Chuyển làn không có tín hiệu phạt bao nhiêu

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
  1. Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
  1. Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
  1. Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này;

đ] Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;

  1. Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
  1. Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

......

Như vậy, theo quy định như trên, người điều khiển xe ô tố có hành vi chuyển làn xe không có tín hiệu báo trước có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Xe máy chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

....

  1. Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
  1. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;
  1. Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
  1. Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
  1. Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
  1. Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
  1. Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
  1. Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Theo đó, người điều khiển xe gắn máy có hành vi chuyển làn xe không có tín hiệu đèn báo trước có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Lỗi không xi nhan bị phạt tối đa 5 triệu đồng và có thể là nguyên nhân gây ra một số vụ va chạm giao thông. Hiểu đúng và nắm rõ cách sử dụng đèn xi nhan sẽ giúp người điều khiển hạn chế vi phạm này.

Quy định xử phạt lỗi không xi nhan khi tham gia giao thông

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi không bật xi nhan.

Mức phạt lỗi không xi nhan đối với xe máy năm 2022

Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe máy mắc lỗi không bật xi nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng khi xe chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.

Phạt từ 400.000 - 600.000 đồng đối xe chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ [trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức].

Hệ thống đèn xi nhan trang bị trên hầu hết các xe máy được bố trí song song trái – phải; 2 đèn phía trước – 2 đèn phía sau. Khi người điều khiển bật tín hiệu xi nhan, đèn sẽ sáng đồng thời cả phía trước và phía sau.

Lỗi không xi nhan sẽ bị phạt theo Nghị định 100. Ảnh minh hoạ, nguồn Tuấn Trần

Mức phạt không xi nhan đối với ôtô năm 2022

Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt với lỗi ôtô không xi nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng đối với trường hợp dừng, đỗ xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với trường hợp chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ [trừ trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ tại nơi đường không giao nhau cùng mức].

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với trường hợp lùi xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.

Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng đối với trường hợp chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước.

Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe ôtô không đưa ra tín hiệu báo trước khi vượt.

Đèn xi nhan ôtô được thiết kế đặt ở 4 góc của xe. Nhằm mang đến sự tiện lợi cho người dùng, nhà sản xuất đã ứng dụng nhiều công nghệ mới giúp tăng cường tính năng cho hệ thống đèn xi nhan ôtô.

Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nếu phạm lỗi không xi nhan, người điều khiển phương tiện có thể bị giữ giấy tờ trong một vài trường hợp cụ thể:

Đối với xe máy: Người điều khiển khi mắc lỗi xi nhan sẽ không bị tước giấy phép lái xe nhưng có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe.

Đối với ôtô: Tùy trường hợp, mức độ nghiêm trọng do lỗi không xi nhan gây ra, người điều khiển có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp vượt xe không xi nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Bật xi nhan chậm có bị phạt tiền không?

Điểm a, khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định trường hợp bật đèn xi nhan sau khi đã chuyển hướng, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt với số tiền cụ thể tùy loại phương tiện:

Từ 200.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Chuyển làn đường không có tín hiệu phạt bao nhiêu?

- Nếu người lái ô tô mắc lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 – 600.000 đồng. - Nếu người lái ô tô mắc lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép trên cao tốc sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Không có đèn tín hiệu phạt bao nhiêu?

Như vậy, nếu điều khiển xe ô tô mà không có đèn tín hiệu thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Trân trọng!

Lỗi chuyển làn không xi nhan trên cao tốc phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, ô tô chuyển làn không xi nhan khi chạy trên cao tốc thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Chuyển làn đường phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp xe không đi đúng làn đường hoặc phần đường được quy định: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Trường hợp xe vi phạm lỗi đi sai làn và gây tai nạn: Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Chủ Đề