Chủ nghĩa duy vật biện chứng được c.mác và ăngghen xây dựng vào thời gian nào?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng. Vậy chủ nghĩa duy vật biện chứng được sáng lập vào thời gian nào là băn khoăn của rất nhiều độc giả.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng [Hay còn được gọi là Phương pháp duy vật biện chứng] là một bộ phận của học thuyết do  Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là chủ nghĩa duy vật ghép với phép biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

Đặc trưng của chủ nghĩa duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.

Chủ nghĩa duy vật đã trải qua hàng nghìn năm phát triển, vậy chủ nghĩa duy vật biện chứng được sáng lập vào thời gian nào? Có thể thấy chủ nghĩa duy vật phát sinh ngay từ thời kỳ cổ đại từ chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại đến chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại [các nước Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII] và sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.

Chủ nghĩa duy vật cổ đại: Tư tưởng về chủ nghĩa duy vật thời kỳ này thường mang tính trực giác là chủ yếu, chưa mang tính nghiên cứu khoa học cao bởi thời kỳ đó chưa có sự xuất hiện của công nghệ nên sự nghiên cứu của con người về các sự vật, hiện tượng thời kỳ đó chỉ mang tính trực giác và suy đoán. Những nhà triết học duy vật thời ký này thường phát triển các quan điểm khác biệt với các trường phái triết học sau này, ví dụ như chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo…

Chủ nghĩa duy vật cận đại: Bắt đầu từ thời kỳ phục hung cho đến thế kỷ XVIII, thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được gọi là chủ nghĩa siêu hình. Tuy phổ biến vẫn là chủ nghĩa duy vật bằng trực giác nhưng thời kỳ này, các nhà triết học đã dựa váo khá nhiều phương pháp thực nghiệm mà không còn mang nặng tính chủ quan và trực giác như trước nữa.

Phép biện chứng duy vật

Ăng ghen định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Bên cạnh đó, các nhà triết học nêu định nghĩa về phép biện chứng duy vật dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăng ghen cho rằng: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”. Hay khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin định nghĩa phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng.

Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Đây là sự khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng trong các thời kỳ trước học trước đây.

Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan [duy vật biện chứng] và phương pháp luận [biện chứng duy vật]. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Lịch sử hình thành phép duy vật biện chứng

Cũng như chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng cũng xuất hiện từ thời cổ đại.

Phép biện chứng thời kỳ cổ đại: Phép biện chứng cổ đại được hình thành và phát triển từ tư tưởng của triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại.

Phép biện chứng thời kỳ cận đại: Từ thời kỳ phục hưng cho đến khoảng thế kỷ XVIII, phép biện chứng lúc này không được thể hiện một cách rõ rang, trù triết học cổ điển của Đức và Hegel, nhưng với các nhà triết học này thì tư tưởng về phép biện chứng chủ yếu dựa trên quan điểm duy tâm. Sau này, Karl Marx còn đưa ra nhận xét về tư tưởng của Hegel là “phép biện chứng lộn sâu xuống đất”.

Như vậy, bạn đọc đã có được các thông tin cơ bản liên quan đến chủ nghĩa duy vật biện chứng được sáng lập vào thời gian nào? Chúng tôi mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề