Chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch

Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch

Chương trình đào Hướng dẫn viên hướng dẫn du khách thăm quan các điểm đến quốc tế và nội địa.

  • Chương trình đào tạo
  • Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch

Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch

TÊN NGHÊ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH [TOUR GUIDE] TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: SƠ CẤP NGÀNH ĐÀO TẠO: DU LỊCH LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: TẬP TRUNG 1.Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung: Đào tạo đội ngũ Hướng dẫn viên hướng dẫn nhóm du khách thăm quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa hoặc khu vực. Họ cung cấp các kiến thức chuyên sâu về các điểm đến của khách du lịch quốc tế và nội địa. Hướng dẫn viên thường được đào tạo tại nơi làm việc, nhưng nhiều người cũng đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, có Chứng chỉ tốt nghiệp hướng dẫn du lịch hoặc Chứng chỉ về du lịch. Ở Việt Nam tất cả các hướng dẫn viên chính thức cần phải có giấy phép chuyên môn để hành nghề và được công nhận bởi chính phủ. Giấy phép Hướng dẫn Tour Quốc tế được cấp bởi Tổng cục Du lịch Việt Nam. Hướng dẫn viên làm việc cho các công ty du lịch và hoặc khách sạn tùy thuộc vào hợp động lao động thời vụ hoặc toàn thời gian. Họ có thể dẫn tour du lịch đi bộ, đi xe ô tô du lịch, du lịch trên thuyền, vườn quốc gia, các tour du lịch di sản, bảo tàng hoặc các điểm khu vực quan tâm khác. Hướng dẫn viên phải có khả năng ghi nhớ những sự kiện lịch sử, ngày tháng và những giai thoại, và sau đó chuyển tiếp thông tin cho du khách. Họ thường phải có khả năng nói tiếng Anh hoặc ngôn ngữ nước ngoài khác, đặc biệt là nếu họ đang dẫn tour du lịch trong nước. Ở Việt Nam, Hướng dẫn chuyên di sản và hướng dẫn tại điểm du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch có trách nhiệm và bền vững và tập trung vào các lĩnh vực du lịch văn hóa, tôn giáo và di sản. Về kiến thức:

  • Hiểu biết tổng quát về nghề Du lịch và tổ chức hoạt động của cơ sở dịch vụ lưu trú, lữ hành.
  • Hiểu biết về vệ sinh các nhân, các nguyên tắc vệ sinh
  • Biết các thuật ngữ nghiệp vụ

Về kỹ năng: sau khi hoàn thành chương trình học viên sẽ thực hiện thành thạo các kỹ năng như sau. Chuẩn bị làm việc

  • Sử dụng bộ đàm và điện thoại
  • Kết thúc ca làm việc.
  • Đối với trình độ sơ cấp bậc 3 trở lên còn có thêm kỹ năng: hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá.

Về thái độ:

  • Yêu nghề, tự hào về nghề nghiệp
  • Chăm sóc khách hàng
  • Chấp hành tốt nội quy, quy định tại nơi làm việc

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Nghề hướng dẫn gồm có các vị trí công việc: Việc làm mới vào nghề: Assistant Guide; Trainee Tour Guide; Trainee Tour Leader; Trainee Local Guide; Trainee Eco-Tour Guide; Trainee Driver Guide; Việc làm trung cấp: Tour Guide; Tour Leader; Local Guide; Eco-Tour Guide; Driver Guide; Resort Representatives; Heritage Specialist Guide; Onsite Tour Guide Việc làm cao cấp: Senior Tour Guide; Tour Leader; Tour Manager; Tour Supervisor

2.Thời gian đào tạo: 240 giờ/chứng chỉ 3.Đối tượng tuyển sinh: người lao động có đủ sức khỏe, trình độ văn hóa phổ thông cơ sở. 4.Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:Thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy ban hành theo quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/05/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. 5.Giấy chứng nhận tốt nghiệp

Chứng chỉ hộ tống Tour bậc 1/5 Chứng chỉ hướng dẫn Tour bậc 2/5 Chứng chỉ hướng dẫn Tour bậc 3/5 Chứng chỉ quản lý hướng dấn Tour bậc 4/5 Chứng chỉ quản lý hướng dẫn Tour bậc 5/5

Các chương trình đào khác

Đào tạo cử nhân đại học ngành Việt Nam học - chuyên ngành Hướng dẫn du lịch có kiến thức và kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các chương trình du lịch và tham gia vào hoạt động quản lý lữ hành tại các doanh nghiệp du lịch.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Để tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

* Về kiến thức:

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

- Am hiểu về các đặc điểm dân tộc, văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, pháp luật của Việt Nam và thế giới.

- Có kiến thức nền tảng của ngành du lịch và kiến thức về tuyến điểm du lịch, tâm lý du khách, thủ tục xuất nhập cảnh và bảo hiểm du lịch, nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.

* Về kỹ năng:

- Có khả năng tổ chức, hướng dẫn các chương trình du lịch trong và ngoài nước; Biết điều phối và phát triển các dịch vụ trong chương trình du lịch phù hợp với thực tế; Nắm rõ và biết hướng dẫn du khách thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các chính sách của địa phương trong quá trình đi du lịch.

- Có kỹ năng tổ chức các chương trình dã ngoại, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt đội nhóm.

- Thực hiện tốt việc tiếp thị, kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành.

- Có khả năng tổ chức, điều hành bộ phận hướng dẫn và tham gia tập huấn, đào tạo hướng dẫn tại các doanh nghiệp lữ hành và các tổ chức có liên quan.

