Căn cứ tính thuế ttđb là gì

Theo Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Vậy giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Trước hết, căn cứ vào Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được hiểu là:

“Điều 6

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng.”

1. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ vào Khoản 1,2, Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu được xác định là:

“Điều 6

1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra;

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm;”

Tuy nhiên, giá này được điều chỉnh tại Khoản 1 Điều 2 Luật số 106/2016/QH13 như sau:

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

- Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ 7 so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

Thêm vào đó, theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016, riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.

- Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.

2. Công thức xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo quy định của Điều 2 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016, trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB

=

Giá bán chưa có thuế GTGT

-

Thuế Bảo vệ môi trường

 [nếu có]

1 + Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.

Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra.

Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về thuế tiêu thụ đặc biệt

Luật Hoàng Anh

Vì sao lại có những mặt hàng hóa bị đánh loại thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế này được hiểu như thế nào? Những quy định và cách tính cụ thể đối với loại thế này. Tất cả những thông tin mà bạn cần biết đều được GV Lawyers tổng hợp trong bài viết “Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Những quy định chung cần biết” dưới đây.

Thuế tiêu thụ đặc biệt [Thuế TTĐB] được hiểu là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, mang tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Mục đích nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu. Đồng thời điều tiết mạnh tới thu nhập của người tiêu dùng. Từ đó tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh.

Thuế tiêu thụ đặc biệt có một số đặc điểm như sau:

  • Có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết.
  • Điều tiết một lần trong suốt quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Cụ thể, các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB chỉ được đánh một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ.
  • Là loại thuế gián thu. Tính chất gián thu của loại thuế này thể hiện: Thuế TTĐB đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB một cách gián tiếp thông qua giá cả của hàng hoá, dịch vụ mà người đó tiêu dùng.
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao. Do đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực sự cần thiết nên việc áp dụng thuế suất cao là nhằm điều tiết lại quá trình sản xuất, sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ này.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định

Hàng hóa:

  • Bài lá;
  • Bia;
  • Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
  • Rượu;
  • Vàng mã, hàng mã;
  • Tàu bay, du thuyền;
  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Xăng các loại;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng.

Dịch vụ:

  • Kinh doanh xổ số;
  • Kinh doanh đặt cược;
  • Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi golf;
  • Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự;
  • Mát-xa [massage], ka-ra-ô-kê [karaoke];
  • Vũ trường.

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt
  • 3. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
  • 4. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
  • 5. Quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
  • 5.1. Đối tượng chịu thuế
  • 5.2. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế
  • 6. Đánh giá về những quy định về đối tượng chịu thuế và căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi, bổ sung 2014

Nghị định 108/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

2. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt thường có ở hầu hết các quốc gia vì đây là một loại thuế dễ thu, dễ quản lý. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội, phong tục tập quán, chính sách tiêu dùng, yêu cầu động viên ngân sách, khả năng quản lý, giám sát mà mỗi nước có những quy định riêng về danh mục mặt hàng chịu thuế, mức thuế suất, phương thức tổ chức quản lý thu.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc loại thuế gián thu và mức thuế thu thường rất cao nên có khả năng tác động tới việc sử dụng thu nhập vào tiêu dùng của dân cư.

3. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt

Thứ nhất, Thuế tiêu thụđặc biệt có tính chất gián thu.Thuế tiêu thụđặc biệt đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một cách gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệtngười nộp thuế cho Nhà nước thay cho người tiêu dùng. Như vậy, người sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ sẽ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và khoản thuế này được chuyển vào giá bán sản phẩm và chuyển sang cho người tiêu dùng phải gánh.

Thứ hai, Thuế tiêu thụ đặc biệt có phạm vi hẹp.Khác với Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước cần điều tiết. Nếu như thuế Giá trị gia tăng đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ trừ nhóm hàng hóa dịch vụ nằm trong nhóm không thuộc đối tượng chịu thuế thì thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào 11 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ. Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế được quy định bao gồm: rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, kinh doanh cá cược, sòng bạc,...Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chủ yếu là những hàng hóa dịch vụ có tính chất đặc biệt.

Thứ ba, Thuế tiêu thụ đặc biệt có mức thuế suất cao. Dù có phạm vi điều chỉnh hẹp nhưng thường có mức thuế suất cao. Đây là điểm khác biệt với thuế giá trị gia tăng. Nếu như thuế giá trị gia tăng có mức thuế suất là 0%, 5%, 10% thì thuế tiêu thụ đặc biệt có mức thuế lên tới 150%.

