Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước trong hệ thống khoa học pháp lý

1.      Cơ quan nhà nước:

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà nước phải thiết lập một bộ máy nhà nước gồm những độn quân tách ra khỏi xã hội để chuyên làm nghề quản lý hoặc hầu như chuyên làm nghề ấy. Đội quân ấy được biên chế và được tổ chức rất chặt chẽ thành những cơ quan nhà nước.

Cơ quan nhà nước là một thiết chế quyền lực nhà nước dung để chỉ một người hoặc nhóm người được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có biên chế xác định với đội ngũ công chức được xếp theo ngạch, bậc căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được phân công và năng lực, trình độ thực tế của mỗi người để thực hiện quyền lực nhà nước.

Việc thành lập hay giai thể một cơ quan nhà nước nhất định là xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Số lượng các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và chủ quan của đất nước, năng lực cán bộ và cách nhìn nhận vấn đề từ phượng diện tổ chức.

Quyền lực nhà nước [thẩm quyền] được trao cho mỗi cơ quan là “chất keo” liên kết giữa chúng, là cơ sở để từng cơ quan thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng là tiêu chuẩn để phân biệt cơ quan nhà nước với các cơ quan không phải của nhà nước.

Thẩm quyền của mỗi cơ quan được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng và công khai. Trong phạm vi thẩm quyền được trao, mỗi cơ quan độc lập và chủ động thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Quyền năng của các cơ quan nhà nước thường được biểu hiện trên ba mặt cơ bản là:

Ban hành các văn bản pháp luật [văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt …]; Tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật; Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật.

Những công việc quản lý và chỉ đạo cụ thể đều dựa trên cơ sở của pháp luật và suy cho cùng là bảo đảm cho mọi hoạt động trong xã hội ổn định và được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật.

Để thực hiện được việc quản lý toàn diện, thống nhất mọi mặt đời sống xã hội, hệ thống cơ quan nhà nước thường được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

2.      Bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

Muốn tổ chức và hoạt động có hiệu quả, bộ máy nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, chứ không thể tùy tiện được. Mỗi bộ máy, mỗi cơ quan nhà nước có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác nhau xuất phát từ bản chất của nhà nước, vị trí, tính chất của cơ quan nhà nước, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và các yếu tố như truyền thống dân tộc, điều kiện tự nhiên và xã hội, …của mỗi nước trong từng thời kỳ cụ thể. Khi nhu cầu khách quan của xã hội và những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… thay đổi thì bộ máy nhà nước cũng phải có những cải cách hoặc đổi mới tương ứng.

Bộ máy nhà nước hình thành từ sơ khai đến hoàn thiện, từ ít nhận viên tới nhiều nhân viên, từ ít cơ quan đến nhiều cơ quan, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động ngày càng hoàn thiện, khoa học, dân chủ và hiệu quả. Sự phát triển các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào sự phát triển các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

Tính chuyên môn hóa ngày càng cao đòi hỏi sự chia tách của các cơ quan nhà nước ngày càng nhiều, cũng vì thế sự phối hợp giữa chúng ngày càng phức tạp và trở nên quan trọng hơn. Trong nhiều trường hợp, một cơ quan nhà nước không thể tự mình giải quyết trọn vẹn một công việc nào đó của nhà nước [chẳng hạn, Tòa án không thể xét xử được nếu thiếu sự phối hợp hoạt động của Cơ quan điều tra, giám định …].

Việc tổ chức và quản lý đối với cán bộ, công chức trong bộ máy ngày càng chặt chẽ và khoa học hơn dẫn đến năng suất lao động quản lý cao hơn, nhất là khi các thành tựu về khoa học – công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Tất cả những điều đó càng làm cho bộ máy hoạt động có hiệu quả cao hơn, có khả năng giải quyết được nhiều công việc to lớn hơn.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp …Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của xã hội và của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao.

Các nhà nước hiện nay đều mong muốn và hướng đến một bộ máy đơn giản, gọn nhẹ ít tốn kém, nhưng hoạt động có hiệu quả cao để thực thi những chức năng nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Muốn vậy, các nhà nước phải thường xuyên nghiên cứu để tinh giản biên chế; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức; đổi mới các nguyên tắc tổ chức và hoạt động sao cho phù hợp; giảm bớt các thủ tục không cần thiết; ứng dụng nhiều hơn khoa học – công nghệ vào lĩnh vực hoạt động nhà nước.

