Cam được trồng nhiều ở đâu

- Tên thường gọi: Cam mật không hạt

- Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

- Tên tiếng Anh: “Seedless sweet orange”

Tán cây có dạng tròn hơi vươn cao, cây sinh trưởng mạnh. Lá có dạng hình trứng. Quả có dạng hình cầu, đáy quả có vòng tròn nhạt hơn so với cam soàn, vỏ quả màu xanh khi chín , vỏ quả dầy 3,5- 3,8cm

Khả năng ra hoa mạnh.

Hạt phấn có tỉ lệ bất dục rất cao >95%.

Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả;

Năng suất khá cao [20-30kg/cây/năm ở cây 4-5 năm tuổi].

Cây có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao [ở tỉnh Lâm Đồng].

Giống cam Mật không hạt có khả năng ra hoa rất mạnh, nhưng do bản chất không hạt làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và năng suất, có thể khắc phục bằng cách trồng xen với các giống cam, quýt thương phẩm khác.

Có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, để cam mật đạt chất lương nên thu hoạch quả cam Mật không hạt ở tuần thứ 33-34 sau khi hoa nở.

Cam mật không hạt

Giống cam mật không hạt xuất từ cây chiết. Giống này đạt giải nhì trong hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm

2. Cam Soàn

- Tên thường gọi: Cam Soàn

- Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

- Tên tiếng Anh: “Soàn” sweet orange

Điểm đặc trưng để phân biệt giống cam soàn với các giống cam khác là tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá thon dài, đỉnh và đáy quả có hình tròn phẳng như đồng tiền, bề mặt vỏ sần.

Trái cam soàn, đặc điểm dưới đáy trái có đồng tiền

Cam soàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít, trong qúa trình canh tác nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến múi bị dễ bị chai sượng, để khắc phục hiện tượng này nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp công thức phân bón có nhiều lân, kali và tăng cường sử dụng phân bón lá để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây.

Lá non có màu xanh nhạt, trở thành xanh đậm khi lá thành thục, có hình oval.

Chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác.

Dạng trái cam soàn giống như cam mật.

Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm.

Trọng lượng trung bình 250 – 300gram/trái

Trái cam soàn tơ vàTrái cam soàn lão

Cam soàn sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng đất phù sa ngọt, tưới đủ quanh năm, thoát nước tốt. Cây có khả năng ra hoa sau trồng 2-3 năm [cây ghép]. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu hoạch tập trung từ tháng 8 - 2dl khi quan sát thấy vỏ trái ít sần, chuyển sang màu xanh hơi vàng là thời điểm quả chín. Cây cho năng suất khá cao khoảng 80kg/ [cây 10năm tuổi] cây/ năm.

3. Cam mật

- Tên thường gọi: Cam Mật

- Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

- Tên tiếng Anh: Sweet orange

Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai.

Lá có dạng hình trứng, quả hình cầu, vỏ quả màu xanh đến xanh vàng khi chín, thịt có màu vàng tươi, nước quả nhiều. Trọng lượng trái trung bình 200g. Cam mật là một giống có năng suất cao. Cây sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa đậu quả.

Cam mật

4. Cam mật Ôn Châu

- Quả có vị ngọt và không có hạt.

- Kích thước to hơn quýt và nhỏ hơn cam.

- Vỏ quả rất mỏng, nhìn giống như da và có nhiều chấm nhỏ cùng với nhiều tuyến tinh dầu nằm xung quanh quả

- Rất dễ được bóc vỏ so với các loại quả khác thuộc chi Cam chanh.

- Thịt quả cũng rất dễ bị tổn thương trước những va đập mạnh [ví dụ như việc chuyên chở, mang vác không cẩn thận gây ra rơi rớt, va đập].

Cam mật Ôn Châu

5. Các giống phổ biến ở miền Bắc

5.1 Cam Sành

Cam Sành Hà Giang - Tuyên Quang - Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao. Cam Sành thu quả vào dịp Tết, khối lượng quả trung bình 150 - 250 g, ngon thơm ngọt đậm.

Cam sành

5.2 Cam Xã Đoài

Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đưa lên vùng núi cao, mã quả đẹp hơn. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 - 250 g/quả, có 18 - 22 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 12-1.

Cam Xã Đoài

5.3 Cam Valencia

Nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả. Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam. Hạt 0 - 3 hạt/quả. Chín muộn vào dịp Tết âm lịch.

5.4. Cam Ham Lin

Là giống của Mỹ, [Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ], được đưa vào Việt Nam từ năm 1971 thông qua Cu Ba. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 - 10, vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả, ngọt đậm, 0 - 5 hạt/quả.

5.5. Cam Sông Con

Nguồn gốc chọn từ cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An. Cây cao trung bình, tán gọn, không có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất trung bình, khối lượng quả trung bình 200 - 250 g/quả, có 3 - 5 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 - 11.

5.6. Cam Vân Du

Được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại nghiên cứu cam Vân Du [Thanh Hoá], trồng nhiều ở các nông trường vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh trong những năm 70 - 80. Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 - 200 g/quả, có 10 - 15 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 - 11.

5.7. Cam Bù Hà Tĩnh

Là giống quýt được trồng nhiều ở Nghệ An -Hà Tĩnh. Cây cao trung bình, khối lượng quả 180 - 220 g, có 3 - 12 hạt/quả, ngọt đậm. Quả chín vào tháng 12 đến tháng 1.

Cam bù Hà Tĩnh

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây có múi - Bộ NN&PT NT

Xem thêm chủ đề: Cam mật không hạt, cam soàn, cam mật, cam ôn châu, cam sành, cam xã đoài, cam Valencia, cam Ham Lin, cam sông con, cam Vân Du, cam bù Hà Tĩnh

1. Cam sành Hà Giang

Cam sành Hà Giang từ lâu vẫn được xem là một trong loại cam ngon được xếp vào hàng đặc sản của Việt Nam. Cam sành Hà Giang có vỏ sần sùi, dày màu xanh khi chín vỏ chuyển màu vàng, quả tròn. Giống cam này có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và có pha chút dôn dốt nhưng rất ngon. Tép cam mọng nước màu vàng, nhiều múi rất thích hợp để ép lấy nước hoặc có thể sử dụng trực tiếp sau khi bóc vỏ.

Ảnh: Cam sành Hà Giang chuẩn bị vào mùa thu hoạch [vietq.vn]

Vụ thu hoạch của giống cam này vào tháng 12 dương lịch khoảng tháng 10 và 11 âm lịch gần sát với thời gian phục vụ cho dịp Tết. Trọng lượng mỗi quả cam sành trung bình từ 2 đến 2,5 lạng.

2. Cam Cao Phong

Thị trấn Cao Phong – Huyện Cao Phong – Tỉnh Hòa Bình - vùng đất nổi tiếng về cam, quýt... Và Cam Cao Phong đã trở thành thương hiệu đặc sản không còn xa lạ với bất kì ai.

Ảnh: vatgia.com

Cam Cao Phong bao gồm nhiều giống cam được trồng trên đất Cao Phong như cam lòng vàng vị ngọt, sánh và được coi là loại cam đặc biệt nhất ở đây. Loại cam này có vỏ mỏng dính, có mùi thơm nhẹ, đặc biệt ăn ngọt mát cứ không khé như những loại quýt khác. Và cuối cùng là cam xã đoài có vỏ vàng đều, ít hạt ăn cũng khá ngọt.

Ảnh: camcaophong

Thời gian bắt đầu thu hoạch của cam Cao Phong khoảng từ đầu tháng 10, thời điểm cao nhất là từ tháng 11 âm lịch. Đi quathị trấn Cao Phong, xã Thu Phong, Dũng Phong… bạn có thể dễ dàng thấy hàng trăm sạp bày bán loại cam đặc sản ở vùng đất Cao Phong này.