* Về thái độ:

- Có tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức tốt.

- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Có đầy đủ các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết như: tính trung thực, sự tự tin, thái độ phục vụ nhiệt tình, thân thiện, tinh thần ham học hỏi, chí tiến thủ,… nhằm góp phần xây dựng lực lượng lao động mới có phẩm chất và năng lực tốt cho ngành du lịch Việt Nam.

* Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các đơn vị sau: Các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế; Bộ phận lữ hành tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; Các cơ sở đào tạo về du lịch; Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương; Các cơ quan nghiên cứu, quy hoạch, phát triển du lịch.

- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác về lĩnh vực du lịch; Học cao học các ngành có liên quan đến lĩnh vực du lịch, văn hóa và kinh tế du lịch.

* Trình độ ngoại ngữ: Anh văn giao tiếp trình độ TOEIC 500 điểm.

* Trình độ tin học: Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản [theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông].

2. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo toàn khóa học là 4 năm.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Khối lượng kiến thức toàn khóa gồm có 132 tín chỉ các học phần chuyên môn và 13 tín chỉ cho: Giáo dục quốc phòng [8 tín chỉ] và Giáo dục thể chất [5 tín chỉ].

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 40 tín chỉ + Giáo dục quốc phòng [8 tín chỉ] + Giáo dục thể chất [5 tín chỉ]

3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 92 tín chỉ

- Kiến thức cơ sở ngành:

17 tín chỉ

- Kiến thức ngành:

27 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành:

34 tín chỉ

- Thực tập tại doanh nghiệp [giữa khóa 2 tín chỉ, cuối khóa 4 tín chỉ]:

06 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp hoặc học tập tương đương:

08 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh và điều kiện nhập học

4.1. Đối tượng tuyển sinh:

Theo qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh.

4.2. Điều kiện nhập học:

Theo qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

5.1. Qui trình đào tạo:

Thực hiện theo các qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh về đào tạo theo học chế tín chỉ.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp:

- Sinh viên tích lũy đủ 132 tín chỉ theo qui định [Những sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp phải lựa chọn học thêm 8 tín chỉ các học phần thay thế].

- Có chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh TOEIC 500 [Sinh viên tự học và nộp chứng chỉ].

- Có Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản [theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông].

- Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng và các chứng chỉ khác theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Văn hóa TP. HCM.

6. Thang điểm: Theo “Qui chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ” [Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo].

7. Nội dung chương trình:

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

7.1.1. Lý luận chính trị:

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

DDC01

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 1

2

DDC02

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 2

3

DDC03

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

DDC04

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

7.1.2. Các môn Khoa học Xã hội:

STT

Mã học phần

Tên học phần

Tín chỉ

DDC05

Pháp luật Việt Nam đại cương

2

DVH22

Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

DDC13

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

DDC15

Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam

2

7.1.3. Các môn Khoa học Nhân văn – Nghệ thuật:

- Bắt buộc:

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

DDC06

Logic học đại cương

2

DDC07

Tâm lý học

3

DDC08

Xã hội học đại cương

2

DDC09

Mỹ học đại cương

2

DDC10

Lịch sử văn minh thế giới

3

DVH23

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2

DDC14

Dân tộc học đại cương

2

DVH01

Văn hóa học đại cương

2

- Tự chọn [chọn 2/6 tín chỉ]:

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

1.

DDC21

Thống kê cho khoa học xã hội

2

2.

DDC23

Đại cương khoa học quản lý

2

3.

DDC29

Các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Na

2

7.1.4. Ngoại ngữ [nộp chứng chỉ]:

STT

Tên học phần

1

Chứng chỉ TOEIC ≥ 500: sinh viên tự học và nộp chứng chỉ vào cuối khóa học [để xét tốt nghiệp khóa học].

7.1.5. Toán - Tin học - Khoa học Tự nhiên - Công nghệ - Môi trường:

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

1

DDC30

Môi trường và con người

2

2

Đạt chuẩn kỹ năng Tin học ứng dụng theo chương trình Bộ GD&ĐT qui định [Sinh viên tự học và nộp chứng chỉ]

Ngành hướng dẫn viên du lịch cần giỏi môn gì?

Hướng dẫn viên du lịch cần có kiến thức chuyên môn về lịch sử, văn hóa, địa lý cũng như các kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo nhóm. Họ cũng cần có khả năng sắp xếp lịch trình và giải quyết các vấn đề xảy ra trong suốt chuyến du lịch.

Ngành hướng dẫn viên du lịch học những gì?

Khi theo học ngành hướng dẫn viên du lịch các bạn sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức tổng quan liên quan đến ngành du lịch như: Lịch sử, địa lý, văn hoá, khoa học quản lý và tập quán của khách du lịch trong nước, quốc tế. các kiến thức nghiệp vụ du lịch, quản lý, thiết kế tour và quản trị các sự kiện du lịch.

Ngành du lịch khối C lấy bao nhiêu điểm?

Chuyên ngành Du lịch - Văn hóa du lịch có mức điểm chuẩn thấp nhất 24,41 điểm khối D01; D78; D96; A16 và 25,41 điểm đối với khối C00. Dự kiến học phí năm học 2023 - 2024 đối với sinh viên hệ đại học chính quy là 286 nghìn đồng/tín chỉ.

Ngành Quản trị du lịch và lữ hành học bao nhiêu năm?

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại NEU như thế nào? Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ [học kỳ hè].

Chủ Đề