3.      Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước:

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại các cơ quan của bộ máy nhà nước. Dưới đây là một số các phân chia:

-         Căn cứ vào chức năng thực hiện quyền lực nhà nước thì các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

-         Căn cứ vào trình tự thành lập, các cơ quan nhà nước có thể được chia thành các cơ quan do dân trực tiếp bầu ra và các cơ quan không do dân trực tiếp bầu ra.

-         Căn cứ vào tính chất thẩm quyền, các cơ quan nhà nước có thể chia thành các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm quyền riêng. Loại cơ quan thứ nhất có quyền xem xét và quyết định bất cứ vấn đề gì để bảo đảm lợi ích xã hội. Loại cơ quan thứ hai chỉ có thẩm quyền xem xét và quyết định những vấn đề trong một phạm vi nhất định của đời sống xã hội.

-         Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền theo lãnh thổ, các cơ quan nhà nước được chia thành các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở các địa phương. Các cơ quan trung ương có thẩm quyền bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Các cơ quan địa phương chỉ có thẩm quyền trong giới hạn của địa phương mình.

-         Căn cứ vào thời hạn thực quyền có thể chia thành các cơ quan hoạt động thường xuyên và các cơ quan lâm thời.

-         Căn cứ vào tính chất, chức năng, trình tự thành lập có thể chia các cơ quan nhà nước thành các cơ quan quyền lực nhà nước; Nguyên thủ quốc gia; các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan xét xử; các cơ quan kiểm sát.

Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.

Luật gia Nguyễn Thị Mai – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900.6198

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập: Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Bộ máy nhà nước là gì?

Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước bằng hình thức, phương pháp đặc thù.

Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.

Tìm hiểu thêm: Xử lý hành chính

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có quyền lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng của đất nước, quyền giám sát tối cao.

Quốc hội là cơ quan nhà nước do nhân dân cả nước bầu ra, có nhiệm kỳ là 05 năm.

Hoạt động của Quốc hội thông qua kỳ họp là chủ yếu. Quốc hội họp mỗi năm 02 lần, trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập kỳ họp bất thường.

Cơ cấu: Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban.

Ủy ban thường vụ quốc hội

Là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Cơ cấu: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên.

Nhiệm vụ, quyền hạn: [1] Tổ chức, chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội; [2] Công bố và chủ trì đại biểu Quốc hội; [3] Điều hành và phối hợp hoạt động của các Hội đồng và ủy ban; [4] Hướng dẫn và tạo điều kiện đại biểu Quốc Hội hoạt động; [5] Thay mặt Quốc hội trong hoạt động đối ngoại; [6] Giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cơ quan nhà nước; [7] Ban hành pháp luật, Nghị quyết trong phạm vi vấn đề được giao; [8] Thay mặt Quốc hội, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Quốc hội trong thời gian giữa 2 kỳ họp

Hội đồng dân tộc

Do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội.

Cơ cấu: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên.

Nhiệm vụ, quyền hạn: [1] Nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội những vấn đề dân tộc; [2] Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc và chinh sách phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; [3] Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham gia phiên họp Ủy ban thường vụ quốc hội bàn về chính sách dân tộc, được Chính phủ tham khảo ý kiến khi thực hiện chính sách dân tộc; [4] Hội đồng dân tộc còn có quyền hạn như ủy ban.

Các Uỷ ban [7 ủy ban]

Do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội.

Gồm: [1] Ủy ban pháp luật, [2] Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường, [3] Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, [4] Ủy ban quốc phòng và an ninh, [5] Ủy ban đối ngoại, [6] Ủy ban các vấn đề xã hội, [7] Ủy ban kinh tế ngân sách.

Cơ cấu: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên. Được bầu trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa.

Nhiệm vụ, quyền hạn: [1] Thẩm tra dự án luật, báo cáo được Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội giao; [2] Trình dự án luật, pháp lệnh; [3] Thực hiện quyền giám sát trong phạm vi luật định; [4] Kiến nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của UB.

