Công thức cấu tạo của poli buta-1 3-đien

Trắc nghiệm: Công thức cấu tạo của poliputadien là?

A.[-CH2-CH=CH-CH2-]n.

B.[-CH2-CHCl-]n.

C.[-CF2-CF2-]n.

D.[-CH2-CH2-]n.

Trả lời:

Đáp án đúng:A.[-CH2-CH=CH-CH2-]n

Giải thích: Polibutađien được điều chế từ butađien.

nCH2=CH-CH=CH2→[-CH2-CH=CH-CH2-]n.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Poliputadien nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa về Poliputadien

– Định nghĩa: Polibutađien là một loại cao su tổng hợpCao su Buna, còn được gọi là cao su BR, Buna-N, Buna-S, là polime được hình thành từ phản ứng trùng hợp của monome buta-1,3-đien.

– Công thức phân tử: [C4H6]n

– Công thức cấu tạo: -[-CH2-CH=CH-CH2-]-

– Tên gọi: Polibutađien

– Kí hiệu: BR

2. Tính chất vật lý và nhận biết

- Được sản xuất từ quá trình trùng hợp của các phân tử monome 1,3-butadiene.

- Mang những đặc điểm nổi bật của cao su thiên nhiên, đồng thời có khả năng chống mòn cao, chịu uốn gấp tốt, ít biến dạng.

- Điều đặc biệt của của cao su buna là có thể mang những tính chất đặc biệt như các loại nhựa tổng hợp tùy thuộc vào thành phần chất độn. Có thể kể đến như khả năng chống ăn mòn từ xăng dầu, hóa chất, chịu nhiệt, chống mài mòn, cách âm…

3. Tính chất hóa học

- Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren C6H5CH=CH2có mặt Na ta được cao su buna-S có tính đàn hồi cao.

- Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin CNCH=CH2có mặt Na, ta được cao su buna-N có tính chống dầu cao.

4. Điều chế

– Người ta điều chế cao su buna bằng phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien có mặt Na

5. Ứng dụng

- Polibutađien có khả năng chống mòn cao và được sử dụng đặc biệt trong sản xuất lốp xe, tiêu thụ khoảng 70% sản lượng.

- Polybutadien được sử dụng làm lốp xe, và phần lớn là sử dụng kết hợp với các loại polymer khác như cao su thiên nhiên, cao su Styren Butadien, ở đây polybutadien có tác dụng làm giảm nhiệt nội sinh và cải thiện tính chịu mài mòn của hỗn hợp cao su.

Độ ma sát của lốp xe trên băng vào mùa đông có thể được cải thiện bằng cách sử dụng hàm lượng polybutadien cao trong hỗn hợp cao su mặt lốp.

Ở các ứng dụng khác, cao su butadien được sử dụng trong hỗn hợp cao su, nhằm mục đích tăng tính chịu mài mòn và độ uốn dẻo ở nhiệt độ thấp của sản phẩm, ví dụ như giày, băng tải, dây đai.

– Đuợc sử dụng làm phụ gia để cải thiện độ dẻo dai [khả năng chống va đập] của nhựa như polistiren và ABS.

– Nó cũng được sử dụng để sản xuất bóng golf, các vật thể đàn hồi khác nhau và để bọc hoặc đóng gói các cụm điện tử, tạo ra điện trở cao .

6. Phương pháp giải bài tập

CaCO3→ CaO → CaC2→ C2H2→ C4H4→ Buta-1,3-đien → Caosu buna

Tinh bột / Xenlulozơ → Glucozơ → C2H5OH → Buta-1,3-đien → Caosu buna

CH4→ C2H2→ C4H4→ Buta-1,3-đien → Caosu buna

Hiệu suất phản ứng:

Lưu ý:Hiệu suất cả quá trình là tích hiệu suấtmỗi giai đoạn riêng lẻ.

B. BÀI TẬP

Bài tập 1:Cao su buna [CSBN] được sản xuất từ gỗ chứa 50% xenlulozơ theo sơ đồ:

Xenlulozơ→glucozo→etanol→ buta- 1,3-dien→CSBN

Hiệu suất của 4 giai đoạn lần lượt là 60%, 80%, 75% và 100%. Để sản xuất 1,0 tấn CSBN cần bao nhiêu tấn gỗ?

Đáp án:16,67 tấn

Giải thích:

Ta có sơ đồ:

C6H12O6→ 2C2H5OH → C4H6→ CSBN

Trong cả quá trình, nXenlulozơsẽ bằng nCSBNthu được

Với H = 0,6 . 0,8 . 0,75 .1

Bài tập 2:Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau:

Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là bao nhiêu?

Đáp án:17,875 tấn

Giải thích:

Ta có sơ đồ: C6H12O6→ 2C2H5OH → C4H6→ CSBN

Trong cả quá trình, nXenlulozơsẽ bằng nCSBNthu được

Với H = 0,6 . 0,35 . 0,8

Bài tập 3: Trong thế chiến thứ II người ta phải điều chế cao su buna từ tinh bột theo sơ đồ sau:

Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic → Buta-1,3-đien → Caosu buna

Từ 10 tấn khoai chứa 80% tinh bột điều chế được bao nhiêu tấn caosu buna? [Biết hiệu suất của cả quá trình là 60%].

Đáp án:1,6 tấn

Giải thích: Ta thấy, trong cả quá trình, nC4H6thu được sẽ bằng ntinh bột tham gia

Với H=0,6 là: nC4H6= ntinh bột. 0,6

⇒ mpolime= 10 . 0,8162 . 0,6 . 54 =1,6 tấn

Bài tập 4:Khối lượng của một đoạn mạch polibutađien là 8370 đvC và của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27120 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch polibutađien và đoạn mạch tơ nilon-6,6 lần lượt là?

