Chạy sponsor facebook là gì

Bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram và Audience Network với mức ngân sách bất kỳ. Một số người chi tiêu cho cà phê mỗi ngày nhiều hơn số tiền họ chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo. Chi phí chính xác liên quan đến việc quảng cáo của bạn được hiển thị cho một người nào đó được xác định trong quy trình đấu giá quảng cáo. Tìm hiểu cơ chế định giá quảng cáo và cách thiết lập ngân sách phù hợp với bạn.

Cách phổ biến nhất để mua quảng cáo cho Facebook, Instagram và Audience Network là thông qua Trình quản lý quảng cáo - công cụ quản lý quảng cáo của chúng tôi. Bạn mua quảng cáo bằng cách tạo quảng cáo và gửi đến quy trình đấu giá quảng cáo của chúng tôi.

Bạn thiết lập ngân sách và giá thầu. Chúng tôi sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn mức tối đa của bạn.

Quảng cáo sẽ được hiển thị cho những người có khả năng quan tâm để bạn có thể thu được kết quả.

Bạn chọn mục tiêu - lượt hiển thị, lượt chuyển đổi - và chỉ thanh toán cho các mục tiêu đó.

Tạo quảng cáo một cách dễ dàng bằng Trình quản lý quảng cáo

Chạy sponsor facebook là gì

Quy trình đấu giá quảng cáo sẽ xác định quảng cáo nào nên được hiển thị cho người nào. Với thông tin bạn cung cấp trong quá trình tạo quảng cáo, quy trình đấu giá sẽ hiển thị quảng cáo cho những người có khả năng quan tâm nhất - với mức giá bạn đặt giá thầu hoặc thấp hơn chứ không bao giờ cao hơn.

Trong quá trình tạo quảng cáo, bạn đặt các thông số mà quy trình đấu giá sẽ sử dụng để phân phối quảng cáo cho mọi người, bao gồm:

Bạn thiết lập ngân sách quảng cáo - tổng số tiền bạn muốn chi tiêu hàng ngày hoặc trong suốt chiến dịch - và có thể chỉnh sửa bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể đặt giá thầu - số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng thanh toán khi ai đó xem quảng cáo hoặc thực hiện hành động bạn muốn.

Bạn cũng có thể chọn người mà bạn muốn cho xem quảng cáo. Bạn có thể sử dụng thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính và thành phố hiện tại hoặc những điều như sở thích, thiết bị hoặc hành động trước đây để kết nối với mọi người.

Cuối cùng, bạn quyết định giao diện của quảng cáo. Bạn có thể sử dụng văn bản, hình ảnh và video để thu hút sự chú ý của mọi người. Sau khi bạn tạo, quảng cáo sẽ chuyển sang quy trình đấu giá quảng cáo để bắt đầu hiển thị cho mọi người.

Hãy tìm hiểu thêm về cách hoạt động của quy trình đấu giá quảng cáo trong Trung tâm trợ giúp nhà quảng cáo.

Chạy sponsor facebook là gì

Cách mua tiếp cận và tần suất

Kiểm soát chặt chẽ chi phí chiến dịch của bạn.

Chạy sponsor facebook là gì

Đối với những chiến dịch quảng cáo nhắm tới hơn 200.000 người, bạn có thể kiểm soát và dự đoán việc phân phối quảng cáo ở mức giá cố định bằng cách mua tiếp cận và tần suất. Chọn số người sẽ thấy quảng cáo của bạn, tần suất và thậm chí là thứ tự hiển thị quảng cáo, rồi lên kế hoạch trước đến 6 tháng với các chi tiết đó.

Bạn cũng sẽ biết số tiền mình cần chi tiêu. Cách mua tiếp cận và tần suất cho biết chính xác ngân sách bạn cần để tiếp cận đối tượng dự kiến. Sau khi thiết lập quảng cáo, phương pháp này sẽ phân phối quảng cáo ở mức giá bạn đặt trước.

Với cách mua Điểm xếp hạng mục tiêu (TRP), nhà quảng cáo có thể mua quảng cáo trên Facebook, Instagram và Audience Network như khi mua quảng cáo trên TV. Cách mua TRP cho phép bạn lập kế hoạch, mua và xem báo cáo về các chiến dịch video trên Facebook theo cách làm với TV và các kênh video online khác.

Hãy tìm hiểu thêm về cơ chế vận hành của cách mua TRP trên Facebook trong Trung tâm trợ giúp nhà quảng cáo.

Thời gian rồi có khá nhiều bạn bè hỏi mình một số vấn đề về Facebook và Facebook Marketing, sau một hồi nói chuyện linh tinh một số vấn đề về tư duy, chiến lược abcxyz…, khi mình nói đến phần Facebook Ads & Sponsored Stories thì thấy các bạn tỏ ra e dè: “Quảng cáo Facebook không hiệu quả”, “Quảng cáo Facebook tốn chi phí”…

Mình xin phép cam đoan với các bạn “Các hình thức quảng cáo trả phí trên Facebook cực kỳ hiệu quả”, nhưng nó chỉ hiệu quả với điều kiện các bạn phải hiểu rõ bản chất của các hình thức quảng cáo Facebook và đặt mục tiệu cụ thể cho nó.

Hiện tại trên Facebook có 2 hình thức quảng cáo chính:

Facebook Ads

Chạy sponsor facebook là gì

Các mẫu Sponsored Stories có thể hiển thị trên New Feeds hoặc cột phía bên phải của Facebook. Nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy các mẫu hiển thị của Sponsored đều có dạng “Người nào đó đã Like…” (phần tô đỏ hình bên dưới).

Chạy sponsor facebook là gì

Mình có đọc được một câu rất hay trong tài liệu do Facebook cung cấp:
“Word of mouth is the strongest form of advertising. When someone interacts with your business on Facebook it creates a story. People can see when their friends endorse your business by liking your Page or connecting with it, and it can influence their own purchasing decisions”.
Hãy tự đặt câu hỏi “Nếu bạn thấy ai đó Like một post của Fan Page nào đó trên Facebook, liệu bạn có tò mò để click vào xem thử hay không?”
Sponsored Stories là một hình thức cực kỳ hiệu quả để tạo hiệu ứng truyền miệnggây ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Dùng Facebook Ads & Sponsored Stories khi nào?

Để dùng Facebook Ads & Sponsored Stories một cách hiệu quả nhất, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể và mục tiêu rõ ràng. Để các bạn dễ hiểu, mình lấy ví dụ thực tế: ông bạn mình có một shop bán Socola Boniva online, sau khi làm SEO, ông ấy quyết định làm một Fan Page về Shop của mình trên Facebook để có thêm cơ hội bán hàng. Vậy ông bạn mình nên sử dụng Facebook Ads & Sponsored Stories để thực sự “đáng đồng tiền bát gạo”?

Mình xin phép dùng mô hình AISAS để phân tích và đưa ra cách giải quyết hén

Chạy sponsor facebook là gì

Chạy sponsor facebook là gì

Mô hình hành vi người dùng AISAS do Dentsu đề xuất

- Chú ý (Attention): với một Fan Pages mới, việc gây chú ý đến khách hàng tiềm năng là rất khó. Ngoài phương pháp sử dụng Content thật sự tốt (Text, Image, Apps..) hoặc tổ chức Contest, phương án tốt và nhanh nhất là chạy Facebook Ads để gây sự chú ý cho đúng khách hàng tiềm năng của bạn (độ tuổi, giới tính, khu vực). KPI cho Facebook Ads lúc này sẽ là số người thực sự quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn (số người click vào Ads và số người Like Fan Page)

- Thích (Interest): sau khi đạt được một số fan nhất định (tùy vào mục tiêu của bạn), bạn có thể gây sự thích thú với Sponsored Stories (nhớ là phải target đúng đối tượng khách hàng tiềm năng). Ở trường hợp về shop của ông bạn mình, nội dung của Sponsored Stories có thể như hình bên dưới:

Chạy sponsor facebook là gì

Cái này là mình dùng chức năng xem trước trong Ads Manager nên không được đẹp lắm. Sponsored Stories kiểu này mà hiện lên New Feed đảm bảo “nung ning” luôn

Đến bước này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: khách hàng tiềm năng thích thú với nội dung Sponsored Stories về Socola Boniva, họ có thể dùng Google để tìm kiếm (Search) với một số từ khóa như “Sococla Boniva, tác dụng Socola Boniva, mua Socola Boniva ở đâu…”. Tới đây thì nhiệm vụ của bạn là làm SEO hoặc chạy Google Adwords để đánh chiếm các vị trí tốt trên Google, lùa khách hàng về website và dụ dỗ họ mua hàng (Action)

Trường hợp 2: khách hàng tiềm năng có thể click thẳng về link trên bài post để về thẳng website www.socolabonia.com. Nhiệm vụ của bạn còn lại chỉ là thuyết phục họ “Action” trên chính website của bạn.

- Chia sẻ (Share): bạn phục vụ khách hàng tốt, sản phẩm bạn ok và Fan lên Fan Page để khen bạn, nhưng bao nhiêu người trên Facebook sẽ thấy nội dung này? Sponsored Stories có thể giúp bạn giải quyết việc này.

–> Quy trình cơ bản là như vậy, tuy nhiên có bạn có thể tối ưu chi phí Facebook Ads & Sponsored Stories theo từng mục tiêu cụ thể. Nếu bạn không có Fan Page, bạn có thể chạy Facebook Ads về trực tiếp website hoặc Landing Page của bạn.

Facebook Ads & Sponsored Stories cho phép chúng ta target chính xác đến đối tượng khách hàng và tính tiền bằng CPC, điều này đồng nghĩa bạn chỉ trả tiền khi khách hàng tiềm năng có một hành động cụ thể nào đó mà bạn mong muốn –> tốn chi phí nhưng hiệu quả, bạn còn mong muốn gì nữa???

Tại sao bạn vẫn chưa khai thác được hiệu quả Facebook Ads & Sponsored Stories? - Bạn không có kế hoạch cụ thể khi dùng Facebook Ads & Sponsored Stories: suy cho cùng thì Facebook cũng chỉ là một kênh trong Digital Marketing, vì vậy bạn cần phải có những hoạt động Marketing khác để hỗ trợ thêm cho việc dùng Facebook Ads & Sponsored Stories (Ví dụ Socola ở trên thì bạn phải kết hợp với SEO, Google Adwords và tối ưu hóa Website và Landing Page)

- Bạn làm mọi thứ đều rất okie: kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, nội dung quảng cáo hấp dẫn, website và Landing Page bạn cực tốt… nhưng bạn vẫn không tăng kinh doanh được? Hãy tự hỏi xem sản phẩm và dịch vụ của bạn có vấn đề gì không? Trong Marketing thì Product vẫn là quan trọng nhất đấy các bạn à

Nguồn Clays Nguyen

Đang tải từ khóa...