3. Cam Vinh

Nói đến cam Vinh, ắt hẳn nhiều người nghĩ rằng những trái cam được trồng trên đất Vinh, tuy nhiên không phải vậy. Cam Vinh chỉ là tên gọi, còn vùng đất trồng cam Vinh nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An. Được trồng tại các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An, nơi có khí hậu nóng bức, đất vùng đồi, nhiều gió nên những trái cam thường không được đẹp mẫu như các vùng khác. Người nội trợ khéo léo sẽ biết cách chọn những quả cam tươi có đáy quả hơi vàng hoặc đỏ, nhiều rám, nắn mềm tay [do quả chín thì vỏ mỏng], phần cuống lõm xuống so với phần xung quanh.

Cam Vinh càng rám càng ngọt - Ảnh: nguoiduatin

Đặc trưng của cam Vinh ở chỗ vỏ rất mỏng, tép bên trong có màu vàng nhạt, khi ăn, trái có vị ngọt thanh, cũng có quả có vị chua nhẹ. Cam Vinh bắt đầu chính vụ từ tháng 10 âm.

Cam Vinh - Ảnh: lamchame

4. Cam Bù Hà Tĩnh

Khi nhắc đến các loại cam ngon và nổi tiếng thì người dân Hà Tĩnh có thể tự hào bởi vùng đất của mình có giống cam tuyệt vời mang tên Cam Bù.Cam Bù được trồng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và được xem là thứ quà tặng tuyệt diệu của thiên nhiên.

Ảnh:enbac

Cũng giống như các loại cam khác, cam Bù Hà Tĩnh có dạng hình cầu, vỏ mịn nhẵn, màu vàng đỏ, vị ngọt thơm và nhiều nước. Cam Bù là giống cam chín khá muộn, thường chín và thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên giá trị kinh tế cao, một cân cam có giá từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/kg.

5. Cam Xoàn

Cam Xoàn là đặc sản nổi tiếng của miền Tây bởi vị ngọt, ngon đậm đà khó quên. Trong rất nhiều các loại cam hiện được trồng tại Việt Nam, cam xoàn là giống cây ít hột, thơm ngon và ngọt nhất. Cam Xoàn có hình tròn, vỏ mỏng màu vàng nhạt, có những vòng xoáy như đồng tiền, ruột vàng, ăn có vị ngọt đậm, thanh mát, mùi thơm nhẹ.

Ảnh: fruitvietnam.com

Cam xoàn ruột vàng, vị ngọt thanh hơn quít, trái to, cây từ 3 năm tuổi trở lên có trái quanh năm. Đặc điểm của cam xoàn là trái càng nhỏ thì vị càng ngọt thanh, có mùi thơm nhẹ, chắc múi. Cam Xoàn từ khi ra hoa và thu hoạch là 9 tháng.

Ảnh: facebook

6. Cam canh

Được xếp vào hàng trái cây đặc sản, cam canh không chỉ được bán với giá cao mà còn không dễ để mua được. Cam canh vốn được trồng ở làng Canh, Hoài Đức, Hà Nội, sau này cây cũng được phổ biến ở một số địa phương khác như Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Bình… nhưng vị ngọt, thơm như “bản gốc” thì không thể bằng.

Ảnh: cayhoacanh

Cam canh màu vàng cam nhìn hơi giống quít, lớp vỏ mởng, thơm dịu khi ăn bóc vỏ rồi tách từng múi thưởng thức chứ không bổ ra giống cam thường. Khi ăn, loại cam này có vị ngọt mát rất đặc trưng. Vào ngày Tết, cam canh được xem là một món quà quý để đem đi biếu, hoặc sắp mâm ngũ quả nên giá rất cao, thậm chí nhiều khi có tiền muốn mua được cam canh chuẩn cũng không dễ vì nhiều nhà muốn ăn cam chuẩn đã đặt từ khi cây bắt đầu ra hoa.


Video liên quan

Chủ Đề