Chiến lược trồng 5 triệu ha rừng vào năm nào

Chiều 25/11, với tỷ lệ 91,6% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, được triển khai từ năm 1997-2010.

[Ảnh minh hoạ]

Theo đó, Quốc hội ghi nhận Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết số 08/1997/QH10 và các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được điều chỉnh theo Nghị quyết số 73/2006/QH11.

Trước đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết trong quá trình thực hiện Dự án, độ che phủ rừng của nước ta đã tăng từ 32% lên 39,5% [mục tiêu là 40%], một tỷ lệ tương đối cao, trong khi tỷ lệ này ở nhiều nước trên thế giới có phần giảm đi.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp [chưa tính giá trị của công nghiệp chế biến gỗ] tăng từ 2.610 tỷ đồng [năm 2005] lên 7.365 tỷ đồng [năm 2010]; kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng từ 236,1 triệu USD [năm 1998] lên 3,55 tỷ USD [năm 2010], tăng cường việc làm, tăng thu nhập cho hàng triêụ lao động tham gia Dự án [người dân có thu nhập từ 6- 10 triệu đồng/ha/năm],…

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng nhìn nhận một số mặt chưa làm được của Dự án như đời sống người dân chưa được cải thiện rõ nét, nhiều người vẫn chưa thể sống hoàn toàn bằng nghề rừng….

Đồng ý kết thúc Dự án 5 triệu ha rừng, Quốc hội giao Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 10 năm tới theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia và hàng năm báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện.

Đồng thời, Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như khẩn trương hoàn thành quyết toán và kiểm toán Dự án; bảo vệ diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ và nâng cao chất lượng rừng; bảo đảm kinh phí cho việc bảo vệ, phát triển rừng; ổn định quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; đổi mới mô hình quản lý rừng theo chức năng từng loại rừng; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong tạo giống, quản lý, khai thác và chế biến lâm sản để gia tăng giá trị rừng; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật cũng như tăng cường tuyên truyền, kiểm tra việc bảo vệ và phát triển rừng, xác định giá trị rừng./.

Như vậy, phần lớn các dự án do các khu KTQP, nông lâm trường quân đội, trường bắn và căn cứ quân sự là có diện tích tương đối lớn từ 5.000 ha - 30.000 ha, còn lại là các dự án vừa và nhỏ. Các dự án đang triển khai là rừng phòng hộ đầu nguồn, tập trung ở những vùng xung yếu và rất xung yếu. Vì vậy, việc Quân đội tham gia thực hiện dự án trồng rừng theo Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Nhà nước là rất cần thiết và cũng là một đầu mối tham gia tích cực, với số lượng các dự án lớn.

Năm 1998, khi bắt đầu thực hiện Quyết định 661 của Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã chuyển đổi các dự án từ Chương trình 327 sang Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Kể từ đó các dự án đã được thay đổi theo mục tiêu, nhiệm vụ Chính phủ đã đề ra trong Quyết định 661, là đến năm 2010 cả nước sẽ trồng được 5 triệu ha rừng, trong đó 2 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng, 3 triệu ha rừng sản xuất và tăng độ che phủ của rừng lên 43%. Mục tiêu của Chương trình 327 là nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thì đã chuyển sang vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa phải bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng của rừng, như trồng các loại cây bản địa, cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

Quân đội tham gia Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức, chỉ huy sẵn có, lực lượng lao động dồi dào và có sức khỏe, cho nên việc quản lý, tổ chức thực hiện việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng hằng năm nhiều thuận lợi. Từ chủ đầu tư đến cơ quan chủ quản là một hệ thống tổ chức của quân đội, như Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng... đã góp phần giúp Ban chỉ đạo của Bộ Quốc phòng giám sát chặt chẽ các chủ đầu tư thực hiện các dự án nghiêm túc và có hiệu quả.

Trong các năm qua, hệ thống tổ chức này đã đóng góp rất lớn vào kết quả tham gia thực hiện Chương trình 661 của Quân đội. Ở đâu, ở cấp nào mà Ðảng ủy, chỉ huy theo dõi sát sao, quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ, thì ở đó các dự án đạt kết quả tốt, không để xảy ra các sai sót lớn. Hằng năm, nhiều đơn vị cấp trên của chủ đầu tư đã ứng vốn trước cho các đơn vị vay để chuẩn bị gieo ươm cây giống kịp thời vụ, như Quân khu 4, Quân đoàn 2... Ngoài ra còn giúp các chủ đầu tư huy động lực lượng lao động trong những lúc nhàn rỗi để thực hiện các công việc của dự án mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ huấn luyện quân sự của đơn vị.

Ðược Bộ Quốc phòng đặc biệt quan tâm và chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi, các Ban quản lý dự án và các đơn vị hợp đồng thực hiện dự án đạt kết quả cao, đúng mục tiêu của chương trình. Qua 12 năm [1999-2010] tham gia thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Quân đội đã và đang thực hiện 62 dự án. Trong đó có 25 dự án đã kết thúc. Trồng mới và chăm sóc 34.386 ha; bảo vệ 195.284 lượt ha; khoanh nuôi tái sinh 21.350 lượt ha; xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng và bảo vệ rừng, như: đường lâm sinh, chòi canh lửa, bảng biển báo, nội quy, đường ranh cản lửa... Với kết quả thực hiện các dự án trong những năm qua, Bộ Quốc phòng khẳng định việc quân đội tham gia dự án trồng mới 5 triệu ha rừng nói riêng và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung đã đạt hiệu quả cao. Ðã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN và PTNT], Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Kiểm toán Nhà nước kiểm tra và đánh giá đạt kết quả tốt. Các khu rừng trồng mới các dự án đều thực hiện đủ diện tích, mật độ, cơ cấu cây trồng và dự toán theo thiết kế kỹ thuật [TKKT] đã được phê duyệt và được Sở NN và PTNT, Kho bạc Nhà nước các địa phương tiến hành nghiệm thu theo từng giai đoạn. Vì vậy, rừng bảo đảm tỷ lệ cây sống cao [hơn 85%]. Những diện tích rừng trồng kém chất lượng có tỷ lệ sống dưới 85% thì đều phải tiến hành trồng dặm hoặc mất nhiều thì phải tiến hành trồng lại thì mới được nghiệm thu thanh toán. Ðối với diện tích rừng chăm sóc và bảo vệ, chủ đầu tư cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, định mức do Bộ NN và PTNT ban hành. Vì vậy, những diện tích rừng này luôn được chăm sóc bảo vệ, không bị chặt phá hoặc trâu bò vào phá hoại và nhất là tình trạng cháy rừng được hạn chế rất nhiều.

Qua quá trình thực hiện Dự án 661, các chủ dự án trong Quân đội cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, bao gồm từ bước xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án đến thẩm định, phê duyệt TKKT - DT. Các dự án do Quân đội quản lý nhìn chung thực hiện có hiệu quả, vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, đúng các nội dung đã được thẩm định và phê duyệt. Vốn đầu tư hằng năm chủ yếu dành cho nhiệm vụ trồng mới, chăm sóc và khoanh nuôi bảo vệ rừng, đã thực hiện hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao hằng năm. Một số đơn vị thực hiện vượt mức kế hoạch, như Ðoàn KTQP 338/Quân khu 1, Ðoàn KTQP 327/Quân khu 3, Biên phòng Quảng Ninh... Phần lớn các dự án bảo đảm chất lượng rừng trồng theo thiết kế được ngành lâm nghiệp địa phương thẩm định và Bộ Quốc phòng phê duyệt, đúng các quy định của Nhà nước về Chương trình 661, bảo đảm tỷ lệ cây gỗ lớn có chu kỳ dài, cây bản địa như thông, lát, trám, sao, dầu, lim, muồng đen... từ 400 - 600 cây/ha. Các đơn vị đạt kết quả tốt như Biên phòng Quảng Ninh, Biên phòng Lạng Sơn, Ðoàn KTQP 327/Quân khu 3, Ðoàn KTQP 338/Quân khu 1, dự án Nghi Xuân/Quân khu 4, Ðoàn KTQP Khe Sanh/Quân khu 4, Trường bắn TB1/Quân đoàn 2... Ðịnh kỳ hằng năm các đoàn Kiểm toán Nhà nước, các đoàn kiểm tra của Bộ NN và PTNT và của Bộ Quốc phòng đi kiểm tra đều đánh giá cao hiệu quả thực hiện các dự án của Quân đội. Nhìn tổng quát, Quân đội thực hiện Chương trình 661 có hiệu quả và đạt được nhiều mục tiêu cả về kinh tế và quốc phòng, an ninh, vừa góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất, nâng cao tác dụng phòng hộ, cải tạo môi trường sinh thái, vừa giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ, chiến sĩ lúc nhàn rỗi, đặc biệt là đã tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng dự án, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.

Các dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm 2010 sẽ kết thúc. Do vậy từ năm 2011 trở đi, những diện tích rừng đã trồng vẫn phải chăm sóc, bảo vệ. Vì vậy, Bộ Quốc phòng kiến nghị sau Chương trình 661 nên chuyển thành Chương trình mục tiêu quốc gia và đề nghị Chính phủ tiếp tục bố trí vốn để chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng đã trồng.

Chủ Đề