Cảm nhận về bài thơ Chiều tối học sinh giỏi

SoanBai123 » Học Sinh Giỏi Văn » Học Sinh Giỏi Văn Lớp 11 » Phân tích bài Chiều tối

Phân tích bài Chiều tối

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Phân tích tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Hướng dẫn phân tích:

Buổi chiều cũng tựa như mùa thu, xưa nay vốn là nguồn cảm hứng không vơi cạn của văn chương nghệ thuật.Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc chiều , những áng thơ chiều mà các nghệ sĩ, tao nhân đã để lại cho đời sống con người.

Về mặt này, Hồ Chí Minh trong tư cách một nhà thơ cũng không phải là ngoại lệ. Có thể thấy ngay từ tập thơ Nhật Kí Trong Tù, trái tim của thi nhân ấy đã không chỉ một lần rung động trước vẻ gợi cảm của buổi chiều hôm để viết ra những vần thơ mà còn được nhiều người nhớ mãi như “ Vãn chiều hôm”, “ Hoàng hôn” ,.. Song trước tất cả và quen thuộc hơn tất cả những bài thơ chúng ta vừa kể đến vẫn phải là bài thơ mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây “Mộ” [ chiều tối].

Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

[ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng. ] 

“ Chiều tối “ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm, nhưng điều lý thú là trong hai câu thơ đầu tiên cũng như cả bài thơ lại không dùng đến một chữ “ chiều “ nào. Vậy mà cảnh chiều và hồn chiều vẫn hiện lên rất rõ, rất đẹp và đầy vẻ gợi cảm. Nhà thơ chỉ vờn vẽ lên một vài nét tiêu sơ, gợi nên hình ảnh cánh chim chiều về tổ hay một chòm mây, áng mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét thế thôi song lại là những nét rất tiêu biểu cho những thời khắc cuối cùng của ban ngày, trước khi bóng tối buông màn xuống vạn vật. Từ những câu thơ cuối cùng lan toả ra một cảm giác nhẹ nhàng , man mác bâng khuâng của buổi chiều hôm khi mà mọi vật dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Đó có thể là một buổi chiều thực mà Bác đã gặp và ghi lại trong một cuộc chuyển giao từ nhà lao này sang nhà lao khác. Nhưng cũng không thể không thấy rằng buổi chiều ấy còn mang một vẻ đẹp đã trở nên vĩnh hằng của những buổi chiều mà hình sắc còn đọng lại trong những câu thơ cổ mà ở đó vẫn đi về không ít những “ quyện điểu “ với “ cô vân”.

Chim hôm thoi thóp về rừng

Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành 

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi 

Và như thế, những dòng thơ đầu tiên hình như đã làm cho bài thơ “ Chiều tối “ của Bác đã nhuốm một phong vị cổ điển. Cảm xúc bài thơ vì thế mà càng trở nên mênh mang hơn, không chỉ trong không gian mà còn cả ở thời gian.Những xúc cảm như thế đã được nhà thơ gửi gắm vào hai câu thơ về chiều hôm đó.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Có nhiều người cho rằng những dòng thơ ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo và thấm thía của một người tù trên con đường đày ải đang thấm một nỗi xót xa khi thấy những cánh chim chiều cũng tìm ra chốn ngủ, những đám mây cũng lững lờ nghỉ ngơi trên bầu trời bao la. Trong khi đó, người tù vẫn bị xiềng xích, trói buộc chẳng bằng cánh chim nọ, áng mây kia vì chiều đã sắp hết rồi mà mình vẫn không có nổi một chốn dừng chân. Mặt khác,cũng có một cách hiểu dường như hoàn toàn ngược lại. Theo đó, có thể thấy đây là hai dòng thơ của một tâm hồn đã vượt lên trên cảnh ngục tù, xiềng xích và trói buộc để lưu luyến, dõi nhìn theo một cánh chim , một áng mây chiều để cảm thấy tim mình xao xuyến một tình cảm rất người, cho dù đang phải sống một cuộc sống “ khác loài”. Nên chăng ta hãy hiểu theo một cách hiểu được nhiều người ủng hộ nhất, cách hiểu thứ hai. Song hiểu theo cách nào trong hai cách trên, chúng ta vẫn tìm thấy ở đó một chân dung tinh thần của một chủ tịch Hồ Chí Minh thi sĩ, một con người yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên , đất trời và cuộc sống. Đó là một con người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn không để mất đi dù chỉ một mảy may tình yêu cái đẹp, khả năng rung cảm trước cuộc đời, một con người sống trọn vẹn cuộc sống con người, dù trong hoàn cảnh có khác loài người.

Cũng như nhiều bài thơ khác trong “ Nhật kí trong tù “, “ Chiều tối “ biểu hiện một cảm nhận của tác giả về cuộc sống luôn có sự vận động, phát triển, chảy trôi. Chúng ta có thể thấy điều ấy khi đối chiếu hai câu đầu với hai câu cuối của bài thơ. Rõ ràng hai câu thơ trên đã viết về một khung cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tà, nhưng đến hai câu thơ sau đã có thể thấy rõ trời đã đổ tối. Thời gian không ngừng trôi, mặc dù nhà thơ trong nguyên tác đã không cần dùng đến chữ “ tối”.[ Chữ “ tối “ trong bản dịch là do người dịch tự thêm vào]. Và bởi phải vào thời điểm như thế, người ta mới thấy được rõ ràng sự rực hồng của bếp lửa, mà cái tài của nhà thơ ở đây là không cần dùng đến chữ “ tối “ mà nghĩa ấy vẫn cứ hiện lên rõ mồn một. Và như thế, cặp mắt của thi nhân sẽ thôi không ngước nhìn mãi về phía bầu trời mà hướng về mặt đất để nhận thấy ấn tượng về một xóm núi, về một cô gái xay ngô, một chiếc lò than trong ngôi nhà đơn sơ , giản dị. Bức tranh của cảnh vật sẽ nhường chỗ cho bức tranh sinh hoạt con người. Hình ảnh trung tâm của hai câu thơ cũng sẽ không phải là một cánh chim chiều về tổ, một áng mây trôi mà là một con người lao động. Và ngôn từ của những dòng thơ cũng sẽ theo đó mà đổi thay. Hai câu thơ này không thấm thía hương vị thơ cổ điển như hai câu trên mà mang nhiều chất “ bạch thoại”, mộc mạc , đời thường, thể hiện rõ nhất ở chữ “ bao túc” xuất hiện đến hai lần.

Hai câu thơ này một lần nữa không chỉ là để ghi lại những gì nhà thơ đã thấy trong một buổi chiều. Bởi không nên quên rằng “ Chiều tối” vẫn là một tác phẩm trữ tình và cái hồn của câu thơ nằm ở những tình cảm, rung động mà nhà thơ đã trao gửi vào trong những dòng chữ. Nhiều người đã thấy ở đây nỗi xót xa kín đáo mà sâu xa của nhà thơ đối với con người lao động. Nhà thơ dường như đã đồng cảm với sự nhọc nhằn của họ. Đồng cảm ở cách nhà thơ nói việc xay ngô, ở cách dùng chữ “ ma bao túc” để bật lên những vòng quay nặng nề, luẩn quẩn và ở âm điệu của những câu thơ mà đọc lên có thể cảm thấy vất vả, khó khăn. Và như thế, chúng ta có thể cảm nhận được tình thương đối với nỗi đau khổ của những con người lao động, cho dù đó là những con người không phải là đồng bào của Bác, không quen thân, thậm chí chưa hề gặp mặt. Song cũng nhiều người muốn hiểu hai câu thơ sau này theo nghĩa khác, một hướng tiếp nhận khác. Phải chú ý đến những chữ “ hoàn “ [ hết ] và hình ảnh của chiếc lò than đã rực đỏ lên, để nhận ra rằng nhà thơ muốn nói đến cảm giác về một sự ấm áp, sum vầy, về một thứ hạnh phúc bình dị trong một căn nhà ấm cúng. Bếp lửa đã cháy lên và công việc lao động cũng đã hoàn tất. Và như thế, cái lớn của những dòng thơ là ở khả năng vô song của Bác, khả năng mà khó có ai vượt hơn, thậm chí sánh nổi. Đó là khả năng quên đi nỗi đau khổ rất lớn của mình để đồng cảm, để vui với những niềm vui bé nhỏ, giản dị của con người . Nhưng hai ý kiến ấy ngẫm ra cũng không hoàn toàn đối lập, bởi vì đều nói lên một phẩm chất chung, phẩm chất mà sau khi Bác mất , nhà thơ Tố Hữu mới nói đến thật nhiều và thật thấm thía trong những câu thơ :

Chỉ biết quên mình cho hết ngày

hay: Nâng niu tất cả chỉ quên mình 

Chúng ta nhận ra “ Chiều tối “ là những vần thơ quên mình vĩ đại. Cực độ con người đang ở trong một cảnh ngộ tột cùng đau khổ nhưng vẫn có thể rung động được với nỗi khổ hoặc niềm vui của những con người bình thường khác, tình cờ gặp mặt hoặc thấy trên con đường đày ải.

Nhưng có lẽ cũng không nên nói rằng Bác Hồ đã quên mình bởi một người như Bác thì bầu trời, xóm núi, cô gái xay ngô và bếp lửa đang rực hồng lên ấy không phải là những cái ở bên ngoài mình. Dường như với Bác, đấy là cuộc sống của chính mình. Vậy nói như nhà thơ Tố Hữu, Bác có thể nâng niu tất cả, vì Bác sống như trời đất, vì Bác có một trái tim có thể ôm trọn mọi non sông, kiếp người:

Bác sống như trời đất của ta.

Phân tích chiều tối học sinh giỏi hay nhất chi tiết nhất Với những bài văn mẫu đặc sắc và chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm nguồn tư liệu để học tốt môn văn vào các lớp chuyên và các đề thi học sinh giỏi. Hãy xem với tettrungthukingdom ngay nhé !

Phân tích chiều tối học sinh giỏi hay nhất chi tiết nhất

Phân tích chiều tối học sinh giỏi dàn ý chi tiết. Các thí sinh tham khảo thông tin bên dưới và tải đề thi về. Hi vọng đề thi thử này sẽ giúp các em củng cố kiến ​​thức cho các kì thi sắp tới .

Phân tích chiều tối học sinh giỏi dàn ý chi tiết

A. Mở Bài

– Giới thiệu họa sĩ và các tác phẩm của anh ấy.

B. Thân Bài

Hình ảnh thiên nhiên núi rừng:

“Bản chất của khu rừng của sự giàu có”:

– Hình ảnh chim trời:

Trong thơ cổ, cánh chim bay trên không trung thường tượng trưng cho sự cô đơn, mất mát, mất phương hướng. + Buổi tối, cánh chim khoác lên mình một màu sắc hiện đại hơn khi chúng có nơi để trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tổ ấm hạnh phúc.

+ Như những người cùng cảnh ngộ, tinh tế cảm nhận được sự mệt mỏi ẩn hiện trong từng vạt cánh xuất phát từ niềm thương cảm của người nghệ sĩ dành cho cánh chim trời.

“Cô ấy giả vờ ở trên bầu trời”

– Hình ảnh những đám mây trong văn học cổ điển:

+ Một trong những chất liệu quen thuộc của thơ ca cổ điển, bộc lộ tinh thần tự do, phóng khoáng, phiêu diêu, thoát tục.
+ Bộc lộ nỗi cô đơn, mất mát của nhân vật trữ tình.

– Hình ảnh những đám mây trong bài thơ của Bác Hồ:

+ Hai từ “lãng đãng” gợi tả sự chậm rãi của chuyển động của mây → nhịp độ chậm rãi, thong thả. + Hai chữ “khí trời” có nghĩa là bầu trời trong xanh, sạch đẹp như tâm tư của người chiến sĩ cách mạng, tù đày mà không bị ràng buộc bởi những chuyện vặt vãnh.

=> Nhấn mạnh và đề cao tinh thần lạc quan, nghị lực sống của Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày.

Hình ảnh người dân lao động:

“Trong thôn, thiếu nữ bị ma quỷ làm cho lu mờ.
Anh túc phủ kín cả bông hồng ”.

– Hình ảnh cô gái xay ngô:

+ Dân lao động trở thành trung tâm của TP. + Đó là cuộc sống bình dị, đời thường nhưng bộc lộ sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ trong lao động.

→ Chúng tôi luôn nhìn cuộc sống và con người với tình yêu thương nồng nàn ngay cả trong một môi trường khắc nghiệt.

 “Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”:

– Khi cô gái vừa xay ngô xong, chiếc brazier đã ửng hồng, đánh dấu sự chuyển mình từ chiều sang tối. – Từ “hồng nhan” trở thành từ nhãn cho cả bài thơ 28 chữ.

+ Từ “hồng nhan” như xua đi không khí hiu quạnh, tăm tối của núi rừng và làm bừng sáng cả bài thơ.

=> Đặc điểm của HCM: Luôn tích cực, trong sáng và luôn hướng về ánh sáng.

– Từ “hồng nhan” còn dùng để chỉ lí tưởng cách mạng của người lính, là màu tượng trưng cho sự trong sáng, ấm áp, nồng nàn, sẵn sàng vượt qua nghịch cảnh tăm tối. Đó là chất thép ẩn chứa tinh tế và ý nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Kết Bài

Nêu cảm nghĩ chung của bạn.

Trươc hết để làm tốt phân tích và cảm nhận bài thơ chiều tối học sinh giỏi hãy cùng tham khảo mở bài chiều tối học sinh giỏi và kết bài chiều tối học sinh giỏi dưới đây nhé :

Hướng dẫn mở bài và kết bài chiều tối học sinh giỏi

‘Bữa cơm chiều’ là một tác phẩm cổ điển nhưng rất hiện đại, thể hiện một cách tự nhiên và giàu vẻ đẹp của hình tượng nhà thơ, chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên của cụ Hồ. Điều đặc biệt ở đây là ý thức bẩm sinh của chú bạn có liên quan đến ý thức nhân đạo, tức là ý thức sống.

Dòng thời gian trôi nhanh qua mọi nẻo đường thơ, rũ bỏ dần bao tinh hoa sờn, chỉ còn lại lãng quên dĩ vãng. Nhưng “Chiều tối” mang tên người bác sẽ sống mãi trên từng trang lịch sử, với vẻ đẹp cổ điển của những bức tranh chiều ấy vẫn tỏa sáng và soi sâu trong trái tim yêu thương không rời của ông. Ngọn lửa của sự sống, tự do vĩnh cửu.

Mộ là bài thơ kết hợp hài hòa giữa kinh điển và hiện đại. Đoạn thơ miêu tả cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống với vẻ đẹp giản dị mà sâu lắng. Bằng cách này, chúng ta thấy được tình yêu và sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Dù bị giam cầm nhưng Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy một khung cảnh rất chân thực, thể hiện niềm khao khát tự do của Người.

Nhìn vào lăng có thể thấy tinh thần lạc quan của ông Hồ. Bất chấp sự dày vò về thể xác trong xiềng xích trong bất kỳ hoàn cảnh nào, anh vẫn giữ vững tinh thần sống sắt đá.

Bài thơ Chiều tối đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc với những bức tranh miêu tả thiên nhiên và con người miền núi, pha trộn giữa kinh điển và hiện đại. Bài thơ khiến người đọc xúc động trước tấm lòng yêu thương bao la của Hồ Chí Minh, một người tù chiến sĩ cộng sản. Dù phải trải qua cuộc đời lao tù ở một vùng đất xa lạ, nhưng cụ Hồ vẫn vượt qua mọi nỗi đau thể xác và đem đến cho người đọc một bài thơ tuyệt vời.

Sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh cổ điển và tinh thần hiện đại, cách diễn đạt ngắn gọn nhưng nổi bật và cảm xúc được chứa đựng trong ý tưởng. Phong cách gợi lên những hình ảnh bình dị, thân thuộc nhưng đầy cảm xúc. Bài thơ thể hiện tâm hồn của Bác, một con người dù đau đớn trong xiềng xích nhưng vẫn có một niềm tin vững chắc và luôn giữ được tinh thần thép trong tim. sự sống. Đồng thời thấy được lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, ý chí quật cường của các chú bộ đội. Đồng thời cũng thể hiện nét độc đáo trong thơ của Bác Hồ như một nhà thơ đã nói “Thơ Bác chuyển từ ngôn ngữ đến hình tượng thơ luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng, hướng tới tương lai”.

Qua bài thơ Chiều tối, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh nổi bật lên trong những bức tranh thiên nhiên và những bức tranh đời thường của con người. Luôn là một tâm hồn hướng về cuộc sống và ánh sáng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự lạc quan luôn gắn liền với lòng nhân ái của người lính và tình yêu chân thành với thiên nhiên. nhà thơ xuất sắc. Về mặt nghệ thuật, nét vẽ miêu tả thiên nhiên rất tinh tế, giản dị, kết hợp với lối thơ tả cảnh ngụ tình, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét cổ điển và nét hiện đại trong từng đoạn văn, từng hình ảnh thơ. Tất cả đã tạo nên những vần thơ tuyệt vời mang dấu ấn đậm nét của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.

Dưới đây là hướng dẫn Sơ đồ tư duy phân tích bài chiều tối của học sinh giỏi hãy cùng tham khảo và làm bài nhé :

Sơ đồ tư duy phân tích bài chiều tối của học sinh giỏi

Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng vô bờ bến. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, gian khó, đã rất nhiều lần bị bắt giam, chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, bị đánh đập, tra tấn dã man.

Văn mẫu hướng dẫn phân tích chiều tối hay nhất học sinh giỏi

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ở Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật kí trong tù” đã thể hiện được phần nào tinh thần ấy của Người.

Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.

Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Dịch thơ:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”

Buổi chiều thường là lúc đoàn tụ, nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để về. Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình. Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây.

Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong tình cảnh tù tội, vẫn phải cô độc bước đi.

Chòm mây cô đơn, lặng lẽ, Bác cũng lặng lẽ, cô đơn. Tuy thế, phải là một người có lòng yêu thiên nhiên, phải có một tâm thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế.

Thân xác mỏi rã rời vì phải đi cả ngày đường vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về.

Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như đám mây kia.

Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi, bỗng xuất hiện con người:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

Dịch thơ:

“Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó.

Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo được nghệ thuật của bản chữ Hán.

Bác đã lặp lại hai chữ “bao túc” ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối, tối dần.

Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò.

Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.

Nhà văn Nam Cao đã viết: “Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được.”, để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân.

Thế nhưng, ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng lo nỗi lo của dân tộc, của đất nước – vậy mà cũng vẫn luôn quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.

Bài thơ “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người.

Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.

Video liên quan

Chủ Đề