Chương trình giáo dục phổ thông mới môn ngữ văn

- Cấp Tiểu học có 11 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công, Kĩ thuật, Khoa học, Lịch sử và Địa lí;

Hoạt động giáo dục bắt buộc: Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn [Tin học, Tiếng Anh, Tiếng dân tộc]. Thời lượng giáo dục tối thiểu 35 tuần/1 năm học và 23 - 26 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 35 phút.

- Cấp THCS có 13 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật;

Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 27-29 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

- Cấp THPT có 13 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất;

Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn [Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 29,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

* Tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Cấp Tiểu học có 10 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật;

Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1.

Thời lượng giáo dục 35 tuần/1 năm học và 25-30 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 35 phút.

- Cấp THCS có 10 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Hoạt động giáo dục bắt buộc [Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp]; Nội dung giáo dục của địa phương.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục 35 tuần/1 năm học và 29-29,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

- Cấp THPT có 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử.

4/9 môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Hoạt động giáo dục bắt buộc [Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp]; Nội dung giáo dục của địa phương.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn [Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 28,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

* Địa phương và nhà trường được trao quyền chủ động và trách nhiệm trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường.

Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] Hà Nội tổ chức chuyên đề phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn 10, 11 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các trường THPT trên địa bàn thành phố.

Tại buổi Chuyên đề Thành phố môn Ngữ văn cấp THPT vừa diễn ra, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã giải đáp những thắc mắc của giáo viên trong quá trình giảng dạy, lên lớp.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 chia sẻ tại buổi Chuyên đề Thành phố môn Ngữ văn cấp THPT do Sở GDĐT Hà Nội tổ chức. Ảnh: Vân Trang

Sau 1 năm dạy học theo chương trình mới, sách giáo khoa mới, cô Lê Thị Hồng Hạnh - giáo viên Ngữ văn Trường THPT Phan Huy Chú [Đống Đa, Hà Nội] nhận định, bên cạnh thuận lợi, giáo viên còn gặp những khó khăn và vướng mắc nhất là về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.

"Trước khi triển khai chương trình mới, giáo viên đã được tập huấn rất kĩ lưỡng. Chúng tôi tổ chức các hoạt động để học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá. Cách học này rất hay bởi khi gặp văn bản nào học sinh cũng có thể tự phân tích mà không cần hỏi ý kiến hay lệ thuộc vào thầy cô. Đây là điểm khác biệt với chương trình hiện hành" - cô Hạnh phân tích.

Về khó khăn, theo cô Hạnh, vướng mắc nhất hiện nay với các thầy cô khi triển khai môn Ngữ văn bậc THPT theo Chương trình mới là việc kiểm tra, đánh giá.

"Khi chưa có ma trận đề thi, kiểm tra, đánh giá, giáo viên giữa các trường đã liên kết với nhau, hỏi thăm nhau xem các trường thực hiện như thế nào để học hỏi. Chúng tôi luôn trong trạng thái "mò mẫm" để đi đúng hướng" - cô Hạnh chia sẻ.

Ngoài ra, trong những năm qua, điểm số môn Ngữ văn học sinh của Hà Nội chưa thực sự cao so với các tỉnh thành khác. Trong khi đó, theo đánh giá của cô Hạnh, khả năng ngôn ngữ, diễn đạt của học sinh Hà Nội rất tốt do các em được sống trong môi trường năng động, hội nhập.

"Giáo viên chúng ta còn quá khắt khe trong quá trình đánh giá học sinh" - cô Hạnh nói.

Từ những khó khăn thực tế, cô Hạnh mong muốn, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] sẽ sớm ban hành cấu trúc đề kiểm tra, đánh giá để giáo viên có thể yên tâm giảng dạy.

Về phía giáo viên, quá trình kiểm tra, đánh giá cũng phải theo tinh thần bám vào yêu cầu cần đạt của chương trình để đánh giá năng lực người học.

Chia sẻ tại buổi chuyên đề, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống khẳng định, tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phát triển phẩm chất năng lực học sinh, chống lại việc học theo văn mẫu. Đối với môn Ngữ văn đó là năng lực đọc hiểu văn bản; tạo lập văn bản; cảm nhận, đánh giá tác phẩm...

Người học Văn phải biết suy nghĩ và trình bày suy nghĩ của mình một cách độc lập, không a dua, không theo một mẫu nào cả.

Trước những khó khăn mà giáo viên hiện nay gặp phải trong quá trình tiếp cận Chương trình mới, đặc biệt là việc kiểm tra, đánh giá, ông Thống cho rằng:

"Chắc chắn Bộ GDĐT sẽ có đề minh hoạ. Trong thời gian đợi Bộ GDĐT, tôi sẽ giới thiệu với các thầy cô một số đề minh hoạ để giúp thầy cô khắc phục được những khó khăn mà mình gặp phải".

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là gì?

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Mỹ thuật cấp 3 học gì?

Ở cấp trung học phổ thông, học sinh mỗi lớp 10, 11, 12 được lựa chọn 04 nội dung trong 10 nội dung bao gồm: Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện, Kiến trúc; trong đó, ...

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh những gì?

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học ...

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xác định là gì?

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Mục tiêu chính là giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, theo phương thức dạy những kiến ​​thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa đức, trí, thể, mỹ và chú trọng thực hành, để học sinh biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.

Chủ Đề