Thứ tư, Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, cung ứng hàng hóa dịch vụ. Nhà nước chỉ thu thuế tiêu thụ đặcbiệt một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu tiêu thụ đặc biệt. Khi hàng hóa và dịch vụ này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

4. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong nhữngcông cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

5. Quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

5.1. Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP bao gồm các mặt hàng và dịch vụ mang tính chất đặc biệt.

Quy định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mục tiêu điều chỉnh của luật thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh những loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có tính chất như giá bán cao, có hại có sức khỏe, ảnh hưởng không tốt đến nhiều khía cạnh.

Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt liên tục được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện để phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội. Các quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam cũng thống nhất với thông lệ của các nước trên thế giới. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở các nước trên thế giới cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, giống như Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới cũng đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào các nhóm hàng hóa dịch vụ phổ biến như: đánh thuế vào đồ uống có cồn và thuốc lá, đánh thuế vào xe động cơ [ô tô], đánh thuế đối với nhiên liệu, đánh thuế đối với các hoạt động casino, loại hình kinh doanh cá cược,...Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều hạn chế xảy ra đối với tình hình phát triển kinh tế, xã hội khiến quá trình áp dụng luật nảy sinh nhiều bất cập như sau:

- Quy định về đối tượng chịu thuế vẫn chưa rõ ràng, cụ thểkhiến cho việc áp dụng pháp luật vẫn còn gặp khó khăn. Ví dụ như Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định hàng mã, vàng mã nằm trong đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng đối với Nghị định 108/2015/NĐ-CP thì Điều 2 quy định vàng mã, hàng mã không bao gồm đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, thực tế rất khó phân biệt hàng mã là đồ chơi trẻ em, trang trí, dạy học với hàng mã thờ cúng.

- Nhiều đối tượng thuộc diện chịu thuế không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Ví dụ như mặt hàng máy điều hòa; vàng mã, hàng mã vì các mặt hàng này đều là hàng hóa bình thường, được sử dụng rộng rãi.

- Nhiều hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn các nguyên tắc điều chỉnh của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng không được bổ sung vào danh mục đối tượng thuộc diện chịu thuế. Ví dụ như đối với mặt hàng mỹ phẩm, nước hoa, máy móc, thiết bị làm đẹp cho phụ nữ, đinệ thoại di động loại đắt tiền, túi xác cao cấp, đồng hồ,...Hoặc các loại hình kinh doanh không được khuyến khích, ảnh hưởng đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội như kinh doanh cầm đồ, kinh doanh trò chơi điện tử,...

5.2. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, có sự phân biệt về giá tính thuế giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu, cụ thể:

- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.

- Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phầm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng.

- Đối với hàng hóa mua bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hoá theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

- Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Nhìn chung các quy định về giá tính thuế đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ được Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và tương đối phù hợp các cam kết của Việt nam khi gia nhập WTO. Việc quy định giá tính thuế chặt chẽ và khả thi có ý nghĩa ra quan trọng trong việc đảm bảo phòng chống trốn thuế. Chính về các quy định về giá tính thuế luôn được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu điều chỉnh của thực tiễn.

6. Đánh giá về những quy định về đối tượng chịu thuế và căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Về đối tượng chịu thuế, nhìn chung thì nguyên tắc xây dựng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất tiêu thụ đặc biệt trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành của Việt Nam tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, Tuy nhiên bên cạnh đó các quy định này vẫn còn nhiều hạn chế vẫn chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của thị trường cũng như là chưa phát độ hết tất cả vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường.

Về căn cứ tinh thuế tiêu thụ đặc biệt. Quy định của pháp luật về căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt là tương đối phù hợp, tuy nhiên Luật thuế tiêu thụ đặc biệt chưa quy định cụ thể về giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa đã chịu thuế bảo vệ môi trường nên cần bổ sung làm rõ, đảm bảo đồng bộ với Luật thuế bảo vệ môi trường. Vì Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 có hiệu lực thi hành quy định thu thuế bảo vệ môi trường đối với một số loại hàng hóa.

* * * * *

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phậnTư vấn Pháp luật Công ty Luật Minh Khuê.

Video liên quan

Chủ Đề