Các tác phẩm trọng tâm thi đại học 2023

Thống kê những tác phẩm văn học xuất hiện đi xuất hiện lại trong đề thi môn Văn

Theo khảo sát của Tuyển sinh số về đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT từ 2002-2014, đề thi tốt nghiệp THPT 2020, thi Đại học khối C và D từ 2002-2014 cũng như thi THPT quốc gia 2015-2019, có một số tác phẩm thường xuyên được ra đi ra lại dưới đây.

Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm]

"Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm xuất hiện với tần số dày đặc trong đề thi Ngữ văn như thi THPT quốc gia 2017, thi tốt nghiệp năm 2013, thi tốt nghiệp năm 2008, thi tốt nghiệp năm 2020, thi Đại học khối C năm 2005... Có rất nhiều đoạn thơ được trích ra và yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, điển hình là đoạn "Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn...".

Ai đã đặt tên cho dòng sông [Hoàng Phủ Ngọc Tường]

Tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" từng xuất hiện trong đề thi Đại học khối C 2012, khối C 2010, thi tốt nghiệp năm 2009... Năm 2019, đề thi Văn phần nghị luận văn học cũng vào tác phẩm này. Đề bài yêu cầu cảm nhận về đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua ngòi bút tác giả... 

Năm nay, tác phẩm này xuất hiện trong đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ GD&ĐT, chắc hẳn nhiều thí sinh băn khoăn không biết liệu có xuất hiện trong đề thi chính thức hay không. 

Việt Bắc [Tố Hữu]

"Việt Bắc"tác phẩm rất hay xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp nhiều năm qua. Điển hình như đề thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2 đã vào bài Việt Bắc với yêu cầu phân tích cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến qua đoạn trích: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng".

Nhiều năm trước, nội dung đề thi yêu cầu chủ yếu là phân tích cái đẹp trong đoạn thơ "Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa/Mình về, có nhớ chiến khu...". 

Người lái đò sông Đà [Nguyễn Tuân]

"Người lái đò sông Đà" cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ văn như thi tốt nghiệp năm 2012, thi đại học khối C năm 2003... Đề bài yêu cầu phân tích hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò để làm nổi bật cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân. 

Tây tiến [Quang Dũng]

"Tây tiến" là tác phẩm thơ thường xuyên góp mặt trong đề thi Ngữ Văn . Năm gần nhất "Tây tiến" xuất hiện là năm 2013 trong đề thi Đại học khối C với yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính trước 2 nhận định cụ thể. Ngoài ra, "Tây tiến" còn được ra trong đề thi Đại học khối C 2008, thi tốt nghiệp năm 2006, thi tốt nghiệp năm 2005...

Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài]

"Vợ chồng A Phủ" cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ Văn từ năm 2002 tới nay. Đề bài chủ yếu xoay quanh sức sống tâm hồn, diễn biến biến tâm trạng, hành động trong đêm tình của nhân vật Mị. 

Chiếc thuyền ngoài xa [Nguyễn Minh Châu]

Những năm gần đây, "Chiếc thuyền ngoài xa" được ra thường xuyên . Gần nhất là thi THPT quốc gia 2018, thi THPT quốc gia 2015. Đề văn yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình làng chài, từ đó liên hệ với tác phẩm khác để lột tả cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu phân tích người đàn bà hàng chài trong đoạn trích, chi tiết tấm ảnh của cuối truyện. 

Chí Phèo [Nam Cao]

Tác phẩm lớp 11 này cũng rất hay trở thành nguồn cảm hứng của người ra đề nhiều năm qua. "Chi Phèo" từng có mặt trong đề thi đại học khối D 2012, đại học khối D 2010, đại học khối D 2004...

-500,000₫ 1,100,000₫ 1,600,000₫

Mô tả

Khóa livestream: Tổng ôn chuyên sâu Ngữ văn

Lớp luyện thi Đại học, tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Cấp độ: Lớp 12.

Giáo viên: Thạc sĩ Ngô Minh Hương.

1. Lộ trình khóa học:

GIAI ĐOẠN 1: NẮM CHẮC KIẾN THỨC: Ở giai đoạn này, cô sẽ dạy toàn bộ kiến thức Ngữ văn 12 từ A đến Z. Chúng mình sẽ cùng tìm hiểu, phân tích các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. Với mỗi tác phẩm, cô sẽ chia thành từng đoạn để phân tích cụ thể, chi tiết.

GIAI ĐOẠN 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG: Cô sẽ hướng dẫn các con phương pháp làm các dạng đề, bao gồm: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học. Chúng mình sẽ học cách phân tích đề, luyện cách trả lời câu hỏi theo từ khóa của đề.

GIAI ĐOẠN 3: LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU: Cô trò mình sẽ luyện các dạng đề theo các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. Sau đó, cô tổ chức những đợt kiểm tra định kì để các con có cơ hội “cọ xát” như làm bài thi thật. Năm nay, cô mời hẳn một giáo viên trợ giảng chuyên chấm và chữa bài chi tiết cho các con. 

2. Tài liệu đính kèm: Năm nay, lần đầu tiên khóa TỔNG ÔN CHUYÊN SÂU có sách kèm theo. Mỗi bạn tham gia lớp, cô sẽ gửi về tận nhà cuốn sách "Trọng tâm kiến thức Ngữ văn".

3. Thời gian học: Tháng 9/2022 đến tháng 3/2023. 

4. Hình thức học: Livestream nhóm kín trên Facebook. Các livestream đều được lưu lại, sắp xếp theo hệ thống khoa học, em có thể học lại thoải mái. Ngoài ra, có nhóm messenger trao đổi bài, giải đáp thắc mắc.

5. Giáo viên trợ giảng chấm - chữa bài: Thạc sĩ Vũ Thị Lan.

Chủ Đề