Cao tốc bến lức nhơn trạch 2023

Cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án thành phần của đường cao tốc Bắc – Nam. Đây cũng là một trong những dự án trọng điểm quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sau khi hoàn thành dự án sẽ góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51. Đồng thời, kết nối các tuyến cao tốc phía tây với các tỉnh Đông Nam bộ với sân bay Long Thành. Với tầm quan trọng của dự án, ngay từ đầu năm 2022, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, các nhà thầu đã tập trung tổng lực thi công các hạng mục còn lại nhằm đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số vướng mắc.



 

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công xây dựng vào tháng 7/2014. Toàn tuyến có chiều dài hơn 57km. Trong đó, hơn 27 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành. Tổng vốn đầu tư toàn dự án hơn 31.000 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2019. Đến nay, do khó khăn về nguồn vốn và mặt bằng thi công nên tiếp tục giãn tiến độ hoàn thành sang năm 2023. Hiện trên công trường gói thầu A7 [huyện Long Thành] đoạn nút giao Quốc lộ 51 đến bờ sông Thị Vải nhà thầu bố trí nhiều mũi thi công phần nền đường, cầu, kết cấu phần dưới, dầm ngang bản mặt cầu, đạt trên 60% tổng khối lượng cả gói thầu. Đối với công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn vướng 4 hộ dân, đường điện trung hạ thế, cáp viễn thông phạm vi nút giao Quốc lộ 51 chưa được bàn giao, điều nay sẽ ảnh hưởng tiến độ chung của toàn dự án.
 


Công trình Cao tốc Bến Lức - Long Thành 
 

 Đối với gói thầu A5, đoạn qua huyện Nhơn Trạch có chiều dài 3,45km. Theo hợp đồng đã ký kết, gói thầu sẽ về đích vào tháng 3/2022. Tuy nhiên, thời gian qua gói thầu luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nguồn đất san lấp, thời tiết mưa nhiều, đặc biệt là đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát phức tạp và kéo dài. Hiện nay, nhà thầu đang tập trung 40 đầu xe máy thiết bị, 200 công nhân kỹ sư chia làm 3 ca gấp rút thi công các hạng mục lắp lan can cầu, cấp phối đá dăm... Đồng thời, đã chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu để đến tháng 4 gói thầu sẽ bắt đầu thảm nhựa mặt đường và phấn đấu hoàn thành gói thầu trong tháng 6 theo đúng thời gian đã xin gia hạn.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn của dự án. Tuy nhiên, đến nay các vướng mắc vẫn chưa được giải quyết. Hiện các gói thầu nhánh phía Tây đoạn qua TP.HCM, Long An đã tạm dừng hoặc thi công cầm chừng do đang thiếu vốn. Thiết nghĩ, với quyết tâm cao của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, thì các đơn vị, địa phương liên quan cần sớm triển khai thực hiện, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện tại, để dự án sớm hoàn thành đúng tiến độ, đưa công trình vào vận hành trong năm 2023 theo đúng cam kết.


 

Xuân Tiệp – Lê Kiệt

Theo lãnh đạo VEC, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành [TP HCM, Long An, Đồng Nai] dài 58km đã thi công đạt 80% khối lượng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng phải dừng lại từ giữa năm 2019 do vướng mắc về chính sách liên quan đến nguồn vốn.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành là dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời, góp phần giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP HCM.

Cao tốc Bến Lức-Long Thành là tuyến đường quan trọng kết nối giao thông, tạo điều kiện phát triển vùng kinh tế TPHCM và các tỉnh lân cận

Tháng 10-2010: Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án và Bộ GTVT phê duyệt đầu tư

Tháng 10-2014, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công, hoàn thành năm 2023, đến nay đã giải ngân hơn 16.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng phần xây lắp có 11 gói thầu chính, sản lượng thi công đạt khoảng 78,96% [10.858 tỷ đồng/13.751 tỷ đồng tổng giá trị các hợp đồng].

Trong hai năm 2020 - 2021, do dịch Covid-19 bùng phát mạnh, vì vậy chủ đầu tư dự án [Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC] kiến nghị vậy cho phép gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến quý III năm 2025.

Tiến độ xây dựng: Cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công năm 2014 và dự án tính hoàn thành năm 2019. Tuy nhiên, do gặp nhiều vướng mắc, nhất là về vốn nên nhiều lần lùi thời hạn hoàn thành. Hiện, dự án đạt gần 80% khối lượng.

Mốc hoàn thành cao tốc Bến Lức đến quý 3/2025: Với những khó khăn nhất định, chủ đầu tư VEC kiến nghị gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến quý 3/2025 thay vì vào cuối 2023 như kế hoạch đã được duyệt. Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét hỗ trợ việc điều chỉnh các Hiệp định vay vốn, hỗ trợ thủ tục giao vốn ODA liên quan dự án.

Toàn cảnh cao tốc Bến Lức - Long Thành

2. Thông tin tổng quan dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành do VEC làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 7/2014 chia làm 3 phân đoạn, gồm phân đoạn giữa [chủ yếu là các cầu vượt sông lớn], phân đoạn phía tây và phía đông.

Đoạn 1 [phía tây] dài 21,1 km, gồm 5 gói thầu là A1, A2-1, A2-2, A3 và A4 sử dụng vốn vay của ADB thông qua Hiệp định vay lần 1 số 2730-VIE trị giá khoảng 350 triệu USD. Do hiệp định vay này đã hết hiệu lực sau ngày 30/6/2019, nên các gói thầu đã dừng thi công từ tháng 7/2019 khi khối lượng thi công đạt 87,2%, giải ngân được 50,62% hiệp định vay.

Đoạn 2 [giữa] dài 10,7 km chủ yếu là các cầu lớn vượt sông, có độ phức tạp rất cao về kỹ thuật, gồm 3 gói thầu J1, J2 và J3, sử dụng vốn vay ODA của JICA. Các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn, khối lượng thi công đạt 84,6%.

Đoạn 3 [phía đông] dài 25,3 km, gồm 3 gói thầu A5, A6 và A7, sử dụng vốn vay ADB thông qua Hiệp định vay lần 2 số 3391-VIE trị giá khoảng 297 triệu USD đã được gia hạn đến ngày 31/12/2023. Đây là 3 gói thầu duy nhất được bố trí vốn để các nhà thầu triển khai thi công, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, khối lượng thi công đạt khoảng 50% và đang bị ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19 khiến thi công gặp khó khăn.

Điểm đầu từ nút giao với đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; Điểm kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tuyến có 4 làn xe chạy và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h, khi hoàn thành sẽ giúp kết nối khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.

  • Tỉnh Đồng Nai: đi qua các  xã Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh [huyện Nhơn Trạch];
  • Huyện Nhà Bè: Qua các xã Bình Khánh [huyện Cần Giờ], Long Thới, Nhơn Đức [huyện Nhà Bè];
  • TP HCM: Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh [huyện Bình Chánh];
  • Còn tỉnh Long An là Mỹ Yên [huyện Bến Lức].

Cụ thể:

  • 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc
  • 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ
  • 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
Tên dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành
Chủ đầu tư  Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam [VEC]
Lộ trình các tuyến Đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai
Tổng vốn đầu tư: Giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỷ đồng.
Thời gian khởi công Tháng 7/2014

3. Năm 2022, Tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành đang tới đâu?

Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng.

Khởi công từ tháng 7-2014, đến nay đoạn từ Bến Lức [Long An] đến Hiệp Phước, Nhà Bè [TP.HCM] dài khoảng 20km đã có hình hài đường cao tốc, một số đoạn đã trải nhựa, nhiều cầu đã được bắc qua các sông rạch.

Tính đến năm 2022, theo lãnh đạo VEC, tiến độ dự án đã đạt 80% khối lượng thi công nhưng phải dừng lại từ giữa năm 2019 do vướng mắc về chính sách liên quan đến nguồn vốn. Vì vậy, khối lượng thi công mấy năm nay chưa tiến triển thêm. Một số nhà thầu dừng thi công và yêu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng đã ký.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua huyện Nhà Bè tháng 7/2020

Cao tốc cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 58km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng. Được chia thành ba đoạn, trong đó:

Đoạn 1 [đoạn phía Tây] dài 21,1km, gồm 5 gói thầu [A1, A2-1, A2-2, A3 và A4] sử dụng vốn vay của ADB [Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại], hiệp định vay vốn lần 1 đã hết hiệu lực sau ngày 30-6-2019. Các gói thầu đã dừng thi công từ tháng 7-2019 do chưa có vốn, khối lượng thi công đạt 87,2%.

Đoạn 2 dài 10,7km, gồm 3 gói thầu [J1, J2 và J3] sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản [Chính phủ vay thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA và giao cho VEC quản lý], hiệp định vay lần 2 có hiệu lực đến ngày 17-7-2024.

Các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn, khối lượng thi công đạt 84,6%. Các nhà thầu Nhật Bản đề nghị chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành và chi phí dừng chờ.

Đoạn 3 [phía Đông] dài 25,3km, gồm 3 gói thầu [A5, A6 và A7] sử dụng vốn vay của ADB [Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại], hiệp định vay vốn được gia hạn đến 31-12-2023. Đây là 3 gói thầu duy nhất được bố trí vốn để các nhà thầu đang triển khai thi công, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm.

Do vướng mắc kéo dài về chủ trương giao vốn đến nay chưa được giải quyết, dẫn đến VEC gặp rất nhiều khó khăn pháp lý trong quá trình hoạt động. Các dự án của VEC không được giao kế hoạch vốn nên không thể tiếp tục triển khai theo các hợp đồng, hiệp định vay đã ký với các nhà tài trợ và đang có nguy cơ bị phạt hợp đồng với các nhà thầu quốc tế.

Hiện Bộ Giao thông vận tải và VEC đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khởi động thi công lại dự án để hoàn thành công trình vào cuối năm 2023, trong đó phấn đấu hoàn thành thông xe đoạn qua địa phận TP.HCM năm 2022.

Để thi công đáp ứng tiến độ dự án, Bộ Giao thông vận tải mới đây đề nghị TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện giải quyết các tồn tại, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành bàn giao trong tháng 6-2022.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành qua sông Soài Rạp địa bàn huyện Nhà Bè và Cần Giờ vẫn dở dang từ nhiều năm nay

Gói thầu J3 xây dựng cầu Bình Khánh bị dừng tiến độ do thiếu vốn từ đầu năm 2020 đến nay.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn còn vướng giải tỏa 26 hộ dân và 133 hộ dân ở tỉnh Đồng Nai, việc đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa sẽ góp phần bảo đảm hoàn thành tuyến cao tốc này vào năm 2020. Trong đó tại giao lộ cao tốc nối với quốc lộ 1 vẫn còn một căn hộ chưa giải tỏa, nên nhà thầu không thể thi công các đường dẫn quốc lộ 1.

Theo ban quản lý các dự án đường cao tốc phía Nam đến nay tiến độ thi công dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã đạt 71.37% tổng giá trị xây lắp [cập nhật tháng 8/2019]

4. Chờ thẩm định vốn

Theo thông tin mới năm 2022, cuối tuần trước, Bộ Giao thông - Vận tải [GTVT] đã có Công văn số 27/BGTVT-KHĐT gửi Bộ Tài chính liên quan đến quá trình thẩm định việc sử dụng vốn dư của Hiệp định vay ADB lần 2 [3391-VIE], Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, sớm hoàn thành thủ tục thẩm định việc sử dụng vốn dư của Hiệp định vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB lần 2 [3391-VIE] cho các hạng mục bị thiếu vốn tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

“Đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng hoàn thành, đưa vào khai thác Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vào ngày 31/12/2023”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Việc sử dụng phần vốn dư sau đấu thầu tại Hiệp định  l3391- VIE trị giá khoảng 74 triệu USD để hoàn thành Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã được Bộ GTVT đề xuất lên cấp có thẩm quyền phê duyệt từ tháng 8/2020. Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận sử dụng vốn của Hiệp định vay ADB lần 2 [3391-VIE] để hoàn thành các công việc chưa được thực hiện của Hiệp định vay ADB lần 1 [2730-VIE].

Bộ GTVT cũng muốn Chính phủ cho phép sử dụng vốn dư từ Hiệp định vay ADB để thực hiện các hạng mục nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí do không được sử dụng nguồn vốn vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA].

5. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành

Theo chúng tôi tìm hiểu, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ và chỉ đạo dự án phải được hoàn thành trước năm 2020 để phục vụ người dân các tỉnh thành phía Nam.

Theo Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết: Hiện nay, công tác GPMB tại đoạn 1, phía Tây [ A1-A4]: còn vướng 26 hộ thuộc huyện Bình Chánh, do vướng mắc về chính sách [giá đền bù không thỏa đáng, tái định cư chưa hợp lý,…] và tranh chấp khiếu kiện tại tòa án nên đến nay các tồn tại nêu trên vẫn chưa được giải quyết.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành

Đoạn 3, phía Đông [gói thầu A5-A7]: Đã bàn giao mặt bằng được 1.090/1.223 hộ [đạt trên 90%], còn vướng 133/1.223 hộ [trong đó có 55 hộ đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao do mới nhận nền tái định cư chờ xây lại nhà]. Tình hình thi công hiện nay đạt 71,68% tổng giá trị xấy lắp mà các gói thầu đã triển khai.

Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết thêm: Tình hình chung trong công tác GPMB là có những vướng mắc trong chuyện đền bù, tái định cư cho các hộ dân nằm trên khu vực thi công dự án tập trung tại huyện Bình Chánh-Tp.HCM và các huyện Nhơn Trạch- Long Thành tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm tiến độ cho dự án [các gói thầu phía Tây chỉ mới đạt khoảng 85% chậm so với kế hoạch đã được điều chỉnh từ 14,5 đến 37%].

Bên cạnh đó, hiện nay năng lực máy móc thiết bị và nhân sự của các gói thầu thiếu, nguồn tài chính không đảm bảo nên việc thi công chậm tiến độ đề ra. Đặc biệt gói thầu A4 đến này không còn nguồn lực tài chính để thi công. Các thay đổi bổ sung thiết kế kỹ thuật của các gói thầu nhiều và phức tạp, hiện tại các nhà thầu đang lập cơ sở thiết kế điều chỉnh [gói A6] và thiết kế đề xuất phương án cho cầu Thị Vải [gói thầu A7].Với các vướng mắc nêu trên tiến độ của các gói thầu phần vốn ADB phía Đông rất khó khăn. VEC đang cố gắng giải quyết các vướng mắc đẩy nhanh công tác thi công, đảm bảo tiến độ cuối năm 2020 kết thúc, theo thời gian đóng khoản vay của Hiệp định.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: với tình hình thực hiện tại các gói thầu trên thì khả năng kéo dài rất cao. Bộ yêu cầu chủ đầu tư gấp rút giải quyết các vướng mắc về công tác GPMB. Khẩn trương hoàn tất và rà soát các đề nghị của nhà thầu về việc hướng dẫn các văn bản, thủ tục để gia hạn hợp đồng. Đồng thời các bên như chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu,… cần ngồi lại để làm việc cụ thể với nhau và tập trung thi công trong thời gian tới.

Riêng các gói thầu phía Đông [A5,A6,A7] tuy có cố gắng nhưng so với tiến độ chung vẫn chậm, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị kiện toàn lại công tác điều hành, nhân sự, phân định rõ trách nhiệm của các bên. Nếu nhà thầu, tư vấn không tuân thủ cần xử lý theo hợp đồng, thậm chí thay đổi nhà thầu, thay đổi tư vấn.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP HCM, tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển với sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, đường cao tốc sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạo thành một phần của tuyến hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng [GMS] từ Bangkok qua Phnom Penh, TP HCM - Vũng Tàu.

Cuối năm 2019  thông xe trước đoạn Nhà Bè - Bến Lức

6. Cuối năm 2022 thông xe trước đoạn Nhà Bè - Bến Lức

Ngoài vướng đền bù giải tỏa, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành còn gặp khó khăn trong việc cần mua 2 triệu m3 cát và đất để gia tải nền móng đường cao tốc. Do cát đang khan hiếm nên giá từ 80.000 đồng/m3 đã tăng vọt lên 200.000 đồng/m3.

Để thông xe tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành cuối năm 2022, ban quản lý dự án sẽ thay đổi thiết kế trên những đoạn mặt bằng chậm giải tỏa để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Theo đó, nhà thầu sẽ rút ngắn thời gian thi công trên nền đất yếu bằng biện pháp sử dụng cọc ximăng đất, thay vì sử dụng bấc thấm. Ở các công trình xây dựng cầu, nhà thầu sẽ đúc dầm hộp tại chỗ...

Ban quản lý các dự án cao tốc phía Nam đang thúc đẩy các nhà thầu thi công để phấn đấu thông xe trước 20km, đoạn cao tốc từ Nhà Bè đến Bến Lức vào cuối năm nay.

Việc thông xe đoạn tuyến cao tốc này sẽ góp phần giảm bớt áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ 1 [TP.HCM], giảm tải cho cầu Bình Điền, đồng thời tạo thuận lợi cho xe lưu thông từ khu cảng biển, Khu công nghiệp Hiệp Phước về các tỉnh miền Tây.

7. Cao tốc Bến Lức - Long Thành hẹn 2018, hứa 2019, rồi "chậm"

Theo VN - VEC [chủ đầu tư] đến nay dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành [Long An, TP.HCM, Đồng Nai] vẫn chậm tiến độ do chưa được giao kế hoạch vốn đầu tư công [vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, vốn ODA] năm 2019.

Các nhà thầu đã có nhiều thư khiếu kiện gửi đến VEC, JICA [Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản] và Đại sứ quán Nhật Bản về việc chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng thi công. Trong đó, nhà thầu thực hiện gói J3 đã có yêu cầu dừng thi công từ ngày 20-9-2019 do VEC không bố trí được nguồn vốn trả theo hợp đồng...

Trước tình hình thiếu vốn cấp cho dự án, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những khó khăn vướng mắc ở dự án.

Thời gian thi công dự án càng kéo dài càng làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, không hoàn thành trong thời gian hiệp định vay vốn Ngân hàng phát triển châu Á - ADB, gây ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ đối với các nhà tài trợ.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính sớm tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động và tái cơ cấu tài chính các dự án do VEC làm chủ đầu tư.

Từ đây, Thủ tướng báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội cho ý kiến về chủ trương thực hiện và phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho dự án.

Đặc biệt: Chủ đầu tư dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành thiếu nợ? có nguy cơ dừng thi công và dự án còn vướng mặt bằng giải tỏa.

Mặt dù đã thi công được 72% khối lượng nhưng nhiều nhà thầu đề nghị dừng thi công dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành vì chủ đầu tư đang thiếu nợ hàng trăm tỉ đồng.

Tags: cao tốc bến lức nhơn trạch 2019cao tốc bến lức 2019cao tốc bến lức hiệp phướccao tốc bến lức dầu giâycao tốc bến lức nhơn trạch 2018cao tốc biên hòa vũng tàucao tốc trung lươngcao tốc trung lương mỹ thuận

Chủ Đề