Cấy nước tiểu bao lâu có kết quả

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý thận, cũng như biến chứng của các bệnh khác lên thận như:tăng huyết áp, đái tháo đường…

Không giống xét nghiệm máu, thông thường sẽ do nhân viên y tế lấy mẫu và bảo quản, xét nghiệm nước tiểu chủ yếu là do bệnh nhân tự lấy mẫu, chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt nhân viên y tế mới trực tiếp lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm.Chính vì vậy, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện lấy mẫu nước tiểu đúng để làm xét nghiệm vô cùng quan trọng. Việc lấy nước tiểu không đúng cách sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm đem đến những khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Tùy theo từng bệnh lý mà Bác Sĩ sẽ hướng dẫn cách lấy nước tiểu khác nhau. Các cách lấy nước tiểu thường gặp là:

Đây là cách lấy nước tiểu thường gặp nhất.

Cách làm như sau: Đầu tiên, người bệnh cần vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, sau đó đi tiểu bình thường và dùng lọ vô trùng hứng nước tiểu giữa dòng nghĩa là không lấy nước tiểu lúc bắt đầu và lúc kết thúc đi tiểu [xem hình].

Mẫu nước tiểu giữa dòng sẽ dùng để thực hiện hầu hết các xét nghiệm như : tổng phân tích nước tiểu để phát hiện tiểu đạm, tiểu máu, tiểu bạch cầu, soi nước tiểu, cấy nước tiểu.

Trong trường hợp người bệnh bị bí tiểu, nhân viên y tế có thể thực hiện lấy nước tiểu bằng cách đặt sonde tiểu. Hay các trường hợp đặc biệt hơn không thể đặt sonde tiểu như chấn thương niệu đạo, Bác sĩ sẽ phải dùng kim chọc dò vào bàng quang [bọng đái] để lấy nước tiểu.

Để thực hiện xét nghiệm này thông thường người bệnh sẽ được chuẩn bị dụng cụ là bình chứa nước tiểu và chất bảo quản và sẽ được dặn dò lấy nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Cách làm như sau: 6h sáng hôm bắt đầu lấy nước tiểu bạn thức dậy và đi tiểu bỏ lần đầu tiên [không lấy nước tiểu lần này], từ sau lần đi tiểu đầu tiên, toàn bộ nước tiểu cả ngày và đêm hôm đó sẽ phải giữ lại và bỏ vào bình chứa nước tiểu đã có sắn chất bảo quản. Cho đến 6h sáng hôm sau, ban đi tiểu lần cuối đúng vào giờ này và lấy vào bình chứa. Mang toàn bộ bình chứa nước tiểu đến phòng xét nghiệm. Lưu ý rằng trước khi đi tắm hoặc đi đại tiện, bạn phải lấy nước tiểu trước bỏ vào bình chứa để đảm bảo lấy đủ nước tiểu cả ngày đêm hôm đó vì thừa hoặc thiếu nước tiểu đều sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Mẫu nước tiểu 24 giờ sẽ được sử dụng để xác định lượng đạm, hoặc một số chất khác mất qua nước tiểu trong một ngày, hay kết hợp với xét nghiệm máu để ước đoán chức năng thận.

Một số cách lấy nước tiểu khác như lấy nước tiểu 3 giờ, lấy nước tiểu 12 giờ qua đêm cách làm cũng tương tự, chỉ khác về thời gian lấy nước tiểu.

KẾT LUẬN: Kết quả xét nghiệm nước tiểu phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy nước tiểu, kết quả xét nghiệm chính xác rất quan trong trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì thế, khi thực hiện xét nghiệm, nên lưu ý cách lấy nước tiểu và chú ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để có được kết quả xét nghiệm chính xác.

ThS. BS. Nguyễn Thị Thu Thủy
PKĐK Ngọc Minh

MẪU NƯỚC TIỂU VÀ CẤY NƯỚC TIỂU

1. CHỈ ĐỊNH CẤY NƯỚC TIỂU

- Các trường hợp bác sĩ lâm sàng nghi ngờ nhiễm trùng nước tiểu [NTT] cấp tính, mạn tính, có triệu chứng hay không có triệu chứng.

- Nên cho chỉ định cấy nước tiểu đối với các bệnh nhân có một trong các triệu chứng nghi ngờ bệnh nhân bị [1] nhiễm trùng bàng quang như đái ra mủ, đái khó, đái ra máu, đái đau, đau tức vùng trên xương mu hay bụng dươí, hay [2] nhiễm trùng thận như đau lưng, tức căng vùng góc sống - sườn.

2. THỜI ĐIỂM CẤY NƯỚC TIỂU

- Tốt nhất là buổi sáng, lấy trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh.

- Trong đêm, bệnh nhân cố nhịn tiểu cho đến khi lấy mẫu.

3. CÁCH LẤY BỆNH PHẨM

- Nước tiểu nên được lấy vào các lọ vô trùng nắp đậy chặt [lọ vô trùng lấy mẫu]. Tốt nhất là các lọ miệng rộng, hay các ống nghiệm ly tâm nắp chặt. Có thể lấy nước tiểu và cấy ngay tại giường vào chai cấy 2 mặt thạch cấy và định lượng nước tiểu [xem hướng dẫn và qui trình sử dụng 2 chai mặt thạch cấy và định lượng nước tiểu].