Xem thêm: Biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là nguyên thủ Quốc gia, được bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo giới thiệu của Ủy ban thường vụ quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ Quốc hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

[1] Nhóm quyền hạn liên quan đến hoạt động đối nội, đối ngoại. Ví dụ: cử đại sứ, triệu hồi đại sứ, tiếp nhận đại sứ.

[2] Nhóm quyền hạn liên quan đến sự phối hợp các thiết chế nhà nước trong việc thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ví dụ: Trình dự án luật, kiến nghị sửa đổi luật.

[3] Bổ nhiệm thẩm phán, đề nghị Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

[4] Tham gia thành lập Chính phủ.

[5] Ban hành luật, Quyết định thực hiện quyền hạn của mình.

Chủ tịch nước là biểu tượng cho sự ổn định, bền vững và thống nhất của quốc gia, thay mặt nhà nước trong hoạt động đối nội, đối ngoại.

Ủy ban quốc phòng và an ninh là cơ quan thuộc chủ tịch nước, do chủ tịch nước làm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên do Quốc hội phê chuẩn trên cơ sở đề nghị của chủ tịch nước. Ủy ban có quyền huy động toàn bộ lực lượng và khả năng nước nhà để bảo vệ tổ quốc.

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hôi, báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước. Gồm: Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác thuộc chính phủ.

Nhiệm vụ, quyền hạn: [1] Thống nhất quản lý mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại; [2] Tổ chức thực hiện và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật trên phạm vi toàn quốc; [3] Bảo đảm tính hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương; [4] Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Cơ cấu: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Trong đó:

Bộ trưởng và thành viên Chính phủ thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc lĩnh vực, ngành mình phụ trách.

Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên chính phủ ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện những văn bản đó trên toàn quốc.

Bộ trưởng và thành viên Chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, Thủ tướng về lĩnh vực ngành mình.

Quan tâm: Dịch vụ Luật sư riêng cho cá nhân, hộ gia đình

Chính quyền địa phương

Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân [HĐND] là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.

HĐND là một mắt xích quan trọng trong mối liên hệ cơ quan nhà nước với nhân dân địa phương.

Gồm: [1] Thường trực HĐND do HĐND thành lập [chỉ từ cấp huyện trở lên]; [2] Các ban thuộc HĐND: giúp nghiên cứu, thẩm tra trước báo cáo, nghị quyết[ dự thảo]; giúp thực hiện Nghị quyết; vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết.

Trên cơ sở Hiến pháp, HĐND ra quyết định về việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, đường lối thực hiện chính sách kinh tế- xã hội của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.

Hội đồng nhân dân hoạt động thông qua kỳ họp và tổ chức kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban nhân dân

Là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính cấp trên.

Trong UBND có các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hành pháp thuộc UBND và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên [sở, phòng, ban].

Nhiệm vụ: [1] Quản lý mọi mặt của đời sống xã hộ ở địa phương; [2] Thực hiện văn bản cơ quan hành chính cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Tòa án

Là cơ quan xét xử đảm bảo tính pháp chế, công bằng, duy trì trật tự pháp luật và ổn định xã hội.

Gồm: [1] Tòa án nhân dân tối cao; [2] Các tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; [3] Các tòa án nhân dân huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; [4] Tòa án quân sự trung ương; [5] Các tòa án quân sự quân khu; [6] Các tòa án quân sự khu vực.

Nguyên tắc: [1] Công khai trong xét xử; [2] Xét xử có hội thẩm nhân dân; [3] Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, tuân theo pháp luật; [4] Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật; [5] Công dân có quyền dùng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình; [6] Bảo đảm quyền bào chữa; [7] Xét xử tập thể và quyết định theo đa số; [8] Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo giới thiệu của chủ tịch nước; [9] Tòa án chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp; [10] Chánh án tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội.

Viện kiểm sát

Là cơ quan thực hiện chức năng công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cơ quan nhà nước.

 Gồm: [1] VKS nhân dân tối cao; [2] VKS nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; [3] VKS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; [4] Các VKS quân sự.

Nguyên tắc: [1] Tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành; [2] Độc lập với cơ quan nhà nước ở địa phương; [3] Viện trưởng do Quốc hội bầu theo giới thiệu của Chủ tịch nước; Có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên khác; [4] Hoạt động theo chế độ thủ trưởng.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan tại đây!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề