Cảm nhân về phim Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc [xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm giữa quốc lộ 15A với tỉnh lộ 2], trong đó có đoàn chúng tôi hơn 40 người tham gia chuyến đi về nguồn lần này.

Người dân thắp nhang trước mộ 10 cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc.

Đặc biệt trong những ngày tết cổ truyền dân tộc, hàng chục ngàn lượt người dân khắp mọi miền đất nước đã đến thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ hy sinh nơi Ngã ba Độc Lộc. Sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong cùng với hàng ngàn chiến sĩ, nhân dân sẽ mãi vang vọng.

Tấm bia Tổ quốc ghi công đặt trang trọng trước mộ 10 cô gái thanh niên xung phong cùng quê Hà Tĩnh có tên từng chị Nguyễn Thị Tần - tiểu đội trưởng, Hồ Thị Cúc - tiểu đội phó và các đội viên Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Thị Xuân, Võ Thị Hà, Trần Thị Hường, Võ Thị Hợi, Trần Thị Rạng, Dương Thị Xuân, Hà Thị Xanh.

Ai cũng nghẹn ngào khi nữ hướng dẫn thuyết minh “Các cô đã đi vào lịch sử như một dấu ấn hào hùng, tinh thần quả cảm, chính nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời của các cô đã trở thành điển tích, huyền thoại khi cả sự sống và cái chết đều mang vẻ bi tráng của một thiên anh hùng ca bất tử”.

Ngã ba Đồng Lộc bị rung chuyển vì bom đạn, gần 50 ngàn quả bom, không kể rốc-két đã trút, ròng rã trong 7 tháng. Bình quân mỗi tháng giặc Mỹ đánh 28 ngày, ngày đánh nhiều nhất là 103 lần với trên 800 quả bom các loại, trung bình mỗi mét vuông đất gánh chịu 3 quả bom tấn. Hố bom chồng chất, đất đá đào đi xới lại.

“Nếu ngã ba này bị chia cắt thì các binh đoàn của ta cùng hàng ngàn xe vận tải vũ khí, lương thực sẽ bị dồn ứ, thành mồi cho máy bay Mỹ. Đây là nơi duy nhất để con đường vận tải đi qua, trở thành điểm đọ sức chiến lược giữa ta và địch”, nữ hướng dẫn thuyết minh tại Ngã ba Đồng Lộc giải thích.

Xem phim tài liệu, nghe thuyết minh và kể về lịch sử, ai cũng xúc động. Ngày ngày khi màn đêm buông xuống, hàng ngàn chiến sĩ ùa ra phá bom nổ chậm, san lấp hố bom, dẫn đường cho xe vượt tuyến. Không một người nào có mặt giữa ngã ba khi trời đã sáng. Có mặt ở ngã ba này giữa ban ngày đồng nghĩa với đón nhận cái chết.

Người dân chụp ảnh lưu niệm tại nhà bia tưởng niệm.

Vào ngày 24/7/1968, như một định mệnh được báo trước, 10 nữ thanh niên xung phong Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552 - Tổng đội thanh niên xung phong 55 của tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định san lấp hố bom giữa ban ngày để kịp cho xe thông đường. Ngày hôm đó, lúc 16h, trận oanh tạc lần thứ 15, một quả bom tấn rơi trúng chỗ 10 cô gái đang làm nhiệm vụ. Tiếng nổ dữ dội làm đất đá tung tóe, khói bom đen ngòm trùm lên cả đội hình 10 cô gái tuổi từ 17 đến 24.

Nữ hướng dẫn viên thuyết minh với cái chất giọng Hà Tĩnh ngọt ngào thiết tha, làm ai cũng xúc động “Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau, đồng đội đã đào bới tìm kiếm được thi hài 9 chị. Còn một người chưa tìm thấy, là chị Hồ Thị Cúc. Mãi cho đến sáng ngày thứ ba mới tìm thấy chị Cúc dưới bao nhiêu đất đá trên đồi Trọ Voi. 10 chiếc quan tài gỗ tạp đơn sơ xếp hàng đặt bên nhau trong đồi Bãi Dỵa, bát hương làm bằng thân cây chuối và hoa mua, hoa sim trên đồi Can Lộc tỏa hương bên linh hồn trắng trong của họ”.

Trong nhà bảo tàng vẫn còn lưu giữ những hiện vật dùng hàng ngày, công cụ làm việc và chiến đấu của hàng ngàn chiến sĩ ở đây rất thô sơ, giản đơn như trang phục quần áo, lược, mũ, dép, chén, muỗng, đũa, nón, chảo, cuốc, xẽng, bình nước, xe đạp…

Thật xúc động khi nhìn những hiện vật để lại của 10 cô gái thanh niên xung phong từ chiếc xoong kho cá đến chiếc áo của chị Nguyễn Thị Xuân, bình đựng nước của chị Võ Thị Hà, sổ đoàn viên cùng chiếc vali của chị Trần Thị Hường, chiếc lượt cùng nhúm tóc thề của chị Võ Thị Tần...

Mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động gắn liền với cuộc đời các chị. Xúc động nhất với tôi có lẽ khi đọc bức thư gởi mẹ trước lúc hy sinh, chị Võ Thị Tần đã viết “… Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường. Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của chúng con...”.

Và còn đó hố bom sâu hoắm, nơi 10 cô gái tuổi đôi mươi ra đi trong xót xa nhưng lòng thanh thản. Thắp nén nhang với lòng thành kính, trong giây phút tưởng niệm, bỗng thấy từ sâu thẳm lòng mình vang vọng lên tiếng cười rúc ríc, nhí nhảnh và ánh mắt những cô gái, chàng trai tuổi đôi mươi nơi Ngã ba Đồng Lộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân tươi đẹp cho Tổ quốc Việt Nam.

Người dân xem phim tư liệu và nghe thuyết trình

Ngã ba Đồng Lộc giờ đây chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống hồi sinh trên tọa độ chết năm xưa có không gian thoáng đãng, không khí mát mẻ, xung quanh bao phủ cây xanh, hàng ngàn hố bom được san lấp tạo cảnh quan và làm khu di tích lịch sử cùng nhà tưởng niệm, tượng đại chiến thắng, nhà trưng bày di vật chiến tranh, cụm tượng thanh niên xung phong, đài tưởng niệm giao thông vận tải…

Tháp chuông trên đồi Mũi Mác vừa mang tính truyền thống vừa hiện đại, hình dáng vững chãi, biểu tượng cho tinh thần chiến đấu hy sinh cao cả, ý chí quyết tâm vươn lên xây dựng quê hương phồn vinh.

Theo nữ hướng dẫn thuyết minh, tháp chuông này cao 37m, gồm 7 tầng, 8 mái, hình bát giác đều. Trong tháp tầng 1 đến tầng 7 được lắp đặt đèn chiếu sáng nghệ thuật tạo sắc màu lung linh, huyền ảo. Tầng trên cùng treo quả chuông đồng nguyên khối nặng 5,7 tấn, cao 3,6m và đường kính 1,95m. Tiếng chuông vang lên như lời tri ân người đã hy sinh, khát vọng hòa bình, thúc giục thế hệ hôm nay vì mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh và hạnh phúc.

Đứng trên tầng 7 tháp chuông ở đồi Mũi Mác, nhìn thấy khung cảnh sống yên bình thôn quê với các mái nhà khang trang, những đứa trẻ vui đùa, vài đàn bò đang nhẩn nha gặm cỏ, màu lúa xanh rì, phía xa là những chiếc cần cẩu vươn cao xây các công trình mới, từng đoàn xe chở khách nối đuôi nhau trên đường hướng về Ngã ba Đồng Lộc… Sự yên bình cùng cuộc sống phát triển hôm nay có sự đóng góp to lớn của hàng ngàn chiến sĩ, nhân dân, trong đó có 10 cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc.

Đoàn chúng tôi sau khi dâng hương, tưởng niệm các chiến sĩ cùng 10 cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc có nhiều người cứ muốn nán lại, dừng chân lâu hơn để hiểu thêm cuộc sống, con người, vùng đất được cho là “địa linh nhân kiệt”.

Đến thăm viếng, dâng hương, tưởng niệm, nghe kể lịch sử hào hùng dân tộc, trước sự hy sinh to lớn của 10 cô gái thanh niên xung phong và hàng ngàn chiến sĩ nơi Ngã ba Đồng Lộc, chúng ta sẽ thấy những bon chen thường ngày vì cái này vì cái kia trở nên nhỏ bé và tầm thường.  

Ngã ba Đồng Lộc gắn liền truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng, huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, giờ đã trở thành Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đặc biệt trên đường Hồ Chí Minh và được đầu tư xây dựng Khu tưởng niệm Thanh niên Xung phong Toàn quốc, là địa chỉ đỏ của nhân dân cả nước về dâng hương, tưởng niệm.

Nhiều du khách nước ngoài tìm đến thăm viếng, tham quan. Mỗi dịp tết đến, càng có nhiều người đến thắp hương tri ân. Đây còn là nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt Nam thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của 10 cô gái thanh niên xung phong và hàng ngàn chiến sĩ hy sinh để đất nước mãi mãi được trường tồn và dân tộc có được những mùa xuân độc lập tươi đẹp.

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “CẢM XÚC XUÂN” nhằm ôn cố tri tân về mùa xuân; về thiên nhiên, con người, xã hội, và các vấn đề nóng bỏng của đất nước, địa phương bằng tinh thần hân hoan để tiễn biệt năm cũ, chào đón năm mới 2020.

Bài vở xin gửi về hòm thư .

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.

Đánh giá của bạn:

Những ngày tháng 4 lịch sử của dân tộc, mảnh đất một thời là “chảo lửa, túi bom” Đồng Lộc [Can Lộc - Hà Tĩnh] lại đón muôn triệu bước chân từ khắp bốn phương trời. Có những người mới đến lần đầu, có người năm nào cũng đến, nhưng những cảm xúc bồi hồi, xúc động thì luôn mới mẻ.

Những ngày tháng 4 lịch sử của dân tộc, mảnh đất một thời là “chảo lửa, túi bom” Đồng Lộc [Can Lộc] lại đón muôn triệu bước chân từ khắp bốn phương trời. Có những người mới đến lần đầu, có người năm nào cũng đến, nhưng những cảm xúc bồi hồi, xúc động thì luôn mới mẻ.

Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc.

Tháng 4, trời Can Lộc trong xanh vời vợi. Từ sáng sớm, đường về Ngã ba Đồng Lộc đã nhộn nhịp những đoàn xe. Trong dòng người ấy có những cụ già, thân nhân liệt sỹ, những cựu chiến binh, thương binh và đông đảo học sinh, sinh viên, thanh niên từ mọi miền đất nước.

Dòng người bất tận hành hương về Ngã ba Đồng Lộc.

Thật may mắn khi tôi gặp lại thương binh Nguyễn Thị Hòe - cựu TNXP, Tiểu đội trưởng Tiểu đội Công binh thuộc Đại đội 557, Tổng đội 55 TNXP-P18. Bà là người từng thực hiện nhiệm vụ trực chiến tại khu vực Đồng Lộc trong những tháng ngày kháng chiến chống Mỹ ác liệt.

Bà Nguyễn Thị Hòe [thứ 2 bên phải] cùng đồng đội thăm lại chiến trường xưa.

Cúi đầu dâng nén hương thơm cho những người đã ngã xuống, ngâm bài thơ sáng tác trước anh linh các đồng đội, bà Hòe chia sẻ: “Mấy năm gần đây, sức khỏe giảm sút bởi vết thương tái phát nên tôi không thể thường xuyên trở lại chiến trường xưa, thăm đồng đội cũ. Dẫu vậy, tôi vẫn thường trở về nơi này bằng ký ức, bằng những vần thơ gửi gắm nỗi niềm thương nhớ của riêng mình: Tiếng chuông Đồng Lộc ngân vang/ Lòng tôi nhớ phút sẵn sàng năm xưa/ Những ngày dãi nắng dầm mưa/ Những ngày tuổi trẻ thi đua thông đường…”.

Bà Hòe chia sẻ cảm xúc khi trở lại thăm chiến trường xưa.

Hồi ức của thương binh Nguyễn Thị Hòe và câu chuyện mà một hướng dẫn viên ở Ngã ba Đồng Lộc kể đã nhắc nhớ về sự tàn khốc trên cung đường huyết mạch năm xưa. Trong những năm tháng Mỹ bắn phá miền Bắc, vị trí chiến lược này đã trở thành nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa ý chí, tinh thần thép của các lực lượng bảo đảm giao thông trên tuyến đường huyết mạch 15 với bom đạn của kẻ thù.

Hố bom, chứng tích cho sự tàn khốc trên cung đường huyết mạch năm xưa.

Theo các tư liệu lịch sử, từ cuối tháng 4/1965, quốc lộ 1A bị chia cắt hoàn toàn, hàng hóa vận tải bằng đường bộ chi viện cho chiến trường miền Nam đều phải đi qua Đồng Lộc. Nơi đây trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, không quân Mỹ tập trung mọi phương tiện chiến đấu đánh vào khu vực Đồng Lộc 1.863 lần.

Mảnh đất nhỏ bé này đã phải chịu đựng một lượng bom đạn khổng lồ với gần 50.000 quả bom các loại. Bình quân, mỗi mét vuông đất ở Đồng Lộc phải gánh chịu ít nhất 3 tấn bom. Vào lúc cao điểm nhất, tại ngã ba này đã tập trung 1,6 vạn người, phần lớn là bộ đội pháo binh và thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom, mở đường.

Công việc phá bom, thông đường của các nữ TNXP. Trích: phim Ngã ba Đồng Lộc.

Khẩu hiệu “Máu có thể chảy, tim có thể ngừng, nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắc” đã thắp lửa cho lời thề quyết tử của những TNXP và biết bao lực lượng làm nhiệm vụ ở Ngã ba Đồng Lộc. Chỉ có lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn mới có thể tạo nên sức mạnh để các lực lượng lạc quan sống, chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ trên mảnh đất này.

Để rồi, nhiều người đã mãi mãi nằm xuống, làm nên huyền thoại bất tử Đồng Lộc. Câu chuyện về sự hy sinh của 10 nữ TNXP cùng anh linh của các chiến sỹ ngã xuống nơi đây đã làm nên biểu tượng về một Đồng Lộc linh thiêng, bất tử.

Vượt hơn 1.400 km từ TP Cần Thơ đến với Hà Tĩnh, lần đầu tiên, chị Nguyễn Thị Út Hiền về thăm Đồng Lộc với nhiều xúc cảm. Chị chia sẻ: “Từng biết về Ngã ba Đồng Lộc qua những bộ phim, câu chuyện chiến đấu anh dũng của các lực lượng, nhất là 10 nữ anh hùng TNXP tại đây đã thôi thúc tôi đến với mảnh đất này. Hôm nay, ước mơ, tâm nguyện tự tay mình dâng lên mộ người đã khuất nén hương thơm, bông hoa trắng đã trở thành hiện thực. Ở đây, tôi càng nghe rõ hơn lòng mình, càng hiểu hơn trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước”.

Chị Nguyễn Thị Út Hiền vượt hơn 1.400 km tới thăm Đồng Lộc.

Trong trưa nắng miền Trung, trong khói hương trầm mặc, từng dòng thông tin trên những tấm bia mộ như khắc vào tâm tư người đến thăm nỗi xúc động, lưu luyến. Trò chuyện cùng những du khách đến với Đồng Lộc, chúng tôi cảm nhận được nỗi xúc động, tự hào và cảm phục về tinh thần bất khuất, dũng cảm, kiên cường của mảnh đất và con người Hà Tĩnh.

Cựu chiến binh Nguyễn Đăng Thanh [quận Long Biên, TP Hà Nội] chia sẻ: “Đã từng hành quân qua vùng đất lửa để vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam, nay có dịp trở lại nơi này, tôi rất xúc động. Đồng Lộc thay đổi quá nhiều. Vùng núi rừng hoang vu xưa kia đã bật lên sức sống mới. Một phần chiến trường năm xưa giờ là nơi yên nghỉ, thờ phụng các anh hùng liệt sỹ. Và tôi cũng biết, Khu di tích Đồng Lộc đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng các tổ chức, cá nhân trong việc đầu tư, tôn tạo các hạng mục”.

Khu mộ 10 nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc được đầu tư, nâng cấp ngày một khang trang.

54 năm trôi qua, những trọng điểm bắn phá ác liệt ở Ngã ba Đồng Lộc và cung đường 15 huyền thoại giờ đây mang sứ mệnh mở lối về ký ức cho những cựu binh, TNXP, cho người dân mọi miền Tổ quốc, bồi đắp lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay tiếp bước. Em Nguyễn Thị Lan - ĐVTN xã Nghi Hưng [huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An] cho biết: “Đã nhiều lần đến với mảnh đất này, nhưng mỗi một lần trở lại, tôi vẫn có những cảm xúc khác nhau. Mỗi lần đến đây, tôi lại may mắn gặp những cựu binh, được nghe thêm thật nhiều câu chuyện chiến đấu năm xưa để thấm nhận nhiều hơn về sự hy sinh của thế hệ cha anh đối với hòa bình hôm nay”.

Thế hệ trẻ được người thân dẫn đến Ngã ba Đồng Lộc để tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Giống như em Nguyễn Thị Lan, chính tôi cũng mang trong mình những suy nghĩ, cảm xúc khác nhau mỗi lần trở lại Đồng Lộc, bởi ở đó, không chỉ có những câu chuyện quá khứ mà còn có những câu chuyện mới về tình đồng đội. Những câu chuyện ấy bồi đắp thêm cho tôi lòng tự hào, tình yêu với quê hương mình.

Chiều buông, những đoàn người lặng lẽ, bịn rịn ra về. Trong tiếng chuông chiều vang vọng, Đồng Lộc thật tĩnh lặng, bình yên và cũng thật gần gũi, thân thương. Và tôi biết, Đồng Lộc linh thiêng, bất tử đã trở thành ký ức của bao người…

Toàn cảnh Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Đình Nhất.

Bài & ảnh: Thúy Ngọc - Đình Nhất

trình bày: công ngọc

6:30:04:2022:14:30

Video liên quan

Chủ Đề