạn trình bày, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi liên quan việc xác định nhà container là một công trình xây dựng hay không. Thực tế quy định pháp luật hiện hành cũng chưa quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo luật Xây dựng thì container làm văn phòng hoặc để ở là công trình kiến trúc bán kiên cố, do vậy muốn đặt tại địa điểm nào phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch. Cụ thể là: nơi đặt container phải là đất xây dựng, phải có giấy phép xây dựng của UBND quận/huyện ở địa phương đó cấp. Tuy nhiên, Công văn số 2326 ngày 23-9 của Bộ Xây dựng thể hiện container không phải là công trình xây dựng, nên không cần phải xin giấy phép xây dựng  mà chỉ cần một loại giấy phép đặt công trình tạm, có đăng ký với chính quyền địa phương các vấn đề như tạm trú, môi trường, đảm bảo các quy định về đô thị…

Như vậy, vấn đề nhà container còn nhiều tranh cãi và quy định mâu thuẫn trong việc xác định liệu có phải là công trình xây dựng không ? và có cần phải xin giấy phép xây dựng? Chính sự quy định không rõ ràng này, nên tôi cũng khuyên bạn như bạn đã gợi ý ở trên đó là bạn nên gắn thêm bánh xe vào container để tiện lợi trong việc di chuyển, di dời nếu có chính quyền địa phương không cho phép cư trú tại địa điểm đó,  trường hợp làm nhà ở bằng container mà có bánh kéo di động  thì không phải là công trình xây dựng mà là  động sản của chủ sở hữu nên không chịu sự điều chỉnh của luật Xây dựng và không cần phải xin phép xây dựng, chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về cư trú, về quản lý trật tự đô thị…

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong  về Tư vấn luật làm nhà container ở tạm. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Ngày 16/8, ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin chào nhận được quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Quyết định này dựa trên Nghị định 180/2007NĐ-CP ngày 7/12/2007 và do ông Nguyễn Thanh Vũ, Chủ tịch UBND thị trấn Tân Túc ký.

Theo quyết định này, ông Tấn đã tổ chức thi công công trình trên đất không được phép xây dựng tại tổ 12, khu phố 3, thị trấn Tân Túc. Hiện trạng: Công trình container, diện tích vi phạm: 2.4m x 6m = 14.4m2.

Quyết định cũng yêu cầu các đơn vị cấp điện, nước phải dừng ngay việc cấp điện, cấp nước đối với công trình xây dựng vi phạm trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận quyết định này. Trong thời hạn 3 ngày, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ bộ phận công trình, công trình vi phạm thì bị cưỡng chế phá dỡ.

Thùng container bị xử phạt tại quán cà phê Xin Chào - Ảnh: Báo Giao thông

Sau khi quyết định này được đưa ra, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều vì cho rằng Nghị định 180/2007 đã hết hiệu lực, thay vào đó là Luật Xây dựng 2014.

Quyết định đình chỉ thi công có 2 cái sai?

Theo Pháp luật TP.HCM, quyết định đình chỉ thi công ngày 16/8 đối với chủ quán Xin Chào có hai cái sai rất rõ ràng:

1. Nội dung bắt lỗi ông Tấn không tương thích với quy định nêu tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 180/2007 được quyết định viện dẫn. Điều khoản này áp dụng cho việc “xử lý công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng” nhưng quyết định lại nêu ông Tấn có hành vi “tổ chức thi công trình khác [công trình container] trên đất không được phép xây dựng”.

2. Đề nghị cắt điện, nước… trái với quy định của Luật Xây dựng 2014. Từ chỗ có hai nội dung trái pháp luật như thế, quyết định đình chỉ thi công đó phải bị hủy bỏ. Tốt nhất là chính chủ tịch thị trấn tự hủy bỏ để thể hiện sự cầu thị vì có thể lúc làm không thấy sai nhưng bây giờ đã phải thấy.

Cùng với việc hủy bỏ, chỉ khi nào xác định ông Tấn [và bà Nguyễn Ngọc Tuyết] thực sự có vi phạm pháp luật thì chủ tịch UBND thị trấn mới có thể ra quyết định xử lý khác. Trong đó, container mà họ đặt trên đất có phải là công trình xây dựng theo đúng định nghĩa của Luật Xây dựng 2014 hay không rất cần có sự thống nhất giữa Sở Xây dựng TP.HCM và Bộ Xây dựng để cấp xã có cơ sở thực hiện.

Chủ tịch thị trấn không biết các văn bản của Bộ

Trả lời Pháp luật TP.HCM, Chủ tịch thị trấn Nguyễn Thanh Vũ cho biết ông phải khẩn trương xử lý các container nằm gần trung tâm hành chính huyện của ông Nguyễn Văn Tấn và của một người khác theo chỉ đạo của UBND huyện. Ông Vũ chỉ nhận được và thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Xây dựng TP.HCM chứ không biết các văn bản có liên quan của Bộ Xây dựng.

Cụ thể, ông Vũ cho rằng, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã có Công văn 4949 ngày 21/8/2015 hướng dẫn: Công trình di động với kết cấu khung sắt, mái tôn, không vách và phần chân cột sắt được gắn bánh xe di động hoặc sử dụng container đặt trên đất cấm xây dựng đều là công trình xây dựng và phải xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, trước đó, Bộ Xây dựng đã có Công văn 2326 ngày 23/9/2014 cho rằng container không phải công trình xây dựng. Trả lời câu hỏi: "Chẳng lẽ ý kiến của Sở có giá trị hơn ý kiến của Bộ?", ông Vũ cho biết: "Văn bản trên không được triển khai, chúng tôi không biết".

Lãnh đạo sở Xây dựng nói gì?

Zing đưa tin, chiều 23/8, trao đổi với báo chí, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP HCM, cho biết UBND TP thống nhất với quan điểm của Sở Xây dựng về việc xử phạt hành vi vi phạm xây dựng của ông Nguyễn Văn Tấn là đúng.

Theo ông Hoan, Sở Xây dựng đã giải thích rất rõ, mà đã là một công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ông Hoan cũng thừa nhận việc cắt điện, nước là không đúng theo tinh thần của Luật Xây dựng mới. “UBND thị trấn Tân Túc đã làm sai quy định, cần phải điều chỉnh lại”, ông Hoan nói.

Báo Giao thông đưa tin, ngày 23/8, phát biểu trong cuộc họp giữa Chủ tịch UBND TP.HCM và các sở, ngành huyện Bình Chánh, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở xây dựng TP cho biết, Nghị định 180/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng 2003 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị vẫn còn hiệu lực tính đến thời điểm hiện tại.

Theo ông Tuấn, các container nếu hoán cải trổ cửa hoặc lắp đặt thiết bị... để phục vụ mục đích dân dụng được gọi là công trình xây dựng, theo định nghĩa của Khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014.

Chủ quán Xin chào chờ ý kiến của thành phố

Trả lời Pháp luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin Chào, cũng khẳng định không xây cất công trình kiên cố mà chỉ đặt tạm thùng container trên nền đất để làm nơi rửa chén bát, chứa đồ... “Tôi đang chờ ý kiến của UBND TP. Nếu được giải thích thấu tình đạt lý thì tôi sẽ chấp nhận di dời” - ông Tấn nói.

Container của ông Tấn không được gia cố móng nhưng có trổ cửa ra vào bên hông và một cửa sổ. Phía trên có lợp mái trang trí, bên trong có bồn rửa ly, chén.

Video liên quan

Chủ Đề