Chứng chỉ An toàn sinh học Pasteur

Ngày 17-1 tại TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ khánh thành Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp độ 3 [BSL-3].

Phòng xét nghiệm này do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA] hỗ trợ với các thiết bị chính như hệ thống điều hòa không khí, hệ thống xử lý nước thải và nồi hấp hai cửa, với tổng giá trị 200 triệu yên [gần 40 tỷ đồng].

Lễ cắt băng khánh thành phòng BSL-3 tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh. [Từ trái sang: Ông Hoàng Quốc Cường - Phó Viện trưởng và ông Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, ông Shimizu Akira - Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, ông Watanabe Nobuhiro -Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, ông Kai Masanori – chuyên gia Dự án]. Ảnh: Quỳnh Anh

Tham gia buổi lễ khánh thành trực tuyến có TS Nguyễn Minh Hằng - Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, GS,TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương [NIHE] và đại diện JICA Tokyo. Có mặt tại hội trường của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh có ông Watanabe Nobuhiro - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, ông Shimizu Akira - Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam và chuyên gia dự án.

Tại lễ khánh thành, ông Hoàng Quốc Cường, Phó Viện trưởngViện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minhgửi lời cám ơn sâu sắc đối với các bên liên quan, đồng thời cho biết: “Phòng xét nghiệm an toàn sinh học được xây dựng từ tháng 6-2021. Trong quá trình xây dựng, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn do tình hình đại dịch Covid-19 cũng như cách ly toàn xã hội, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Bộ Y tế, NIHE, JICA và bên thi công, công trình đã hoàn thiện”.

Theo ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam: “Trước đây, phòng thí nghiệm BSL-3 di động củaViện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minhchưa đủ lớn nên việc xử lý số lượng mẫu bệnh phẩm còn hạn chế. Chúng tôi hy vọng rằng hỗ trợ lần này của JICA sẽ giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa khả năng đối phó với các bệnh truyền nhiễm”.

Ông Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh [trái] và ông Watanabe Nobuhiro -Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh [phải] trong buổi lễ khánh thành phòng BSL-3. Ảnh: Quỳnh Anh

Cho đến nay, Việt Nam đã phải đối mặt với mối đe dọa của nhiều bệnh truyền nhiễm mới như Hội chứng viêm đường hô hấp cấp [SARS] năm 2003 và bệnh cúm gia cầm độc lực cao [H5N1] năm 2004. Với mục tiêu chính là giúp Việt Nam xử lý và đối phó an toàn với các mầm bệnh nguy cơ cao, nguồn vốn hợp tác phát triển chính thức [ODA] của Nhật Bản đã hỗ trợ xây dựng phòng BSL-3 cho NIHE vào năm 2006, phòng thí nghiệm BSL-3 di động tạiViện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm.

Hiện tại trong Dự án “Nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm [giai đoạn 2017-2023]”, ba chuyên gia Nhật Bản đang làm việc với mục tiêu nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm tại NIHE vàViện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh– những cơ quan xét nghiệm chủ chốt tại Việt Nam.

Từ tháng 1-2021, hoạt động đào tạo về vận hành phòng thí nghiệm cho nhân viênViện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minhđã được tiến hành với sự hỗ trợ của NIHE, Viện Quốc gia về Bệnh Truyền nhiễm tại Nhật Bản và ông Miki Hideki - chuyên gia Nhật Bản đang làm việc tạiViện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo JICA, tổ chức này sẽ tiếp tục làm việc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Nhật Bản để hỗ trợ Việt Nam các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

PHƯƠNG MINH

Thực hiện Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về An toàn sinh học cho các phòng xét nghiệm thực hiện xét nghiệm Vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người, Trung tâm đào tạo Viện Pasteur Nha Trang phối hợp cùng với Đại học Phan Châu Trinh tổ chức khai giảng khoá tập huấn “NGUYÊN TẮC VÀ THỰC HÀNH TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM AN TOÀN SINH HỌC CẤP I VÀ CẤP II” nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn về an toàn sinh học cho các cán bộ, nhân viên vào ngày 30/09/2020. Học viên là giảng viên, nhân viên phòng xét nghiệm đang công tác tại các trường đại học, bệnh viện, trung tâm xét nghiệm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh Tây Nguyên.

Tên lớp tập huấn: “Nguyên tắc và thực hành trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I và cấp II”

Thời gian học: Từ 30/09/2020 đến hết ngày 02/10/2020

Địa điểm: Trường Đại học Phan Châu Trinh

Tổng số học viên tham dự chính thức: 34 học viên

An toàn sinh học là điều kiện buộc đối với người làm xét nhiệm tại các đơn vị theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Thủ tướng chính phủ về “Quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm”.

Khóa học đã giúp học viên hiểu được vai trò quan trọng của việc quản lý an toàn sinh học và ATSH trong phòng xét nghiệm đồng thời giúp học viên hiểu biết về các nguy cơ tiềm ẩn trong phòng xét nghiệm, nắm được các bước đánh giá nguy cơ và vận dụng nguyên tắc an toàn sinh học trong đánh giá nguy cơ.

Sau khi lớp học kết thúc, học viên có thêm kiến thức khi làm việc với tác nhân gây bệnh trong PXN, hiểu được sự cần thiết của vệ sinh cá nhân và trang phục bảo hộ khi làm việc với tác nhân gây nhiễm, cách kiểm soát khí dung qua việc sử dụng trang thiết bị an toàn trong phòng xét nghiệm. Bên cạnh đó, khóa học còn giúp học viên biết cách vận hành tốt tủ ATSH, cách xử lý an toàn sau khi làm xét nghiệm, hạn chế phát tán tác nhân gây nhiễm bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.

Khoá tập huấn lần này có 34 học viên tham dự. Cuối khoá học, các học viên được Viện Pasteur Nha Trang cấp chứng chỉ an toàn sinh học cấp II theo quy định

Trong định hướng chiến lược đào tạo y khoa của Đại học Y khoa Phan Châu Trinh là nghiên cứu với ứng dụng lâm sàng. Do đó, Nhà trường đã thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng gen trong Y sinh [Center of Research and Application of Gene in Bio-medicine=CRAGB] và các phòng thí nghiệm trực thuộc. Trung tâm được trang bị đầy đủ các trang thiết bị để có thể thực hiện tất cả các xét nghiệm bằng phương pháp xét nghiệm lâm sàng thế hệ mới. Vì vậy, Trung tâm CRAGB của trường đủ điều kiện và năng lực để tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo liên tục liên quan đến an toàn sinh học, kỹ thuật xét nghiệm vi sinh... cũng như tiếp nhận những dự án nghiên cứu khoa học thuốc lĩnh vực khoa học sức khoẻ.

Video liên quan

Chủ Đề