Cho thai nhi nghe nhạc âm lượng bao nhiêu năm 2024

Nghe nhạc trong khi mang thai,thai nhi có thể nghe thấy những rung động và sẽ bắt đầu phải ứng lại một cách tương tự. Em bé của bạn cũng có thể đang cố gắng chuyển động đồng bộ với nhưng rung động. Điều này giúp thai nhi cải thiện các phản xạ, phản ứng và cả những chuyển động chung.

Cải thiện giác quan thính giác của thai nhi

Cho em bé nghe nhạc giúp phát triển thính giác

Khi bạn nghe nhạc bằng tai nghe, thính giác của bé sẽ tăng cường đáng kể. Thai nhi có thể không thể hiểu được trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bé vẫn sẽ cố gắng tập trung vào âm thanh.

Vận động như bài hát ru êm dịu sau sinh

Em bé của bạn có thể nhớ được âm nhạc và những âm thanh mà bạn đã nghe khi mang thai. Nếu bạn nghe những bài hát êm dịu khi mang thai, có thể ngay cả sau sinh em bé vẫn sẽ nhớ chúng. Điều này đồng nghĩa rằng bạn có thể dùng một bản nhạc tương tự để làm dịu bé con của bạn sau sinh. Em bé của bạn có thể nhận ra âm thanh và nó sẽ giúp bé thư giãn và làm dịu ngay tức thời.

Định hình tính cách chung của bé

Thể loại nhạc bạn nghe trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tính cách chung của bé. Nếu bạn nghe những âm thanh êm dịu và nhạc nhẹ nhàng, bé có thể phát triển thành một người điềm tĩnh. Mặt khác, nếu bạn nghe nhạc quá to và chói tai, nó có thể dẫn đến tính cách hung hăng và lo âu của bé.

Làm sao để biết thai nhi có nghe nhạc không?

Đã có những trường hợp bạn nghe rất nhiều nhạc trong khi mang thai nhưng thai nhi sẽ không thể nghe được. Do đó, để chắc chắn bạn hãy mở nhạc qua tai nghe và đặt lên bụng.

Làm sao để biết thai nhi có nghe nhạc hay không ?

Nên cho bé nghe nhạc trong bao lâu?

Tương tự các vấn đề khác trong thai kỳ, không nên lạm dụng âm nhạc quá mức. Bạn có thể cho bé nghe nhạc gián tiếp bằng mở loa ngoài với âm lượng vừa phải.

Nếu bạn muốn nghe nhạc qua tai nghe hoặc đặt trực tiếp tai nghe lên bụng, hãy đảm bảo rằng thời gian nghe nhạc không quá 2 giờ mỗi ngày. Mỗi lần nghe cách nhau vài giờ. Điều này đảm bảo thai nhi có thể thư giãn trong một khoảng thời gian nhất định thay vì phải phản ứng liên tục với các nhịp điệu.

Nghe nhạc không đúng cách có thể gây hại cho thai nhi

Bất kỳ việc gì quá lạm dụng cũng có hai mặt của nó. Việc cho thai nhi nghe nhạc cũng vậy. Những hành động này tưởng sẽ tốt cho thai nhi mà lại tác động tiêu cực đến bé:

Mẹ cố gắng nghe nhạc nhiều vì nghĩ rằng sẽ kích thích não bộ thai nhi

Mẹ cần biết, chỉ khi mẹ thoải mái trong việc nghe nhạc thì não mẹ mới tiết ra Endorphins giúp thai nhi phát triển. Khi mẹ cảm thấy việc này quá nhàm chán và bắt ép bản thân phải nghe thì tác dụng nghe nhạc giờ đây đã không còn. Hơn thế nữa, nó còn phản tác dụng. Hậu quả là sẽ ức chế tiết Endorphins ở mẹ dẫn đến thai nhi cũng bị ức chế tiết Endorphins. Hiện tượng này hoàn toàn không tốt chút nào

Mở âm lượng thật to vì sợ con không nghe thấy

Môi trường nước dẫn âm khá tốt. Vì vậy, nước ối sẽ là môi trường vô cùng lý tưởng cho việc truyền âm. Mẹ chỉ cần bật âm lượng vừa đủ là bé cũng cảm nhận được.

Khi mẹ mở âm lượng quá lớn, bé sẽ cảm thấy không thoải mái vì bị loạn nhịp sinh học. Mức độ nghe nhạc lý tưởng là 2 lần một ngày vào buổi sáng và tối với những thể loại nhạc khác nhau.

Âm thanh lớn ảnh hưởng đến thai nhi

Bé ghét những âm thanh gì khi ở trong bụng mẹ

Nghe nhạc khiến bé cảm thấy thoải mái và thích thú. Tuy nhiên những bản âm nhạc “ngoại lai” sẽ khiến bé chẳng thể thích được:

  • Tiếng máy móc ồn ào: Các tiêng như tiếng máy khoan, coi xe inh ỏi, tiếng búa đập, máy cắt, máy nổ … là loại âm thanh bé cảm thấy không thoải mái. Những âm thanh này sẽ tác động không tốt đến thai nhi. Ban đầu, chúng sẽ chỉ gây khó chịu cho thai nhi. Sau đó chúng sẽ tác động đến các bộ phận: tai, hệ thần kinh trung ương ….
  • Tiếng la hét, cãi lộn: Những âm thanh này cũng không khác gì tiếng máy móc ồn ào chút nào. Chỉ khác là âm thanh này do con người trực tiếp tạo ra mà thôi. Nó khiến bé bị giật mình khi đang ngủ. Thai nhi sẽ cảm nhận rõ sự mệt mỏi, uất ức hay phẫn nộ từ chính mẹ mình.
  • Những âm thanh ồn ào, náo nhiệt: Những âm thanh ồn ào như vũ trường mẹ nên từ chối đến gần vì nơi này hỗn tạp âm thanh khiến bé không biết định hướng theo loại nhạc nào. Sự khó chịu và mệt mỏi khiến bé chỉ muốn thật nhanh rời khỏi nơi này.
  • Tiếng gào khóc, rên rỉ: Đây chắc chắn không phải là không gian mẹ nên ở lâu. Mẹ càng hạn chế tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực sẽ càng tốt cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bất khả kháng thì việc tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực là điều không thể tránh khỏi. Mẹ hãy cố gắng không để những âm thanh này ảnh hưởng đến tâm lý của mình

Những lưu ý khi cho thai nhi nghe nhạc

  • Dùng tai nghe cho thai nhi nghe nhạc cần chú ý âm lượng: Như đã phân tích ở trên, môi trường nước truyền âm rất tốt, vì vậy, mẹ chỉ cần mở âm lượng vừa đủ như mẹ nghe là thai nhi cũng có thể nghe được. Không nhất thiết phải mở quá lớn vì sợ thai nhi không nghe được nha mẹ. Những mẹ có kinh nghiệm cho con nghe nhạc thường chia sẻ rằng nhạc cổ điển giúp thai nhi chuyển động đều hơn và lớn nhanh hơn. Những bản nhạc của nhà thờ cũng tác động rất tốt đến thia nhi. Mẹ nên tránh những bản nhạc bốc lửa, âm thanh chát chúa sẽ khiến thai nhi giật mình.

Nên cho thai nhi nghe nhạc trong bao lâu?

Hợp lí nhất là mẹ có thể cho bé trong bụng nghe nhạc khoảng 20 phút/lần, mỗi ngày từ 2–3 lần hoặc tối đa 1 giờ mỗi ngày. Đừng cho bé nghe nhiều hơn thời lượng nói trên. Tiếp xúc với âm nhạc quá nhiều có thể kích thích bé quá mức.

Khi nào bắt đầu cho thai nhi nghe nhạc?

Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, bố mẹ có thể bắt đầu thực hiện thai giáo cho con bằng các hoạt động đơn giản như cho bé nghe nhạc hoặc xoa bụng. Khi thính giác của bé đã phát triển đầy đủ ở tuần thứ 20 thì việc kích thích thính giác cho bé vô cùng có lợi.

Phụ nữ mang thai nên nghe nhạc gì?

Mẹ có thể cho con nghe nhiều loại nhạc khác nhau như: nhạc cổ điển, không lời, jazz, pop chậm,... Tuy nhiên, chúng cần đảm bảo một yêu cầu chung là không có sự thay đổi quá nhiều về giai điệu bởi sẽ khiến em bé trong bụng giật mình. Một số bản nhạc kinh điển của Beethoven hay Mozart có thể là sự lựa chọn tốt.

Thai nhi nghe được âm thanh bao nhiêu ĐB?

Khoảng 24 đến 25 tuần tuổi thai, thai nhi có thể nghe thấy giọng nói và giọng hát nhẹ nhàng của mẹ. Những âm thanh này có cường độ khoảng 30-40 decibel, giống như tiếng thì thầm bên tai và sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thính giác của thai nhi .

Chủ Đề