A. 155 và 120 B. 113 và 152.

C. 113 và 114. D. 155 và 121

Đáp án:A. 155 và 120

Giải thích:

→ Chọn A

Bài tập 5:Từ tinh bột điều chế cao su buna theo sơ đồ sau:

Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → but-1,3-đien → cao su buna,

Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su buna thì khối lượng tinh bột cần dùng là?

Đáp án:129,6 kg

Giải thích:

[C6H10O5]n→ nC6H12O6→ 2nC2H5OH → nC4H6→ [C4H6]n.

nCao su buna= 0,6 kmol

→ntinh bột= 0,6/75%= 0,8 kmol

→ mtinh bột= 129,6 kg

Polibutađien là một loại cao su tổng hợp, là polime được hình thành từ phản ứng trùng hợp của monome buta-1,3-đien. Vậy công thức cấu tạo của polibutadien là gì? Để biết được đáp án của câu hỏi trên, mời các bạn tham khảo câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:

Trắc nghiệm: Công thức cấu tạo của polibutađien là:

A. [-CH2-CH=CH-CH2-]n.

B. [-CH2-CHCl-]n.

C. [-CF2-CF2-]n.

D. [-CH2-CH2-]n.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. [-CH2-CH=CH-CH2-]n.

Công thức cấu tạo của polibutađien là [-CH2-CH=CH-CH2-]n.

Giải thích của Giáo viên Top lời giải về lý do chọn đáp án A

Polibutađien được điều chế từ butađien.

nCH2=CH-CH=CH2 → [-CH2-CH=CH-CH2-]n.

=> Công thức cấu tạo của polibutađien là [-CH2-CH=CH-CH2-]n.

>>> Xem thêm: Polibutadien là polime gì?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về polibutađien

Bài 1:Phân tử polime nào sau đây có chứa nitơ?

A.Polietilen.

B.Poli[vinyl clorua].

C.Poli[metyl metacrylat].

D.Poliacrilonitrin.

Đáp án:D

Giải thích:

Phân tử poliacrilonitrin [−CH2– CH[CN]−]ncó chứa nitơ

Bài 2:Polime X là chất rắn trong suốt có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A.polietilen.

B.poliacrilonitrin.

C.poli[metyl metacrylat].

D.poli[vinyl clorua].

Đáp án:C

Giải thích:

Thủy tinh hữu cơ hay còn gọi là poli[metyl metacrylat].

Phương trình điều chế:

Bài 3:Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Dãy gồm tất cả các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A.PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ.

B.PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá.

C.PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

D.PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ.

Đáp án:C

Giải thích:

- Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

- Polime cấu trúc mạch nhánh: amilopectin.

- Polime cấu trúc mạnh không gian: cao su lưu hóa.

Bài 4:Phát biểu nào sau đây là đúng:

A.Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

B.Tất cả các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ.

C.Protein là một loại polime thiên nhiên.

D.Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh trong phân tử.

Đáp án:C

Giải thích:

A. Sai,Các polime tổng hợp có thể được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp. Lấy ví dụ: trùng hợp vinyl clorua.

B. Sai, Poli[vinyl axetat] [PVA] tác dụng với dung dịch NaOH hay cao su thiên nhiên tác dụng với HCl:

C. Đúng, Protein là một loại polime thiên nhiên có trong tơ tằm, lông cừu, len.

D.Sai, Trong cấu trúc của cao su buna – S không có chứa lưu huỳnh. Cao su buna-S được trùng hợp giữa buta-1,3-dien [CH2=CH-CH=CH2] và stiren [C6H5-CH=CH2].

Bài 5:Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?

A.Tinh bột.

B.Poli[vinyl clorua].

C.Xenlulozơ.

D.Tơ visco.

Đáp án:B

Giải thích:

Tinh bột, xenlulozơ là polime thiên nhiên

Tơ visco là polime bán tổng hợp

Poli[vinyl clorua] là polime tổng hợp

Bài 6:Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?

A.4.

B.3.

C.2.

D.1

Đáp án:D

Giải thích:

Chỉ có 1 este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime là metyl metacrylat:

Các este còn lại không có -C = C- nên không tham gia phản ứng trùng hợp.

Bài 7:Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A.Polipropilen.

B.Poli [hexametylen- ađipamit].

C.Poli [metyl metacrylat].

D.Polietilen.

Đáp án:B

Giải thích:

A, C, D là polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

B là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

Bài 8:Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ [monome] thành phân tử lớn [polime] đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác [thí dụ H2O] được gọi là phản ứng

A.trùng hợp.

B.thủy phân.

C.xà phòng hoá.

D.trùng ngưng.

Đáp án:D

Giải thích:

Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ [monome] thành phân tử lớn [polime] đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác [thí dụ H2O,..].

Bài 9:PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng họp trực tiếp từ monome nào sau đây ?

A.vinyl clorua

B.acrilonitrin

C.propilen

D.vinyl axetat

Đáp án:A

Giải thích:

PVC là poli[vinyl clorua]

→ monome là vinyl clorua.

Bài 10:Phát biểu nào sau đâysai?

A.Các vật liệu polime thựờng là chất rắn không bay hơi.

B.Hầu hết các polime tan trong nước và trong dung môi hữu cơ.

C.Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

D.Polietilen và poli [vinyl clorua] là polime tổng hợp, còn tinh bột và xenlulozơ là polime thiên nhiên.

Đáp án:B

Giải thích:

B sai vì đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích hợp tạo ra dung dịch nhớt.

Ví dụ: Cao su tan trong benzen, toluen,..

--------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn giải thích cho câu Công thức cấu tạo của polibutađien là gì? và tìm hiểu thêm một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về polibutadien. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Video liên quan

Chủ Đề