- Nước tiểu sau khi lấy xong phải được gửi đến phòng thí nghiệm khảo sát ngay. Nếu chậm trễ, có thể giữ trong tủ lạnh 4[sup]0[/sup]C, nhưng không quá 24h.

- Nước tiểu phải được lấy bằng phương pháp vô trùng. Tránh tối đa sự nhiễm bằnt cơ quan sinh dục ngoài. Sau đây các phương pháp lấy nước tiểu từ bệnh nhân.

3.1. Đối với phụ nữ hay trẻ gái lơn, bệnh nhân tự làm hay điều dưỡng giúp.

- Rửa tay kỹ bằng xà phòng, nước rồi lau khô bằng khăn sạch.

- Cởi quần, vạch âm môi, rửa sạch rồi thấm xà phòng trong ra ngoài bằng bông hay gạc vô trùng.

- Rửa sạch xà phòng rồi thấm khô bằng gạc vô trùng. Suốt quá trình vẫn dùng tay vạch âm môi không cho đụng vào phần bên trong.

- Tiểu bỏ phần đầu, lấy nước tiểu phần còn lại.

3.2. Đối với đàn ông hay trẻ trai lớn, bệnh nhân tự làm hay điều dưỡng giúp

- Rửa sạch tay như trên

- Kéo phần da qui đầu tụt ra sau.

- Rửa sạch cũng như trên

- Tiểu bỏ phần đầu, lẫy phần còn lại.

3.3. Đối với trẻ nhở, khó lấy hơn vì bệnh nhân không biết hợp tác

- Trước khi lấy nước tiểu nên cho bệnh nhân uống nhiều nước.

- Cho bệnh nhân ngồi trên đùi mẹ, rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài rồi xi bé tiểu, hứng lấy nước tiểu càng nhiều càng tốt.

3.4. Có thể lấy bằng các phương pháp khác

- Chọc qua da trên xương mu.

- Bằng ống thông tiểu hay qua nội soi bàng quang.

4. KHẢO SÁT TRỰC TIẾP

Trộn đều nước tiểu rồi nhỏ 1 giọt trực tiếp trên lam. Chờ khô tự nhiên rồi nhuộm gram. Quan sát dưới vật kính dầu

- Nếu có ít nhất 1 tế bào vi khuẩn và /hay bạch cầu hiện diện trên một quang trường, có thể nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu. Có thể làm kháng sinh đồ trực tiếp từ mẫu nước tiểu này.

- Nếu toàn phết nhuộm không hay phát hiện được rất ít tế bào vi khuẩn hay bạch cầu, bệnh nhân chắc chắn không bị nhiễm trùng tiểu.

5. CẤY NƯỚC TIỂU

- Dùng vòng cấy định lượng 0.01 [10µl] hay 0.001 [1µl], lấy đầy một vòng cấy, cũng có thể dùng micropipet với đầu tip vô trùng lấy 1µl nước tiều, trải toàn bộ lên bề mặt hộp thạch nuôi cấy [thường là BA hay BANg và MC hay EMB].

- Ủ BA hay BANg trong bình nến, MC hay EMB ủ thường, tất cả trong tử ấm 35 -37[sup]0[/sup]C, để qua đêm.

- Đọc kết quả bằng cách đếm số khóm trùng để biết số lượng vi khuẩn trong mầm cấy ban đầu, sau đó suy ra toàn bộ số lượng vi khuẩn sống [Colony Forming Unit = CFU] trong 1ml nước tiểu. Nếu có:

+ ≤ 10000 CFU/ml nước tiểu, không có nhiễm trùng tiểu.

+ ≥ 100000 FU/ml nước tiểu, chắc chắn có nhiễm trùng tiểu, định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

+ 10000 ≤ 100000 FU/ml nước tiểu, nghi ngờ nhiễm trùng tiểu. Trong trường hợp này, nếu bện nhân có dấu hiệu lâm sàng chắc chắn nhiễm trùng tiểu hay bị nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, có thể định danh vi khuẩn phân lập được và làm kháng sinh đồ.

6. KHẢO SÁT SINH HÓA, TẾ BÀO VÀ CẶN LẮNG

- Thực hiện sau khi cấy.

- Đối với sinh hóa, dùng giấy nhúng.

- Quay ly tâm lấy cặn để khảo sát tế bào và cặn lắng.

7. CÁC VI KHUẨN THƯỜNG LÀ TÁC NHÂN GÂY NHIỄM TRÙNG TIỂU

- Enterobacteriaceae [Escherichia coli, Klebsiella spp, Proteus spp…]

- Enterococcus spp.

- Pseudomonas aeruginosa, và các trực khuẩn không lên men khác.

- Staphylococcus aureus

- S. epidermidis

- S. saprophyticus

- Candida albicans

- M. tubercolosis

8. CẤY NƯỚC TIỂU – CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

8.1. Làm thế nào để lấy đúng nước tiểu làm xét nghiệm vi sinh lâm sàng?

- Lấy đúng nước tiểu để làm xét nghiệm vi sinh lâm sàng là phải lấy nước tiểu giữa dòng, lấy bằng phương pháp vô trùng, trong đó quan trọng là phải rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài trước khi hứng lấy nước tiểu giữa dòng.

- Dụng cụ đựng nước tiểu để làm xét nghiệm vi sinh lâm sàng cũng phải phù hợp, nghĩa là phải dùng cáclọ vô trùng và có thể hứng lấy nước tiểu dễ dàng cũng như không chảy thấm ra ngoài trong quá trình chuyên chở đến phòng thí nghiệm. Thích hợp nhất là các lọ dung tích 50- 100ml, vô trùng, miệng rộng, có nắp vặn chặt và có nhãn để ghi tên bệnh nhân cũng như các thông tin tối thiểu khác về bệnh phẩm.

- Trên thực tế rất ít khi lâm sàng quan tâm sử dụng đúng dụng cụ lấy nớc tiểu, rất nhiều nơi chỉ dùng các lọ thủy tinh kiểu chai đựng thuốc chích rửa sạch, nhét gòn hay các tube thủy tinh nhét gòn rồi sấy hay hấp để vô trùng. Các vật liệu như vậy không chỉ rất khó hứng nước tiểu giữa dòng mà còn bị thấm ra miệng lọ hay tube gây nguy cơ ngoại nhiễm cho mẫu và còn có thể nguy hiểm cho người xét nghiệm.

- Ngoài ra cũng có nhiều nơi lâm sàng không quan tâm hướng dẫn hay giúp bệnh nhân lấy đúng nước tiểu giữa dòng và lấy vô trùng, thậm chí có khi bệnh nhân lại lấy nước tiểu trong bô để đưa cho lâm sàng. Chính vì vậy mẫu nước tiểu gửi đến phòng thí nghiệm có thể bị ngoại nhiễm và gây sai lệch kết quả.

8.2. Quay ly tâm nước tiểu và làm phết nhuộm gram cặn lắng có giá trị không?

- Hiện nay vẫn có một số phòng thí nghiệm làm phết nhuộm gram cặn lắng nước tiểu sau ly tâm và trả lời cho lâm sàng các hình ảnh gram vi khuẩn họ quan sát được. Thật sự kết quả này không có ý nghĩa gì trong việc cho biết bệnh nhân có hay không bị nhiễm trùng tiểu và bị nhiễm trùng do vi khuẩn gram nào vì đa số các cặn lắng nước tiểu dù không bị nhiễm trùng tiểu vẫn có chứa một ít vi khuẩn do kết quả của sự tạp nhiễm khi nước tiểu đi qua đường sinh dục ngoài.

- Tuy nhiên nhuộm gram cặn lắng nước tiểu sau lý tâm lại rất có giá trị để phát hiện vi khuẩn lậy [N. gonorrhoeae] là các song cầu gram [-] hình hạt cà phê nội tế bào trong các tế bào niêm mạc đường tiểu hay đường sinh dục.

8.3. Nếu chưa thể cấy ngay, có thể lưu mẫu nước tiểu trong tủ lạnh 4[sup]0[/sup]C được không? Và lưu được trong bao lâu?

- Tốt nhất là nước tiểu phải được chuyển đến phòng thí nghiệm ngay sau khi lấy và phải được cấy ngay vì nếu để chậm trễ các vi khuẩn tạp nhiễm sẽ tăng sinh trong nước tiểu và làm sai lệch kết quả cấy định lượng. Chính vì vậy, trong các phiên trực, hay khi không có kỹ thuật viên cấy định lượng nước tiểu, tốt nhất phòng thí nghiệm dùng chai cấy nước tiểu hai mặt thạch vì với phưong tiện này bất cứ ai cũng thực hiện được kỹ thuật cấy định lượng nước tiểu.

8.4. Phát hiện nitrit trong nước tiểu có chính xác không để xác định nhiễm trùng tiểu?

- Phát hiện nitrit để xác định nhiễm trùng tiểu dựa trên nguyên tắc là nếu có nhiễm trùng tiểu, vi khuẩn trong nước tiểu sẽ khử được nitrat trong nước tiểu thành nitrit. Tuy nhiên không phải tất cả các vi khuẩn đều có khả năng này, do vậy vẫn có nhiều trường hợp nhiễm trùng tiểu nhưng khi thử nitrit vẫn âm tính.

- Ngoài phương pháp tìm nitrit, cũng có thể tìm sự hiện diện của bạch cầu trong nước tiểu để xác định nhiễm trùng tiểu vì một khi có nhiễm trùng tiểu thì có phản ứng viêm và có phản ứng viêm là có hiện diện bạch cầu.

- Cả hai phương pháp trên vẫn là các phương pháp gián tiếp phát hiện nhiễm trùng tiểu, không thể cho biết vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn gì và cũng không thể cho biết kháng sinh đồ. Chính vì vậy, phương pháp vi sinh cấy định lượng phát hiện nhiễm trùng tiểu là phương pháp chuẩn nhất và hữa dụng cho lâm sàng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề